Album ảnh

Mùa xuân của mẹ

Mùa xuân thường được gọi là mùa tình yêu nên hầu như các bài hát viết về mùa xuân cũng hay nói tới tình yêu đôi lứa với những âm hưởng rộn ràng, náo nức của mùa xuân. Tuy vậy, bài hát “Mùa xuân của mẹ” là một trong những bài hát hiếm hoi không nằm trong số đó.

“Mẹ ơi, hoa Cúc hoa Mai nở rồi

Đời con, giờ đây đang còn lênh đênh

Đèo cao gió lộng ngày đêm bạt ngàn
Áo trận sờn vai bạc màu
Nhìn xuân về lòng buồn mênh mang!
Ngày đi, con hứa xuân sau sẽ về
Mà nay đã bao xuân rồi trôi qua?
Giờ đây chắc mẹ già tóc bạc nhiều
Sớm chiều vườn rau vườn cà
Mẹ biết nhờ cậy vào tay ai?

Đêm nay núi rừng gió nhẹ sang xuân
Thoáng mùi Mai nở đâu đây
Nghe hồn lạc loài chơi vơi
Khi xưa, những ngày binh lửa chưa sang
Bếp hồng quây quần bên nhau
Nghe mẹ kể chuyện đời xưa …

Mẹ ơi, con hứa con sẽ trở về
Dù cho, dù cho xuân đã đi qua
Dù cho én từng bầy bay về ngàn
Dẫu gì rồi con cũng về
Chỉ bên mẹ là mùa xuân thôi …”

Bài hát Mùa xuân của mẹ được ghi là do tác giả Trịnh Lâm Ngân sáng tác, nhưng thực ra Trịnh Lâm Ngân không phải là tên một người, mà là tên của ba người bạn ghép lại mà thành. Đó là nhạc sĩ Trần Trịnh, nhạc sĩ Nhật Ngân và người bạn chung của họ, ông Lâm Đệ, con rể của ông chủ hãng đĩa Sóng nhạc. Trần Trịnh và Nhật Ngân phụ trách viết nhạc và lời, còn Lâm Đệ phụ trách phần thu thanh và phát hành. Ngoài bài hát Mùa Xuân của Mẹ, bộ ba Trịnh Lâm Ngân còn là tác giả của một số lớn những bài hát với âm hưởng dân tộc mà trong đó có những bài hết sức nổi tiếng như Xuân này con không về, Qua cơn mê, Yêu một mình, Hai trái tim vàng, Chiều qua phà Hậu giang, v.v…

Nhạc sĩ Trần Trịnh tên thật là Trần Văn Lượng, sinh năm 1937 tại Thái Lan nhưng sinh trưởng tại Hà Nội. Ông theo gia đình vào Nam năm 1945 và học tại trường Trung Học Taberd Sài Gòn. Trần Trịnh theo học nhạc thầy Remi Trịnh Văn Phước (tiến sĩ âm nhạc tại Roma). Chú học trò rất ngưỡng mộ thày dạy nhạc nên đã ghép họ của mình với họ của thày để tạo thành nghệ danh Trần Trịnh cho những sáng tác nhạc.

Nhạc sĩ Trần Trịnh

Năm 1954, bản nhạc đầu tay là “Cung Đàn Muôn Điệu” (do nhà xuất bản An Phú phát hành năm 1955) đã đưa ông lên hàng nhạc sĩ nổi tiếng. Tuy nhiên, bài hát làm cho mọi người biết đến tên tuổi của nhạc sĩ Trần Trịnh vẫn là bài “Lệ Đá” mà ông sáng tác năm 1968. Năm đó ông đang làm việc tại Đài Phát thanh Quân đội (VNCH) cùng với nhà thơ Hà Huyền Chi. Năm Mậu Thân bị cấm trại trong đơn vị, ông nhờ nhà thơ đặt lời cho bản Lệ Đá. Lời thơ Hà Huyền Chi không ngờ quyện vào âm hưởng nhạc Trần Trịnh một cách tuyệt vời và đã đưa bản nhạc này lên một vị trí dặc biệt trong nền âm nhạc Việt Nam. Những nghệ sĩ đầu tiên đã thâu thanh bàn này là Nhật Trường, Mai Hương và Như Thủy.

Cuộc sống hiện nay của nhạc sĩ Trần Trịnh rất khó khăn. Thu nhập của ông dựa vào số tiền trợ cấp ít ỏi của chính phủ Mỹ, dù sao cũng là một biểu hiện cho sự biết ơn và quan tâm đến một nhạc sĩ tài danh của Việt Nam.

Nhạc sĩ Trần Nhật Ngân, sinh năm 1942 tại Thanh Hóa và là con út trong một gia đình sáu người con. Vì thân phụ là một công chức thường phải di chuyển nhiều, nên Nhật Ngân cũng đã từng sống ở nhiều nơi: Huế, Ðà Nẵng và vào khoảng cuối thập niên 50, Nhật Ngân cùng mẹ vào Sài Gòn, theo chân các anh chị đã vào đây từ trước, trong khi bố ông đã qua đời từ lâu. Sau khi học hết trung học ở trường Võ Trường Toản và lấy được mảnh bằng tú tài, ông trở ra Ðà Nẵng dạy nhạc và Việt văn tại trường Phan Thanh Giản. Trước đó, tại Ðà Nẵng và Huế, Nhật Ngân đã đến với âm nhạc qua sự chỉ dẫn của các linh mục và sau đó ở Sài Gòn, qua sự hướng dẫn của những người thân trong họ là giáo sư âm nhạc và nhạc sĩ nổi tiếng như Ðỗ Thế Phiệt và Nhật Bằng.

