Album ảnh

Hiến Pháp Việt Nam – Tu chính từ đâu ?

(Tiếp tục giới thiệu một bài viết của bác Đoàn)

Ai cũng muốn dùng từ thuần Việt, nhất là trong những công cuộc trọng đại của nước nhà, như việc sửa đổi Hiến Pháp. Nhưng theo quan điểm của tôi thì phải dùng lại từ tu chính- sửa cho ngay thẳng, đúng đắn, cho hợp với tình thế- chứ sửa đổi thì vẫn chưa chắc ngon lành hơn, bằng chứng là mấy cuộc sửa đổi Hiến Pháp từ 1959, 1980, 1992 đến 2001 (bổ sung cho bản sửa đổi), còn có nhiều chỗ không mới hơn, đúng hơn, chưa nói là đã thụt lùi làm méo vênh cái cũ- Hiến Pháp 1946.

Nhiều nhà làm luật ngày nay thống nhất rằng: Đây là bản hiến pháp được soạn thảo theo tinh thần phân chia quyền lực (thường được biết đến với thuật ngữ “tam quyền phân lập”): lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Chính phủ) và tư pháp (Tòa án) giống như Hiến pháp Hoa Kỳ và hiến pháp của các nước cộng hòa khác. Điều 1 của Hiến pháp 1946 ghi rõ: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa”.

Điểm đáng chú ý là Điều 10 bản Hiến pháp 1946 qui định rõ ràng các quyền tự do cá nhân: “Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”. Đây là những quyền tự do bị hạn chế trong các bản hiến pháp sau này. (Trích Wikipedia).

TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ Nhiệm VP. Quốc Hội, một nhà lập pháp đánh giá “Hiến pháp 1946 là một bản hiến văn hết sức ngắn gọn, súc tích. Toàn bộ bản hiến văn chỉ gồm 70 điều… Hiến pháp 1946 đã được thiết kế theo tư tưởng pháp quyền”. Còn PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa, Trưởng khoa Luật, Đ.H.Q.G. Hà Nội thì cho rằng “Hiến pháp 1946 vẫn còn nguyên giá trị, bởi mỗi câu chữ trong đó đều “vang vọng tiếng dân”.

Theo thiển ý của người viết, việc tu chính lần này phải khởi sự từ tên nước. Tên nước Việt Nam vốn là một tên gọi theo phong cách Nôm, đọc thẳng hiểu ngay, êm thuận chứ không đảo ngữ/ nghĩa như một tên gọi theo phong cách Hán.

Khi gắn thêm các từ ngữ biểu thị cho thể chế, từ thời chính quyền còn non trẻ- 1945, các bậc tiền bối do cụ Hồ tập hợp đã tiếp tục viết thuận: Dân chủ Cộng hòa.

Thiết tưởng cũng nên nhắc lại rằng, nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi lúc bấy giờ là một trong số 11 người thuộc Ban dự thảo Hiến Pháp, đã viết lời ca trong tác phẩm lừng danh khắp đất nước- bài Diệt Phát xít có đoạn:…Tiến lên nền dân chủ cộng hòa, giành lại áo cơm tự do, dưới ánh cờ đỏ ánh vàng sao… Với chỉ 3 câu ngắn ông đã nêu rõ điều 1 và điều 10, cùng quy định quốc kỳ.

Chắc chắn rằng sự xuất hiện lần đầu tiên một nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, với Hiến Pháp tiên tiến nhất trong khu vực, đã làm nức lòng bao thế hệ người Việt tiến lên giành và giữ đất nước. Nhưng tiếc thay, sau đó không bao lâu, Đảng – Nhà nước đã đổi thành Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, (như thừa và ngô nghê ở chữ nước) là theo trật tự Hán Việt, và đánh rơi luôn mục tiêu Dân chủ của cả chế độ.

