Album ảnh

Nghĩ về một bài thơ của Hồ xuân Hương

Tôi không phải là người có tậm hồn thơ và hay đọc thơ. Bởi vậy những bài thơ tôi thuộc được chỉ đếm chưa hết mấy đầu ngón tay, và các nhà thơ tôi biết thì còn ít hơn nữa. Tuy thế nhân ngày Phụ nữ sắp đến tôi cũng liều mạng bình phẩm một bài thơ của Hồ Xuân Hương, một nữ thi sĩ nổi tiếng về nhiều mặt. Bình phẩm loạn xạ cho vui, có gì sai sót xin được lượng thứ.

Bài thơ tôi muốn nói tới ở đây là bài thơ “Thiếu nữ ngủ ngày”. Bài thơ ấy như sau:

Trưa hè hây hẩy gió nồm đông

Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng

Lược trúc biếng cài trên mái tóc

Yếm đào trễ xuống dưới nương long

Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm

Một lạch đào nguyên nước chửa thông

Quân tử dùng dằng không nỡ bước

Đi thì cũng dở, ở không xong.

(Bài thơ này tôi ghi lại theo trí nhớ từ hồi đi học, cách nay đã hơn ba chục năm rồi. Định check lại xem có sai sót gì không nhưng lười quá, chắc nếu có sai thì cũng chỉ sai tí ti thôi).

Tôi nhớ hồi đó khi giảng đến bài này (chỉ giảng phớt qua thôi, vì hồi đó chủ yếu học thơ Tố Hữu và thơ Cách mạng) thì thầy giáo nói rằng bài thơ phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội ngày xưa, như con gái ngủ ngày, lại còn hớ hênh nữa, lộ hết cả “hàng” (khiếp!). Thì đó, “yếm đào trễ xuống dưới nương long” còn gì, mặc dù chẳng ai giải thích cho học sinh cái nương long nó là cái gì, nằm ở đoạn nào? Rồi bài thơ còn tố cáo thói dâm ô của bọn phong kiến nữa, bằng chứng là có thằng quân tử “dùng dằng không nỡ bước, đi thì cũng dở, ở không xong”. “Quân tử” thì chắc chắn là bọn phong kiến, bọn con nhà giàu rồi! Lẽ ra thấy gái “lộ hàng” như thế thì phải …e hèm… đi cho nhanh, còn lảng vảng ở đó làm gì? Thế mà cũng đòi làm công tử, đúng là phong kiến thối nát!

Rồi một thời gian sau, khi đã lớn hơn một chút thì cái cảm giác ngờ ngợ mơ hồ khi nghe thầy giảng năm nào càng rõ trong tôi, cùng với một cảm nhận khác về bài thơ này, khác hẳn với những gì đã học. Và cũng khác với cảm nhận chung về những bài thơ khác cũng của chính nhà thơ.

Cảm nhận chung của tôi về thơ Hồ xuân Hương, ngoài cách viết đa nghĩa rất đặc trưng “Hai xe hà chàng gác hai bên, thiếp sợ bí thiếp liền ghểng sĩ”…(Bài Đánh cờ người), còn thường làm người đọc liên tưởng tới một phụ nữ có vẻ đanh đá, hay chua ngoa, nhiều khi ẩn chứa nỗi uất ức vì những khát khao bị kìm nén cứ chờ chực bùng lên. Tôi không dám đưa dẫn chứng hay nói sâu về khía cạnh này vì đã có rất nhiều người đã nghiên cứu và đã nói rồi.Tôi chỉ nói về cảm nhận của tôi trong bài thơ “thiếu nữ ngủ ngày”, một cảm nhận hơi lạ về thơ Hồ xuân Hương. Trong bài thơ này, lối viết đa nghĩa vẫn là một đặc trưng của bà:

Đôi gò bồng đảo sương con ngậm

Một lạch đào nguyên nước chửa thông

Không định bình luận nhiều về hình ảnh ẩn dụ vừa thanh khiết vừa hoang sơ mà nhà thơ vẽ nên, tôi chỉ muốn nói trong bài thơ này không hề có chất giọng chanh chua, đanh đá thường thấy ở thơ bà. Mở đầu bài thơ chỉ là một bức tranh quê tĩnh lặng trong một buổi trưa hè, với giấc ngủ của một cô bé mới lớn vô tư.

Trưa hè hây hẩy gió nồm đông

Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng

Xen vào cái tĩnh lặng, bất động đó chỉ có một gã trai làng vô tình đi ngang qua, đu đưa trong yên lặng: muốn đi nhưng không đi nổi, muốn đứng lại thì cũng không xong. Vì cái gì nhỉ? Cảm giác như nhà thơ đang mỉm cười, cái cười hiền hậu, bao dung của một người từng trải nhìn thấu tận tâm can và biết hết cả những mánh khóe vụng dại của đám trẻ con đang làm trò:

Quân tử dùng dằng không nỡ bước

Đi thì cũng dở, ở không xong

Bài thơ đã khép lại, nhưng một nỗi bâng khuâng mơ hồ của tôi về một trưa hè xa xưa, mỗi khi tôi được về thăm quê hồi còn bé vẫn còn ám ảnh. Và vẫn vương vấn về một cái gì đó tuy rất đẹp, gần gũi nhưng lại huyền bí như ở cõi tiên, cảm thấy được nhưng không bao giờ với tới được…

Chợt thấy thương cho gã trai làng kia, không được sống vào thời nay, thời mà chị em khi ra đường thường mặc những chiếc áo không chỉ “trễ xuống dưới nương long” mà còn xẻ tới tận chấn thủy. Chắc gã sẽ không cần phải dùng dằng ở đâu đó nữa, chỉ cần ngồi quán bên đường là nhìn thấy vô tư … đủ thứ!