Nhạc sĩ Nhật Ngân

Bài hát đầu tiên được nhạc sĩ Nhật Ngân sáng tác khi ông mới vừa 18 tuổi vào năm 1960. Ðó là một ca khúc tình cảm mang tên “Tôi Ðưa Em Sang Sông”, được ký tên bởi hai người là Trần Nhật Ngân và Y Vũ, em của nhạc sĩ Y Vân. Tình khúc tiếp theo của ông là “Ðêm nay ai đưa em về” đã được Lệ Thanh trình bày lần đầu tiên với phần phụ họa của Hồng Phúc và Thanh Sơn. Cũng như “Tôi đưa em sang sông”, nhạc phẩm “Ðêm nay ai đưa em về” đã trở thành ca khúc quen thuộc đối với thính giả của các đài phát thanh của Sài gòn vào đầu thập niên 60. Nhạc sĩ Nhật Ngân còn là tác giả của hàng loạt bài hát nổi tiếng khác, như Ngày vui qua mau, Lời đắng cho một cuộc tình, Bài hát cho người kỹ nữ, Một mai giã từ vũ khí, Xuân này con không về, Qua cơn mê …

Thành viên được kể đến cuối cùng của nhóm là Lâm Đệ. Không có nhiều thông tin về ông, ngoài chi tiết ông là bạn của hai nhạc sĩ Trần Trịnh và Nhật Ngân, là con rể của ông chủ hãng đĩa Sóng nhạc. Còn có một thông tin khác liên quan là con rể thứ hai của ông giám đốc Sóng nhạc (có phải là ông chủ hãng đĩa?) cũng là một nhạc sĩ nổi tiếng, nhạc sĩ Hoàng Trang, người được ví như ông hoàng Bolero, tác giả của những tình khúc như Không bao giờ quên anh (1964), Kể chuyện trong đêm (1966),Ước nguyện đầu xuân (1967), Nếu đời không có anh, Ngõ hồn qua đêm, Ăn năn, Tâm sự với anh …

Người thể hiện ca khúc Mùa xuân của  mẹ thành công nhất, theo đánh giá của nhiều người, là ca sĩ Chế Linh.

Chế Linh là một người Việt gốc Chăm, tên thật Chà Len (Jamlen), tên Việt là Lưu Văn Liên, sinh năm 1942 tại Hamu Tanran, gần Phan Rang (nay thuộc Làng Hữu Đức, xã Phước Hữu, Ninh Phước,  Ninh Thuận). Chế Linh vừa là một ca sĩ, vừa là một nhạc sĩ với nghệ danh Tú Nhi. Chế Linh có một giọng hát rất đặc biệt và thường biểu diễn những bài hát nói về tâm tư của những người lính trong Quân lực VNCH (mặc dù ông không phải nhập ngũ vì là người dân tộc thiểu số). Những bài hát nổi tiếng nhất: Đêm nguyện cầu, Thành phố buồn, Thói đời, Thương hận, Trong tầm mắt đời, Đêm buồn tỉnh lẻ, Áo em chưa mặc một lần…

Ca sĩ Chế Linh

Ngoài danh hiệu là một trong những giọng ca nam hát nhạc vàng được yêu thích nhất, Chế Linh còn nổi tiếng là người có nhiều vợ con, tính cho đến tháng 1 năm 2007, ông đã có 4 vợ và 14 đứa con (sau khi ly dị ông mới lấy vợ khác).

Năm 2007, ông có theo một đoàn văn hóa của UNESCO về thăm lại và biểu diễn tại Việt Nam. Năm 2011 ông lại trở về VN biểu diễn và lần biểu diễn gần nhất tại tp. HCM ngày 19/11 đã bị hủy bỏ với lý do: “việc tổ chức biểu diễn chương trình ca múa nhạc “Live show ca sĩ Chế Linh” chưa phù hợp với tình hình thành phố hiện nay”. Sau khi được tin Sở VH_TT&DL TP. Hồ Chí Minh không cấp giấy tiếp nhận chương trình liveshow, ca sĩ Chế Linh đã phải nhập viện cấp cứu. Nhiều người nói rằng ông nhập viện vì quá “sốc”.

Với người nghe miền Bắc, khi sau này được nghe Mùa xuân của mẹ, bài hát đã mang đến một cảm xúc khác lạ, buồn mênh mang giữa muôn vàn những bài hát khác đang cùng vẽ nên khung cảnh mọi nhà vui vẻ rộn ràng đón xuân sang. Không có những lời ca ngợi bà mẹ anh hùng hay những lời bày tỏ niềm thương nhớ tha thiết, bài hát chỉ nói lên những hình ảnh, những tình cảm tự nhiên rất đời thường. Kể từ câu hát “Đèo cao gió lộng ngày đêm bạt ngàn/ Áo trận sờn vai bạc màu” cũng không có ý làm cho người nghe liên tưởng đến cái hào hùng, từng trải của lính trận như vẫn thường thấy, mà nó chỉ gợi lên cảm giác côi cút, thiếu vắng hơi ấm và bàn tay mẹ của đứa con xa nhà. Rồi đến khi nhớ đến mẹ, nhớ lại những ngày “Bếp hồng quây quần bên nhau/ Nghe mẹ kể chuyện đời xưa…”, dường như người lính bỗng trở nên bé nhỏ như một đứa trẻ. Nhưng gợi lên suy nghĩ nhiều nhất có lẽ là câu hát “Mẹ ơi, con hứa con sẽ trở về” của người lính xa nhà, không biết ngày về đã đành, mà ngay đến cả mạng sống cũng không biết sẽ ra sao …

Hình như ở đâu đó có một câu nói rằng trong mọi cuộc chiến tranh, những người dân thường không bao giờ là người chiến thắng.

Tháng 1/2012

Nguồn tham khảo:

http://www.youtube.com/watch?v=VGZmbC6Zmwg&feature=related

http://www.tinhcamuonthuo.com/chuviet/vainetve_tt.htm

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%BF_Linh

http://xuquang.com/vanhoc/nhatngan.htm

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/Composer-nhat-ngan-part2-tnga-11092008132046.html

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/Composer-tran-trinh-tnga-03152009115250.html

http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/49099/liveshow-bi-huy–che-linh-nhap-vien.html

340 responses to “Mùa xuân của mẹ

  1. Linh tính sao mà lại vào bóc tem đc KuA mới gay go!
    Những bài hát xưa em nghĩ là cảm xúc thật gắn với đời sống thật hơn. Một thời văn nghệ tuyên truyền kéo lùi sự phát triển lại-thật xót quá!

    • Kể ra thì trong “thời văn nghệ tuyên truyền” cũng có một vài bài gắn với cảm xúc thật, và cảm xúc đó trùng với đường lối nên cũng được phổ biến và đứng được đấy chứ.
      Nhưng nhìn tổng thể thì xót và đau 😦

    • Một thời văn nghệ tuyên truyền kéo lùi sự phát triển lại-thật xót quá!

      ____________________________________________

      Nước ta xem ra cũng còn may.