Nói về Xã hội chủ nghĩa, tôi nhớ lời cố TBT Lê Duẩn khẳng định về thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội rằng “ta chỉ mới đi một bước trên đường vạn dặm”. Như thế khi thực tiễn xã hội nêu lên câu hỏi Chủ nghĩa Xã hội Ra sao ? Ở đâu ? Chắc chắn rằng không một ai chỉ ra được, ngoài hàng núi sách vở đặt trên một mô hình lý thuyết mà chưa nơi nào có kinh nghiệm thành công. Ngược lại, chỉ có thất bại và sụp đổ hàng loạt từ cuối thế kỷ trước.

Đến những người Mao-ít nhất ngay bên cạnh ta cũng nêu mục tiêu “xây dựng CNXH mang màu sắc Trung quốc” nữa kìa. Thì nước ta không thể nào đeo bám lấy một mục tiêu ảo, suốt mấy thập kỷ qua tốn kém vô cùng vẫn cứ khủng hoảng lý luận về lộ trình của con đường chưa biết đi lên hay đi tới, vì tất cả mù mịt.

Càng không thể cho phép chúng ta dối gạt nhau, nếu Đảng thử làm một cuộc thăm dò khách quan, hỏi thật tất cả Đảng viên Đảng CSVN hiểu biết như thế nào về CNXH và có thật tin rằng nước ta sẽ xây dựng thành công CNXH không ? Thì kết quả chắc chắn sẽ trái ngược hoàn toàn với các bản kiểm điểm Đảng viên, vẫn tổ chức hàng năm theo lịch xuân thu nhị kỳ.

Những câu văn tuyệt đối tin tưởng, tuyệt đối trung thành đầy rẫy đều thể hiện sự dối lòng và tưởng rằng sẽ khiến cấp trên mát dạ. Song, những nhà lãnh đạo Đảng cầm quyền còn biết rõ hơn ai hết những sự thật, do vẫn tồn tại cách tổ chức nói dối lẫn nhau nhưng “cố kết với nhau” (từ của Ông Lê Duẩn) chỉ vì quyền lợi cục bộ, bè nhóm hơn là chấp nhận sự thật để toàn dân thực sự đoàn kết tiến lên hội nhập vì quyền lợi dân tộc.

Giả sử có một cuộc thăm dò rộng rãi khác không phân biệt trong hay ngoài Đảng, chỉ với tư cách công dân- rằng có muốn khôi phục lại tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không ? Thì kết quả chắc chắn đến hơn 95% mong muốn. Tôi đã thử dò hỏi bà con qua mọi cơ hội tiếp xúc để có thể tin chắc như vậy. Riêng sự êm tai, thuận miệng, hài lòng và cảm giác gần gũi, với tinh thần yêu chuộng độc lập- không và khác Hán thấm từ căn cốt- đã tạo nên phản ứng đồng thuận đó.

Một khi đã chính danh thì tự khắc mọi sự sẽ diễn tiến theo chiều hướng mà hiện nay Đảng cũng vừa sửa đổi sau kỳ đại hội, là xây dựng nước ta thành một nước dân chủ công bằng và văn minh. Điều này cũng phù hợp với ước nguyện sau cùng của Hồ Chủ tịch theo các bước: thống nhất – hòa bình – độc lập rồì đến dân chủ và giàu mạnh… Hiển nhiên, để có được nền dân chủ thực sự thì phải trao ngay cho người dân quyền tự do lập hội, những hội nghề nghiệp chính đáng có đông người cùng nhu cầu sinh hoạt, học tập lẫn nhau, gắn bó với nhau vì quyền lợi thiết thân và quyền lợi của đất nước. Họ phải được quyền cử những đại biểu xứng đáng vào các tổ chức lập pháp để xây dựng nhà nước dân chủ pháp quyền.