      Người anh em bên kia bán cầu. Cái nôi của biết bao dòng nhạc ảnh huởng đến âm nhạc toàn thế giới(Rumba, Chacha, Bolero, habanera, Jazz….. Sau cuộc cách mạng của d/c Fidel râu xồm đã phá sạch một nền âm nhac phong phú bậc nhứt thế giới. Nhac sĩ, ca sĩ lưu vong không kịp thì thất nghiệp. Đi chặt mía, ca và sang tác nhạc cách mạng.

      Bây giờ Cuba muốn làm lại thì cũng như ta gửi sinh viên qua Thái lan với Malaysia du học ,trong khi chờ đám nghệ sĩ Cuba ăn bơ thừa sữa cặn của Đế quốc từ Miami hay New York trở về, phải qua mấy đảo lân cận học lại.

      • Em nghĩ nền văn học-nghệ thuật trước 1945 ở phía Bắc và trước 1975 ở VN đã rất phát triển rồi…nhưng tất cả bị đảo lộn và với “chủ trương” phát triên sau những năm tháng đó, rồi tiếp tục mãi thì còn lâu chúng ta mới đạt lại được những thành tựu đó. Các sáng tác sau này của tác giả VN em nghĩ vẫn thiếu những chất nhân văn để có thể sống mãi…

        • Không sống mãi thì sống sượng, cũng là sống cả mà!

        • Nhưng “chủ trương” đó thật ác độc và tai hại.

          Có một dịp nói chuyện trò với một nhà văn Viêtnam, tôi hỏi chị :
          “Trong chiến tranh, chúng tôi gọi các anh chị là Cộng phỉ, Cộng nô còn các chị gọi bon tôi là Ngụy. Sau 75 những từ tuyên truyền mang tính cách mạ lỵ đó biến mất trong chữ nghĩa phía bọn tôi. Liệu phia chị còn cần bao lâu nữa ?”

          Chị ấy trả lời, hơi ngượng : ” Anh thông cảm, bon em viết thế mà đôi khi vẫn không được xuất bản….”

          Không có gì quý và cần như tự do, nhất là đối với văn nghệ sỹ , tôi nghĩ thế.

          • tự do là thứ cần cho tất cả, nhưng với người nghệ sỹ thì tự do sáng tác lại có thể là ngọn nguồn…
            cho đến bây giờ, đã qua thập kỷ thứ nhất của thế kỷ 21 rồi mà người nghệ sỹ ở VN cũng đã đâu có tự do thật sự mà sáng tác đâu anh Chinook, chúng ta quá rõ điều này!. Sáng tác dựa trên cảm hứng và cá tính của người nghệ sỹ, mà vừa sáng tác vừa run thì còn gì nữa đâu.Bởi thế các sáng tác của nghệ sỹ về sau này em nghĩ thật sự không để lại nhiều dấu ấn và so với trào lưu phát triển của thế giới thì quá là…thụt lùi! Cám cảnh!

        • Hà Linh: Dù có thiếu tính NV hay thiếu gì cũng không quan trọng bằng thiếu tính giai cấp, thiếu tính chiến đấu, thiếu tính v.v….
          Lùi hay tiến đã có đ. lãnh đạo.

      • Bác Chinook: biết là vậy, nhưng “Ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu …”
        Nhiều khi nhìn lại mà chẳng hiểu sao cái thời nay nó lại lạ thế này …

  2. Em bóc lần hai. Hết cả vỏ lụa lun.

  3. Cám ơn Bác KuA.

    Bài viết mang lại biết bao kỷ niệm.

    Vào thời chiến lúc đó, trừ một vài Anh trốn lính, hầu hết các Nhạc sĩ đều o ,trong quân đôi. Tuy vậy ,dù co phục vụ trong ngành chiến tranh chính trị họ vẫn được tự do sáng tác.

    Lính tráng bọn tôi phần lớn đều chỉ mong trả nợ sông núi rồi trở về “với con trâu, với nương dâu” như trong bài “Một mai giã từ vũ khí “. Bộ đội miền Bắc thời đó, tôi nghĩ, đại đa số chắc cũng nghĩ như thế… Thế mà cơn lốc lich sử cuốn chúng ta đi…

    Cuối năm,đoc Bác KuA ,nhớ quê, nhớ bạn bè đã khuất càm ràm chút đỉnh, xin mọi người bỏ qua cho Qua.

    • Bài “Một mai giã từ vũ khí“ này bọn lính chúng em hát suốt gần một tháng khi chuẩn bị ra quân đấy bác Chinook ạ. Hồi đó (1986) em đi lính nghĩa vụ 3 năm, xong là về.
      Dù sao thì cũng đã từng được cảm nhận câu hát “Trả súng đạn này, ôi sạch nợ sông núi rồi/ Anh trở về quê, trở về quê …” của một người đã có sống qua đời lính.

  4. Em rất thích giọng Chế Linh, nghe không có vẻ quá bác học, chau chuốt, nhưng có chiều sâu, thể hiện được tình cảm của bài hát.

    • Anh cũng thích giọng Chế Linh, nhưng ngày xưa thì không thích lắm Cún ạ.

      • Ngày xưa em ko thích Chế Linh chút nào lun, và Ba em thì còn hay bảo ” những bài hát Chế Linh hát là nhạc máy nước”…nên rất ít nghe. hi hi
        Giờ thì em cũng ko thích nhìu bài của Chế linh, nhưng có thích 1 số bài và công nhận những bài đó chỉ Chế Linh hát là hay. 😀 hi hi

      • ngày xưa anh cua không thích vì bị giáo dục”ko được nghe nhạc sến” 😆
        còn với em không có nhạc nào là sến cả,mọi cao độ,trường độ hay những nốt luyến láy của bản nhạc nếu đem lại cảm xúc tốt, dẫu vui hay buồn cho người nghe đều đáng trân trọng.
        và em thích những bản nhạc được sáng tác bằng con tim của người nhạc sĩ,được hát bằng tấm lòng của người ca sĩ như thế này .
        em rất sợ phải nghe và hát những sáng tác theo phong trào,kiểu như”nào đi,chúng ta cùng đi sinh đẻ ,là đi thực hiên sinh đẻ có kế hoạch… 😆 “của thập niên 80 .
        nếu bi giờ anh kua thích nhạc sến rồi thì hôm nào vô sg,đi karaoke em sẽ hát tặng anh vài bài nha.

        • “Những bản nhạc được sáng tác bằng con tim của người nhạc sĩ,được hát bằng tấm lòng của người ca sĩ” nhưng không đúng chủ trương đường lối thì đã có một thời không được nghe, không được hát rồi đó.
          Cái thời đã làm cho người ta ngu đi, chai sạn đi không biết bao nhiêu. 😦

    • Dzậy mới có 4 bà li dị gồi mới lấy ( và một số bà lấy khi chưa li dị).

  5. Cám ơn Cua nhé!
    Cuối năm, đọc xong bài này thấy lòng ngổn ngang vì nhớ lại những bài hát một thời…cầm súng! 😥

  6. Bài hát này tôi vẫn rất thích vì những diễn tả tâm trạng,nỗi lòng của một đứa con nhớ mẹ , nhớ những kỷ niệm , những tháng ngày êm đềm xa xưa bên mẹ . Tôi nghĩ bất cứ ai khi nghe bài bát này vẫn rưng rưng …thương , nhớ mẹ . Cảm ơn entry của bác Cua – cho tôi một thoáng bồi hồi cảm xúc 1

  7. Tui biết ngay là bác Kua thấy mọi người khen mình và ca sỹ Chế linh có nhiều nét giống nhau nên lần tìm bằng được bài này chứ gì?

  8. Cảm ơ Cua cho nghe lại giai điệu của một thời. Buồn nhưng thích!

  9. Nhac cua bac nhac si nay buon qua. Da doan qua. Kua oi tieng long the nay, con anh thi sao? chac ko den noi buon.

  10. Ve di chu me doi con mong. HD co gi cuon hut ma mat hut day ?

  11. Lúc nào nghe bài này xong là thằng em lại nhớ nhà…

  12. Xưa nay cu Mô rất khoái nghe nhạc Vàng. Tưởng chừng buồn, nhưng ẩn chưa trong đó bao nỗi niềm sâu lắng.

  13. Từ trước tới giờ em tuyền mê Chế Linh với Duy Khánh , giờ thấy bẩu ông ấy có mỗi bốn vợ nên càng mê tợn , chả hiểu dư lào ! 😀

  14. Mình cũng rất thích giọng hát ông này, …

  15. Hà nội rất thích nghe bài hát nhạc vàng có lẽ nó gắn liền với Hà Nội thì fải anh Cua à….Fải nói rằng Hà nội ko hát đc nhưng lại có khiếu thuộc bài hát và có lẽ là có duyên với nhạc vàng chăng?

  16. Em không phải là fan của dòng nhạc này nhưng khi gõ đũa lên ly rượu thì lại toàn boléro, lạ thế. Bài này em ưa Duy Khánh ca hơn Chế Linh.

  17. Tang Kua, chuc anh nhung ngay tet nhiu hanh phuc

  18. Day nua

  19. GH thì chỉ thích vui nhưng vẫn hay giở lệ vì những bài hát như vầy.
    —–
    Kua đã được nghỉ chưa? Để trở lại với sự “mất độc lập tự do” duy nhất của mềnh? Chúc Kua đón Tết bình an, hanh phúc

  20. Hồi sáng này tôi lại nghe ” mùa xuân của mẹ ” , Ngọc Hạ hát tôi lại nghe quặn lòng không chịu nỗi -muốn khóc – bác Cua à “.. dẫu gì rồi con cũng về …Chỉ bên mẹ là mùa xuân thôi ..” Thật là giản dị , nhẹ nhàng , chân thật …Bao nhiêu tuổi đi nữa , con vẫn bé bỏng bên mẹ , vẫn nghe ” mùa xuân ” bên mẹ , phải hôn bác Cua ? !

  21. Tui là ghiền nhạc vàng lắm. Nghe Chế Linh thì thôi mút mùa ” ôi! đàn bà, khà khà khà, đàn bà khà khà…” Biết ngay là Chế Linh theo chế độ “mẫu hệ”.

  22. Em chả biết hát, cũng chả biết thơ. Thôi thì vào đây chúc sức khỏe cả nhà để mọi người chuẩn bị sắm tết được nhiều và tốt!

  23. Đọc thơ, đọc tiểu sử của người sáng tác, không nghe được lời bài hát trong entry này nhưng nói về những những bài hát khi xưa thì rất nhiều người yêu thích, thời xưa yêu thích trữ tình bao nhiêu thì hình như bây giờ lớp trẻ lại yêu thích những dòng nhạc mạnh bấy nhiêu.
    Chúc chú và gia đình chuẩn bị đón một năm mới vui vẻ, an khang thịnh vượng và hạnh phúc nhé.

  24. HÌ, tôi thì chẳng hiểu thế quái nào cứ dị ứng với nhạc vàng. Cứ nghe đến cái này là lại nhũn cả người nên chán. Chế Linh thì thích cái vẻ manly của ổng, nhưng ông bạn trẻ Trường Vũ gì đó ở hải ngoại ( nghe nói bảo tiếp bước Chế Linh ) thì lại càng làm tý cảm tình ít ỏi của mình với nhạc vàng nó bay vèo đi nốt. Hu….

    • Lại nhũn.
      Nhạc vàng cũng có nhiều loại, có nhạc vàng thiệt, có nhạc vàng vàng.
      Anh nghe bài nầy chưa? “Ai bảo em là giai nhân” (Anh Bằng),” Khi người yêu tôi khóc”, “Biển mặn”(Trần Thiện Thanh). Nghe thử đi bảo đảm sẽ… hết nhũn.

      • Cô 3 hát bài gì tui cũng nghe, có khi còn thấy hay chưa biết chừng!

        • Anh nói giàn khơi! Tui ca chắc ăn là hay chớ sao lợi chưa biết chừng?

        • Cô Ba tinh thông thập bát ban võ nghệ , ca tân nhạc, cải cách, vọng cổ thảy đều mùi rệu. Cô Ba mà xuống xề Út Trà Ôn còn chịu hổng nổi….
          Bác hth hông biết cô Ba gốc Bạc Liêu sao ?