Còn lại, vấn đề Cộng hòa sẽ thật sự là một chính thể Cộng hòa, khi và chỉ khi xã hội nghề nghiệp như đã nói trên đã cắm rễ bền chắc. Ở đây vấn đề đa đảng hay độc đảng không đáng quan tâm, vì những mẫu mực như Singapore không đa đảng nhưng cũng không độc tài phát xít, mà vẫn xây dựng được nhà nước pháp quyền nhờ vào sự lớn mạnh của xã hội dân sự cùng nền kinh tế thị trường. Điểm mấu chốt vẫn là sớm có luật về hoạt động Đảng phái để làm trong sạch Đảng cầm quyền.

Nhìn sang Trung quốc, chỉ khi Lý xương Bình tạo nên sự kiện Tam nông qua bức “điều trần”- Tôi nói thật với Thủ tướng, mới lộ rõ ra rằng nông dân Trung quốc chưa từng có một tổ chức như Hội Nông dân, mà nước ta thì đã có từ thời Phản đế. Tuy vậy, họ có nhiều đảng, dĩ nhiên là hình thức để “chứng minh” cho chế độ Cộng hòa Nhân dân (nước ta thì sau khi 2 đảng Xã Hội và Dân Chủ “tự rút lui” đã khiến cho mọi sự hữu danh vô thực). Hơn nữa, họ đang theo đuổi nhất thể tam chế, một nước có cả ba thể chế kinh tế chính trị, đó là những điểm rất đáng suy ngẫm. Nếu không nhanh chân củng cố nội lực thì làm sao giữ vững được nền độc lập, làm sao có thể mạnh giàu, làm sao có thể đưa dân tộc Viêt Nam thành một dân tộc lớn và sẵn sàng để thu hồi lãnh thổ Hoàng sa và Trường sa đã bị đánh cướp ?

Sài gòn, ngày 5/12/2001

 

ĐOÀNNAMSINH .

236 responses to “Hiến Pháp Việt Nam – Tu chính từ đâu ?

  1. Nhường cho cháu bác ba bóc tem …cua nhá

  2. Hiến pháp 1946 giống như cục kẹo, Hiến pháp 1992 là bản chất.
    Hoa kì hơn 200 năm không thay đổi HP.

    Ba- lê tuyết trắng mùa thu
    Nằm ôm cục gạch mà thù thằng Tây
    ( dân vô học thì quết tuyết kiếm ăn là khá rồi )
    Thấy không sống nổi nơi này
    Đầu năm 46 về ngay nước mình
    Ông liền thành lập Việt minh
    Người nhiều súng ít tình hình khó khăn
    Ban đầu chỉ có công nhân
    Về sau thấy lợi nông dân xin vào
    Tiến lên chiến sĩ đồng bào
    Trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ
    Huhuhuhuhu,,…..

  3. “Càng không thể cho phép chúng ta dối gạt nhau, nếu Đảng thử làm một cuộc thăm dò khách quan”
    Bác Đoàn đặt câu hỏi khó nhể . Nếu cho em chữ ” nếu ” em sẽ cho đảng vào một cái chai và thả trôi sông 🙄 các bác có tin không ?

  4. Em phục bác ĐNS một phát trên FB rồi. Ở đây phục thêm phát nữa!

  5. Cái tôn chỉ mục đích, vai trò , nhiệm vụ của Đảng luôn được nhắc tới gói gọn trong 2 câu nục bát ni :
    Đảng là mạ, Bác là cha
    Lòng dân yêu Đảng như là yêu con
    ( thơ Tố Hữu)…Vậy ngài dân phải hiểu như ri: Khi cần dùng tới cái !Quyết tâm chính chị” thì Đảng là mạ, là cha, dân dẹp ra chỗ khác, (Muốn nói ngoa làm cha mà nói) còn khi Đảng gặp khó phải bấu víu, nhờ dân che chở, nuôi dấu thì Đ muốn dân coi Đ như con để còn làm mình làm mẩy…

  6. Tôi nghĩ là các ông to biết hết cả bác Đoàn ạ! Cái quan trọng là họ vẫn cố bám víu hệ cũ để mưu lợi cá nhân và nhóm thôi. Nếu vì Dân tộc thực sự thì khác rồi bác ạ!
    Mà tôi nghe đâu có câu sấm rằng :
    Không đỏ quá trăm năm
    Không đen hơn thế kỷ
    Hình như nói về một đời người hả bác?