          • Hihi Út Bạch Lan còn chạy té khói nói gì Út Trà Ôn. Nghe tui xuống xề nè:
            “Anh ba ơi! Anh đừng khen tui quá mà má tui bả rầy, bả quở! Gặp anh đây giữa đường, giữa ngõ anh hỏi mà không nói thì sợ anh biểu con nhỏ nó hay…làm lẽ…Còn ở đây nói với anh ba cho hết tình, hết nghĩa thì chắc tui phải trở vô nấu bữa… cơm ư ư …chiều…” 😆

            • Cơm ư ư là cơm gì zậy Chaubacbaphi? 😆

              • Chắc Cô Ba đương đỏ mặt mắc cở…… dân Miền Tây mà ăn tiệc (hay nhậu) là mút chỉ cà tha,guắc cần câu… cơm ư ư là loại cơm khai vị, cơm này được bày ra trước cơm ứ hự…..

              • Không biết sau này về miền Tây có được ai mời cơm ư ư với cơm ứ hự không hà 😆

              • Bác KuA cần luyện 6 câu cho rành , bọc ít răng vzàng, đầu chải mỡ bò cho láng rồi xuống miet Bạc Liêu hay Gò Guao Rạch giá tham dự mấy đám đờn ca tài tử……còn nếu muốn đi tắt đón đường thì ghé vzô….. ca ra OK nhưng đừng quên Băng nhạc Út Trà Ôn hay Minh Phụng.
                Chỉ ngại Bác thuởng thức ba món ư ư ,ứ hự , xàng xê , xuống xề rồi Ầu ơ là Bác quên mất đường…..vz…ìa.

              • Bac Cò Ngãng gành miệt guộng dzữ hen. Nói y chóc, nhưng mừ ca ra OK thì tui hổng biết,chỉ biết ca ra bộ thôi. Hay bây giờ hội nhập gồi nên nó được cải biên ?
                Đờn ca tài tử hông gọi là “Đám”. Họ là những nghệ sĩ dân gian, hồn nhiên và nghiêm túc. Bác có biết sự khác nhau của hơi “Rạch Gía” và hơi “Tân Uyên” không? Tui thì tui gành hơi ” Đầm Dơi” thui. Bác đừng kêu là hơi “OK” nghen, tui hông thích tiếng Tây, tiếng U.

              • a. Kua. Người MT gộng gãi lắm. Gì chớ cơm thì lo cho anh tròn vo lun.

              • Bác Chinook: Em đi miền Tây chơi sơ sơ thôi mà đã sém quên đường về rồi. Làm như bác nói thì chắc chắn là khỏi zìa, ở lại đào kinh cho Chaubacbaphi luôn 😀

              • Chaubacbaphi: Thế có cơm ư ư với ứ hự gì đó hôn? 😆

              • Cò Ngảng đào bằng mỏ, Cô Ba à.

                “Hơi” Rạch Giá , “hơi” Tân Uyên Qua hổng rành , đến tập “Song lang” hoài mà vẫn trật nhịp nên mộng làm rể Bạc Liêu của Qua mới trớt gwhước.

                Nhưng tình yêu Qua với miền đất và con người đầy cá tính này còn gwhoài.

                Mãi tới khi tới Mỹ, Qua xuống Louisiana, bang nằm tận cửa sông Misissipi mới thấy đỡ ghiền.

                Cũng bãi xình với rừng sú vẹt, cũng tôm rắn rùa chồn, thiếu Ba khía thì mút Crawfish, không Canh chua thì ăn Gumbo.

                Mà ngộ thiệt, người miệt Louisiana, được kêu là Cajun( kêu trật đi từ Acadian , cũng như ta kêu Càmau và Bạc Liếu từ Tuk KhMau và Pol Leav), pha trộn đủ loại máu : đen, trắng, nâu… cũng cởi mở, hào phóng, nhiệt tình…. và yêu đờn ca, như người Miệt Tây xứ ta.

                Cũng như Vọng cổ , Jazz và Blues bắt nguồn từ những người nô lệ Phi châu, ca lên cho quên nỗi nhớ nhà và niềm cơ cực .

                Tuy nguồn gốc bình dân,có vẻ mộc mạc,đơn giản, lại để người trình diễn nhiều tự do theo ngẫu hứng,nhưng cũng như vọng cổ , Jazz và Blues rất tinh vi, không hề giản đơn và vô cùng truyền cảm , đi thẳng vô lòng ngưòi.

                Đồng bằng Misissipi còn bạt ngàn, nếu ở bển không còn chổ cho Đậu đào kênh thì mời Cô ba sang đây. Biết đâu ban nhạc Jazz có thêm Đờn Cò , Song Lang, hay Ban Đờn ca Tài Tử có thêm Trombone , contrebasse

                Đàu năm, chúc Cô Ba và mọi người cùng Bửu quyến một năm vzui ,

                Cầu vzừa đủ xoài.

              • Chào bác Chinook. Trời đã chẳng phụ người. Chúc mừng bác đã tìm được miền đất tốt! Qua lời bác tả, em thấy thích miệt cửa sông Misissipi quá!

              • Mừng cho bác Chinook nha 😀

              • Hổm rày Qua không hiểu sao Bác hth luôn thủ ve dầu gió trong túi. Vì người hay đất đây ?

                Cám ơn Bác. Tây nó nói nếu Trời cho minh trái chanh, hay làm nước chanh đường(hoặc Vodka chanh hay Martini) mà uống….

                Tết năm nay Bác uống nhiều hông ?

              • “Tây nó nói nếu Trời cho minh trái chanh, hãy làm nước chanh đường (hoặc Vodka chanh hay Martini) mà uống…”
                Câu này hay quá bác Chinook à. Tây nhiều khi nói cũng chuẩn quá đi.

            • a.Cua ui. Có cả cơm hư hư …nữa.

            • Cô Ba ơi.

              Cho Qua hỏi có bao nhiêu “kiểu” nấu Canh chua Miền Tây? Cô có rành hông ?

              • Canh chua cũng giống như vọng cổ và… nhạc jazz, cách nấu thay đổi theo vùng và tùy theo…tình cảm người nấu.Vì thế nó cũng “không hề giản đơn và vô cùng truyền cảm , đi thẳng vô lòng ngưòi”. Tuy nhiên nó vẫn phải đạt mấy tiu chửn sau: Thật chua, thật ngọt, thật cay và phải có ngò om làm gia vị.
                Nghe Qua kể về miệt Louisiana tui cũng khoái nhưng tui sợ tui qua bển đàn ông con trai theo đào bờ mẫu rần rần. Đồng bằng Misissipi hổng mấy hồi thành …bán đảo. Dzậy để khi nào tui già cúp thùng thiếc tui qua thăm bác Cò Ngãng nghen?

              • Nghe Cô Ba nói về nghệ thuật nấu Canh Chua Qua chịu hết biết.

                Qua có một người Bạn cũ , định cư ở Louisiana , mấy năm trước làm nghề cào tôm. Ổng lâu lâu nấu đế và ủ nếp than. Mấy năm trước Qua xuống thăm, Ổng làm Rùa rang muối. Bạn cũ, bạn mới ráp lại nhậu quên trời mây trăng nước. Tỉnh dậy vẫn nghĩ mình đương nằm trên Giang thuyền trên sông Hậu miệt Châu đốc năm nào.

                Người ta nói khi Party(ăn nhậu) người Mỹ thì uống nhiều, ăn ít, người Hawaii thì uông ít ăn nhiều, dân Cajun thì ăn cũng nhiều nà uống cũng hổng ít.

                Bạn tôi mới hú,nói mới ủ đặng một nũ nếp than, phải Cô Ba qua sớm được tôi luyện lại song lang.

              • Nghe bác Chinook và Chaubacbaphi nói chuyện thấy đã hơn nghe đối đáp trong các bài cải lương trên TV, thiệt đó.

              • Rượu nếp than uống say ngầm, say hông hay cũng như song lang.Cổ nhạc thiếu song lang là mất đi hồn của nó. Tiếng song lang cầm chịch cho tiếng hát tiếng đàn. Bác Cò Ngãng phải thấm nhuần cổ nhạc lắm mới có thể gõ song lang giỏi. Bác cứ tập gõ lại đi. Ổ đây tui ca ba Nam sáu Bắc, Bác gõ song lang. Không gian và thời gian đôi khi là không.

              • Gõ song lang, ca Sáu câu một mình sao đặng Cô Ba?

              • Ca ên thì hổng đặng gồi, nhưng đâu có ca ên. Tui với bác nếu tính đường chim bay (xuyên tâm trái đất) thì đâu xa gì. Bác cứ gõ song lang, tui áp tai lên đất nghe lồng lộng lo gì.

              • Cô Ba có nghe Tản Đà nói : ” Bài bản phê, chỗ ngồi phê , người đờn ca chung hông phê , hổng phê” sao?

              • Qua tính thế này :

                Đâu cũng đặng hết. Trái đất giờ đâu lớn hơn trái quýt năm xưa?

                Đồng bằng Mississippi với Jazz, Crawfish và Gumbo, Đồng bằng Cửu Long với Vọng Cổ, Ba khía , Canh chua, Đồng Bằng Sông Hồng với Quan họ,hay hát nói Qua thay song lang bằng trông chầu, con rươi và nhựa mận , Đồng băng sông Mã với mấy món ăn Qua hổng rành, còn điệu ca gì như “Nhớ bác Hồ….” cô Ba có ca được hôn?
                Mình mời d/c KuA, d/c hth & các “sĩ phu
                Bắc hà”, Thay đồ xứ Nghệ mở ” hội Trùng dương” Đờn ca chắc là phê hết biết.

                _______

                PS Cô Ba còn nhớ “Hội Trùng Dương” của Phạm đình Chương?

              • Dà, nhớ chớ sao hông. “Chiều chiều tới. Hò lơ hò lơ, hò là hò lơ
                Chẻ tre bện sáo cho dầy, ơ băng ngang sông Mỹ có ngày . . . gặp em”.
                Qua tính dzậy cũng hay, chỉ có điều hội Trùng dương sẽ hội ở đâu khi mỗi người một nẽo như dzầy?

              • Bác Chinook nói đúng đó, “đâu cũng đặng hết. Trái đất giờ đâu lớn hơn trái quýt năm xưa?”. Chaubacbaphi lo gì mà không mơ Hội trùng dương cho đáng giấc mơ?
                Cứ mơ đi, không mơ làm sao mong nó tới? 😀

            • Giá như đến một ngày bác Chinook cùng với Chaubacbaphi, người thì ca ba Nam sáu Bắc, người thì gõ song lang vui cùng với xóm WP này …..

              • Mong thiệt hôn? hi hi lúc đó tui ghiền ca vọng cổ với bác Cò Ngãng đâu còn cần tới…dầu gió của a.hth hay còn băn khoăn những con đường dẫn a.Cua đi đâu.

              • “…hay còn băn khoăn những con đường dẫn a.Cua đi đâu”.
                Lúc đó sướng rồi, có ai đi đâu nữa mà phải lo chuyện đường 😀

          • Sao bác Chinook biết Chaubacbaphi quê Bạc liêu zậy?

    • Chaubacbaphi nói đúng đó bác hth. Vàng cũng có nhiều sắc vàng …

  25. Nói vậy chớ nghe nhạc vàng cũng hợp với tâm trạng mới thấy nó thấm thía trong những ca từ não nề của nó biết thế nhưng thích vẫn thích anh Cua nhỉ 🙂

  26. em nghĩ thời cuộc chiến huynh đệ tương tàn, ở miền Nam được tự do sáng tác hơn, họ sáng tác những bài hát về những nỗi niềm nhân thế thực tế..những bài hát buồn vì có gì vui đâu, mỗi gia đình đều có bao nỗi đau..người lính ra trận được nghe-hát nỗi lòng của mình.
    Miền Bắc thì cứ phải là ” xẻ dọc TS đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai” đầy khí thế, hừng hực…
    Nhạc ” vàng” tự nhiên đi vào lòng người vì hợp tình, hợp cảnh nên cũng dễ hiểu…

    • “… ở miền Nam được tự do sáng tác hơn, họ sáng tác những bài hát về những nỗi niềm nhân thế thực tế”..
      Vậy nên ở miền Bắc, những bài hát như “Gửi người em gái miền Nam” hay “Những ánh sao đêm” … mới phải chịu cảnh tắt tiếng bao nhiêu năm trời …

    • Khoảng cuối thập niên 60. Trả lời cuộc phỏng vấn của báo Le Monde Trịnh công Sơn nói(đại khái) :” Chính phủ có quyền cấm(trình diễn cho đại chúng) và tôi có quyền sáng tác.” Đó là tự do,dân chủ .

      • có thể ông không hiểu rõ lắm về khái niệm mà cũng có thể ông phải trả lời vậy để được an ổn anh Chinook nhỉ?