    • Bác Giao: đảng cs (theo đúng nghĩa) thì không bao giờ vì dân tộc. CNCS là không gia đình, không dân tộc, không quốc gia mà.
      Các ông ấy đang trung thành với chủ nghĩa của họ đấy chứ.

      • Chả có đâu Phay, quả lừa bọn trẻ đấy thôi. Các bố có sạn trong cả trung khu thẹn. Các bố nhiều vợ, đổ vì hoàn cảnh công tác cách màng, lắm nhà thì do chính sách, đổi nọ thay kia,… Chủ nghĩa dân tộc hết hoặc là đế quốc đỏ với tư bản đỏ. CS là ông ba bị chín quai mười hai con mắt.

        • Bác Đoàn: dạ, ấy là em nói theo lý thuyết mà 😀

          Em còn nhớ khi xưa cụ Hồ CT đưa ra thuyết dân tộc chi chi đó, bị Trần Phú “đánh” tơi bời. Tinh thần quốc tế cs muôn năm 😀

          Khi xây dựng lý thuyết này, “hai ông râu dài rảnh rỗi” quên đi một điều quan trọng, ấy là cái bản chất Adam nơi con người (bản chất dễ sa ngã, bên Công Giáo chúng em gọi là “tội tổ tông”).

          Thế nên, trong nhà trường hiện nay còn cứ ra rả cái môn (gọi là) chủ nghĩa xã hội khoa học, mà đúng ra phải gọi là chủ nghĩa xã hội phản khoa học, hoặc là chủ nghĩa không tưởng.

          • Cụ Các Mác với Ngài Jesus thì cũng giống nhau, một khuôn ra cả. Ông thì bảo nước thiên đàng ở đâu đó trên trời, làm lành ở phải thì lên. Ông kia bảo thiết kế thiên đàng hạ giới với đủ mọi viễn cảnh, ai tận tin thì được.
            Mình chỉ thấy cứ sống cho lành, cho thật, cho hết trách nhiệm, trả sớm được nợ đời. Sống thì phải được sống cho thỏa chí, tự do bay nhảy hết kiếp đời.
            Tin thì chỉ tin vào sức mình và thế giới tâm linh lân cận mình, thế giới của các đấng bậc thì chịu.
            Còn mấy môn học nhảm nhí đó thì còn chứng tỏ cho thiên hạ biết ta đây ngu lâu, khó đào tạo. Dân còn đói quay, rách như tổ đỉa mà rao giảng chuyện trên trời thì nói không tưởng, ảo tưởng là nhẹ, huyễn tưởng mới đúng chất.

        • Ừa, toàn quắc có hơn ba triệu ông ba bị chính quai mười hai con mắt với hàng triệu ngừ đang phấn đấu được làm ông ba bị. Khe khe, phải hông Ba Bị-Đoàn tiên sinh?

      • Bác Đoàn & Phay Van: nói về CNCS thì dài lắm, bao la lắm, phức tạp lắm, nhạy cảm lắm ….