        • Có lẽ tôi trích dịch câu trả lời của Trịnh công Sơn không khéo lắm chị Halinh ạ. Thời đó vì chiến tranh, tự do và những quyền căn bản cũng bị hạn chế nhiều: như giờ giới nghiêm, muốn cư trú ở đâu phải báo cho chính quyền địa phương….. nhưng không có ai bị giam giữ vì lời phát biểu hay sáng tác nghệ thuật của mình.

          Bon sinh viên chúng tôi thời đó biểu tình, bãi khóa nếu không bạo động cũng không bị khó dễ gì.

          Tôi hiểu ý Trinh công Sơn là: trong một xã hội dân chủ , nghệ sỹ có quyền tự do suy nghĩ, sáng tác. Chính quyền với chức năng bảo vệ sự ổn định của xã hội và an toàn của công chúng ,có quyền cấm những sáng tác bị xét là có hại cho mục tiêu này.

          • Dạ, anh Chinook kính mến, anh cứ gọi Hà Linh thôi cũng được, em nghĩ là anh em bè bạn trên mạng vui vẻ thôi anh ạ, em còn ít tuổi , phải học hỏi nhiều.
            thực tế thì em nhầm comment của anh, em k đọc rõ cái mệnh đề thời gian là 1960, em chỉ đọc phần sau, em tưởng ông Sơn nói khi sau 1975 anh ạ. Cảm ơn anh giải thích thêm.

      • Bác Chinook: ”Chính phủ có quyền cấm(trình diễn cho đại chúng) và tôi có quyền sáng tác”
        Nhưng em không nghĩ rằng hai cái việc cấm đoán ở hai miền là như nhau, bác Chinook ạ. Về mục tiêu, đối tượng, cách thức, bản chất ….

        • Tôi nghĩ khác nhau ở chỗ quyền sáng tác và trình diễn cho đám đông.

          Miền Bắc, Đ và Nhà nước thuơng yêu nghệ sỹ như con, không muốn con mình đí vô đường sai trái…

          • Em nghĩ cái khác thì nhiều, nhưng cái khác đáng nói nhất có lẽ là cái gia tài (hoặc hậu quả) mà chúng để lại cho sau này.

            • phải nói là sự phá sản một nền nghệ thuật nhân bản anh KuA, mãi sau này thực sự em không thấy( có lẽ vì em không thể nhìn ra) nhưng tác phẩm hay như trước đó, người sáng tác có cá tính, rất nhân bản.

              • Biển miền Trung hùng vĩ
                Sóng gió nổi kinh hoàng
                Chim trời bay mỏi cánh
                Chết gục giữa trùng dương
                —————-
                cách đây 30 năm. ông thầy mình nói rằng tác giả của mấy câu thơ báo tường trên bị kiểm điểm lên bờ xuống ruộng vì laflung lay tinh thần của các chiễn sĩ tàu tuần tiễu, còn thầy tôi cũng bị kiểm điểm vì cho lọt bài thơ tren lên báo tường. Truy chụp đến thế thì cái hay cái ho bị sổ toẹt hết còn đâu!

              • Nghe đồn nhà văn Nguyễn Tuân có nói đại ý ông còn sống vì ông biết sợ, Hà Linh à.

              • Bác hth: chia buồn cho thầy của bác 😦

          • Dạ, thương đến nỗi o bế con quá đỗi, không cho con được phát triển tự nhiên!
            Thương những người nghệ sỹ tài năng đã ngậm ngùi không thể sáng tác!

            • Chúng ta thiệt thòi vì không được thuởng thức những sản phẩm trí tuệ của họ Halinh ạ.

              Một Anh bạn tôi, mười mấy năm bị kiên giam không chết, đầu óc vẫn rất minh mẫn. Khi qua đây Anh ấy có thể đọc mấy ngàn câu thơ Anh sáng tác trong tù.

              Thơ đã giúp Anh sống sót qua những hình phạt kinh khủng nhất mà đám cai tù bịnh hoạn nghĩ ra để giết chết Anh. Anh làm thơ và ghi vô óc.

              Phùng Quán, Hữu Loan , Vũ hoàng Chương…. những nhà thơ chân chánh là Tiên, là Thiên sứ Trời ban cho chúng ta. Không biết đón nhận và trân quý , chỉ chúng ta là thiệt thòi.

            • “… thương đến nỗi o bế con quá đỗi”
              Đây là thương cho vọt Hàlinh ạ Vọt zữ zội luôn.

            • Bác Chinook: có một câu thơ viết về nhà thơ Hữu Loan mà em rất thích:
              “Chưa làm được nhà
              còn bận làm người”
              (CHÂN DUNG 100 NHÀ VĂN QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ THƠ XUÂN SÁCH)

  27. Sau 30/4/75 người Miền Nam có thêm một sinh hoạt mới là họp tổ dân phố. Thoạt đầu là truỏng gia đình đi, nhưng chỉ ít lâu, dân Sgn thích nghi bằng cách để những người gia đi cho… an toàn.

    Một hôm, Má tôi về kể là sau buổi họp các cụ vừa vỗ tay vừa ca :”Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ….” Má tôi kể lúc đó các cụ vừa ca, vừa ngao ngán nhìn nhau khóc không dám, cười không nổi.

  28. Mà cũng không dám cười nữa.

    Cuối tháng 5/75 , viên phi công phản thùng giờ thứ 11 NtT được cấp một căn nhà gần nhà Má tôi. Con gái Anh ta vô học lớp Mẫu giáo cùng con gái chị Tư tôi. Trong giờ ra chơi, con anh ta hãnh diện khoe ba nó là người ném bom Dinh độc lập. Cháu gái tôi cự lại :”Thế thì ích gì cho Tổ quốc?”(Chẳng biết con bé học được câu này từ đâu).

    Chuyện hai đứa con nít trong giờ ra chơi này sau đó đến tai cô giáo rồi…. cuối cùng gia đình tôi bị hành và tôi được đặc biệt nhập học cải tạo trước bạn bè.

    • Nghe nói viên phi công đó là một chiến sĩ CS hoạt động ngầm, làm việc đó theo chỉ thị của cấp trên, vì thế em nghĩ không nên coi đó là phản thùng bác Chinook ạ. Còn nếu người ta đưa tin sai thì đó là chuyện khác. Dù sao thì chuyện đó cũng qua lâu rồi. Bây giờ thì ông phi công đó lái chiếc máy bay riêng của ông chủ Hoàng Anh GL.

      • Ba chuyên này cũng không khác chuyện Phong thần hay James Bond 007 bao nhiêu đâu. Tôi không biết trường hợp cụ thể Ông này, nhưng nếu Ổng đã được tuyển để học lái Phản lực thì không đơn giản, hơn nữa gặp Ổng và nghe phát biểu của Ổng trong những buổi họp dân phố tôi hơi ngờ về những gì tôi được đọc sau này.

        Lịch sử được viết bởi người thắng.

        • Điều này thì em rất đau lòng mà đồng ý với bác: “Lịch sử được viết bởi người thắng”.
          Nhưng em thấy xưa giờ chẳng có cái gì là trường tồn, kể cả người chiến thắng.

          • Chuẩn, tiên sư thằng nào chỉnh!

          • Hình như đ/c A-lếch-xăng Đuy-ma ( con thì phải ), cũng bẩu là lịch sử như là cái bức tường, còn người viết thì đóng đinh và ngoắc các sự kiện theo ý mình lên đó! 😀

            • Lịch sử như con voi, người viết sử tiếp cận góc nào viết góc ấy như thày bói mù mà thôi. Người được cưỡi voi thì có cơ hội mô tả từ trên xuống nhưng không thấy dưới bụng. Người đứng dưới đất lại thấy rõ cả đồ nghề của quý voi,…
              Dưng mà mấy ai vẽ được xương cọp vì họa hổ họa bì nan họa cốt… Sử có phần thông sử như thế, thì mật sử và chính sử khó lường.
              Chỉ có bản thân sự thật lịch sử mới là chính sử, nhưng chỉ tự nó biết, còn các nhà viết sử thì… chỉ làm tay sai cho chế độ chính trị.

              • Sử có phần thông sử như thế, thì mật sử và chính sử khó lường.
                —————————————–
                Hệch hệch…..
                Khi lào ra Hà lội, rảnh việc lại ra ngồi vỉa hè phố Đường thành anh nhá!

              • Mô tả từ góc nào cũng được, nhưng ít nhất phải có, phải thấy. Nếu viết sử theo kiểu truyện Phong Thần ,mà nhất là khi những người trong cuộc còn sống thì chỉ có tinh cách mua vui,người đọc cười không nổi.

            • Cái quan niệm về lịch sử thật là phong phú. Khi thì là một môn học, khi là một khoa học, khi là một công cụ …
              Dù sao thì Lịch sử không phải là văn học để người ta có thể viết nên những gì người ta muốn, phải không ạ?

  29. Tui thấy dzui chớ. Hồi mới giải phóng, tui thấy ba tui thầm dấu sách quí vào rương rồi bỏ đồ đạc lên trên, trước khi dọn nhà dìa quê. Trước sân đốt đống lửa quăng sách vô đốt theo lịnh quân giải phóng. Ba tui là cách mạng gộc nên phải “làm gương”. Dzui quá tui thảy lia lịa (tui nghĩ hết sách khỏi đi học abc), anh tui mếu máo tiếc chiện tranh Lucky Luke , chị tui buồn thương mấy quyển thơ HMT,TTKH…
    Má tui cặm cụi đem hết áo dài sửa thành áo bà ba…
    Anh lớn tui (chiến sĩ biệt động thành) chạy dìa mặt mày đỏ ké dzì hi hi hi ống quần loe bị xén nham nhở cho bỏ thói “tiểu tư sản”.

  30. Về nhà chưa vậy ? Cứ mãi mê tiền đồ, có khi mất cả đồ với tiền, hì hì…

  31. Năm mới Nhâm thìn sắp sang em kính chúc các bác, các anh chị và bạn bè một năm mới mạnh khỏe hạnh phúc và thịnh vượng

  32. Kính chúc anh KuA và các còm sỹ vui Tết đón Xuân vui vẻ, an lành, may mắn!

  33. Chúc mừng năm mới đ/c Cua và gia đình! chúc mừng năm mới tất cả bà con!

  34. Cầu chúc mọi sự tốt lành đến với Kua và tất cả bạn còm trang Công đùa này !

  35. Chúc anh kua qua năm mới không bị “TIỀN vật “nữa mà “TÌNH vật” nhé. 😆

  36. Năm mới Mạnh khỏe, An khang , Hạnh phúc đ/c Cua nhé!

  37. Kính chúc a. Cua và tất cả các chiến sĩ còm năm mới An Khang Thịnh Vượng và Hạnh phúc.

  38. Sugar-apple Coconut Papaya Mango
    Cầu zừa đủ xài

  39. Chúc mừng năm mới Nhâm Thìn
    Tiền vô như nước sông Đà
    Tiền ra nhỏ giọt như café phin
    Tuổi thọ dài hơn sông NiL
    Con cháu đông đúc Âu Cơ phải thèm !

    • “Con cháu đông đúc Âu Cơ phải thèm”
      Cái này thì em không dám, em thực hiện rất nghiêm chỉnh chính sách của nhà nước: “mỗi vợ, chồng chỉ có 2 con” 😀
      Chúc bác Trà và gia đình sức khỏ, hạnh phúc, an khang thịnh vượng

  40. Chúc mừng năm mới , hạnh phúc , an khang , thịnh vượng .

  41. Em đến Nhâm Thìn rồi gửi lời chào từ nơi đây!

  42. Sáng mùng một tết sang thăm anh Cua, chúc vui khỏe nhá nhá

  43. Nhạc sĩ Nhật Ngân qua đời
    Saturday, January 21, 2012 7:57:54 PM
    Bookmark and Share

    LITTLE SAIGON (NV) – Nhạc sĩ Nhật Ngân qua đời lúc 10 giờ sáng Thứ Bảy, 21 tháng 1, hưởng thọ 70 tuổi, theo lời nữ sĩ Quỳnh Giao, cháu gọi nhạc sĩ này bằng cậu họ, xác nhận với báo Người Việt.

    ____________

    R I P

  44. Năm mới Chúc Cua và tất cả mọi người Hạnh phúc ,Sức khỏe,May mắn,Thắng lợi mọi mặt!

  45. Chúc bác năm mới Sức khỏe , Hạnh phúc , công việc Hanh thông và nhiều niềm vui nhé !

  46. Năm mới em chúc bác Cua và gia đình an lành hạnh phúc.
    Rồi, giờ em khoanh tay chờ… nhận bao lì xì 😀

Gửi phản hồi cho Chaubacbaphi Hủy trả lời