        • Anh Kua nói chuyện gì đấy, viết tắt nữa, hay chuyện Cung nõ chó săn ?
          Số là khi được nước rồi, Phạm Lãi tướng quân nước Việt (Tàu) phân trần với Văn Chủng: Thân phận tôi như cung nõ như chó săn. (Nước yên như) rừng hết chim muông cầy cáo, ai cần dùng làm gì nữa. Khéo lại chẻ cung nõ nướng chó săn thôi. Phạm Lãi đưa em Tây Thi xuống thuyền, cải thành thương nhân, sung sướng hạnh phúc. Văn Chủng ở lại, sau có kẽ sàm tấu tội khai quốc công thần, Câu Tiễn hại chết.
          Đấy là chuyện ôn cố, còn tri tân thì thế này.
          Xứ Vệ tiếng là có văn hiến, bỗng một thời nghe đạo sĩ du nhập học thuyết mới, phá hết nếp cũ. Luật nhiều như rừng nên quan nha tự động biến thảo dân thành cây cỏ, rơm rác. Lúc này xưởng làm cung nõ phát đạt. Trại giống chó săn, nhất là giống lai Ngao, lai Bắc Kinh phồn thịnh. Trường dạy chó săn quân khuyển khắp nơi, thăng cấp tước ào ào.
          Bỗng có đợt đại dịch, tiêm phòng không xuể, chúng lăn quay ra mấy mùa liền không dập được. Thế lại may, xứ Vệ sạch cả rừng.

    • Thế thì đỏ chỉ còn nhiều nhất là suýt 18 tuổi nữa thoai bác nhể!

    • …Bách niên chi kế mạc như thụ nhân, sách Đại học nói vậy. Nhưng anh Đồ biết rồi, khi tàu suy thì ta thịnh. Nếu các bố ấy thịnh thì dân suy. Nhưng lũ chết tiệt ấy cùng kéo nhau vào áo cả thì thời thế lại chuyển, khó lường.

    • Ơ hay Đồ trọc quên rùi à , nhà Hán bên Tàu..tồn tại hơn 400 năm cơ mà ?

    • Bác Đồ: Ai cũng hiểu, chỉ giả vờ không hiểu …

  7. ai tắm giăng, cho em ào ra với.

  8. Các bác cứ đao to búa lớn, lôi ra con số mấy triệu. Chứ nhà em dự chắc gì đã tròn trăm. Cái đó chỉ bao gồm quyền lực của vài chục mống, rồi vài chục mống lại sinh ra vài chục mống mỗi sau một kỳ chửa đẻ vài chục tháng ròng.
    Ôi còn lầm than đói nghèo gần bằng tuổi nhập ngũ nữa ư? Lâu quá!

  9. Ha ha, bác ba Phi và Đậu của cháu bác ba nè

  10. Lâu lâu sang đây thấy mọi người rôm rả quá, được đọc thơ của Bác Trà và Bác Đoàn Nam Sinh thấy thật là thú vị.
    Hiến pháp càng sửa đổi càng xa rời với ý nguyện của muôn dân, càng xa dần cuộc sống, cũng như Bác Trà nói … nước Mỹ 200 năm không thay đổi Hiến pháp, còn nước mình thì cứ hơn chục năm lại thay đổi một lần. Thế này thì người dân cứ phải lắp thêm cái mô tơ để đuổi cho kịp sự thay đổi của thời vận mất thôi.

  11. Hề hề, ko sửa đổi hiến pháp thì họp quốc hội mần chi? Hiến pháp chuẩn rồi bà con cứ vậy mần thì giải tán cuốc hội à?

  12. Em vô đọc còm của các bác và các bạn thấy thú vị.

  13. Em Cua ơi, nhà em là nhà lá đấy, em nấu nướng cẩn thận nhá.

  14. bac cú@ em không cần đẹp giai ạ,em chỉ cần…cái khỏan kia ok nà được rùi ạ !

  15. EX đi đâu lâu quá ta? Đậu nhà tui cũng đi mấy bữa rày. Lo sao đâu á.

  16. Tối nay, ngồi cạnh “Cu Mô” buồn buồn, hai anh em mang chiện hoa hậu Cuốc hội ra bình, gần 60 phút đồng hồ mà vưỡn chả tìm ra gương mặt nào. Các Bác cho anh em em xin chút í kiến ạ!
    Em thì trước sau vẫn bầu chị “Kim Tuyến” có quả “lốt duồi” to ạ!

  17. 🙄 😳

Gửi phản hồi cho ĐOÀN NAM SINH Hủy trả lời