Rồi chợt thấy thương cho tôi, không được sống vào thời xưa, khi chỉ vô tình thấy một đôi gò bồng đảo còn đang thấp thoáng mà trong lòng đã xao động vấn vương như sắp được lên tiên cảnh…

Rồi có chợt thương cho ai nữa không?

Thời trang và hơn thế nữa (Lời: CĐ - Ảnh: Phương Dung, http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=51042#ixzz1FQgZ90Up)

P.S.

Có lẽ cũng nên giải thích thêm về cái nương long và chấn thủy. Theo  như tôi biết thì nương long là khoảng ngực nằm ngay dưới cổ và vai, phía trên đôi gò bồng đảo. Còn trẻ thì nương long ngắn, càng già đi thì nương long càng dài, dài theo năm tháng, hì hì. Chấn thủy là chỗ dưới xương mỏ ác. Hồi xưa, khi tôi đọc tập thơ Hồ xuân Hương, bài thơ này có một bức tranh minh họa nhỏ vẽ theo kiểu tranh Đông Hồ, vẽ một cô gái nằm ngủ, yếm tuột xuống tận bụng.Chẳng thấy đâu là “sương còn ngậm”, còn cái “lạch đào nguyên” thì thông thống như đường cao tốc. Chán không buồn nói!

Tháng 3/2010

124 responses to “Nghĩ về một bài thơ của Hồ xuân Hương

  1. Kinh nhỉ, sao chả ai comment thế này.

  2. Cũng vớ được tem. Sướng!

  3. Hình như bác chính là chàng trai lấp ló, nhấp nhổm ngoài hàng rào liếc vô dòm nàng hàng xóm ngủ trưa. Đặng không đi được nên tức cảnh bình thơ.
    Bình thơ dưới con mắt của một nhà chánh trị cũng hóm quá bác nhẩy! 😀

  4. He he! Chưa đến 8/3 mà đã thấy cánh mày râu bàn tán chuyện chị em rồi. Đừng nói xấu chị em đó nha.

  5. Cua tinh thật, cảm nhận về Nương long với Chấn thủy cực chuẩn. Nhưng sao đưa ảnh minh họa lại cho anh em bọn tôi ngắm cái Phao câu của cô nào đó có khi Thị Nở phải gọi bằng Cụ cũng nên. Thiệt tình…..
    😀 😀 😀

  6. Đùi em đã khép lại, nhưng một nỗi bâng khuâng mơ hồ của tôi về một trưa hè xa xưa, mỗi khi tôi được về thăm quê hồi còn bé vẫn còn ám ảnh.

  7. cái cậu trong bài thơ này có vẻ đeo bám nhỉ. Hông phải anh cua rồi.

  8. Nghe khen mà đáp lại thấy cứ lục cà lục cục. Kiểu nớ được khen mà vẫn ức đây mừ.

  9. Chà chà, bác chơi nguyên con mở bài thân bài kết luận chuẩn hè 😀

  10. Gặp lão hâm lại thì đi … cái một chứ chẳng dùng dằng làm chi….
    Hèn chi bây giờ tụi nhỏ cứ thay nhau … lộ hàng !
    Nhưng cái vẻ hồn nhiên do vô tình của gái tạo nên vẻ đẹp thánh thiện, người ta chic3 ngắm chứ không ai dám sờ vào hiện vật. cái vẻ đẹp tự nhiên hút hồn quân tử …. một vẻ thanh bình cực kì … ngày xưa! còn bây giờ, toàn đám show hàng cộng thêm đám tục tử nên … xăng tăng giá là phải !
    P.s : Bài văn phân tích ở trên tương đối sâu ….. điểm 9/10 !

  11. Em nghi ngờ bài này bác viết đã lâu vì đoạn cuối có vẻ rất bảo thủ, trì trệ. Mọi thứ trượt giá thì quần áo và một số thứ khác cũng trượt theo. Có thế mà cũng nóng cho nó nổi mụn 😀

    • Bài này đúng là viết từ năm ngoái, để bên 360, hôm nay mang ra đánh bóng lại một tí :D.
      “Mọi thứ trượt giá thì quần áo và một số thứ khác cũng trượt theo”
      Công tử (không phải là quân tử, hehe) nói quá đúng. Dưng mà tôi có nóng giận gì đâu nhể?

  12. Không biêt bac Chôỉ tre quet tơí Thơ HXH rôì mai sẽ quét nơi mô nưã.

  13. Cái ảnh minh họa đắt quá cơ anh Cua.
    Mặc thế đừng mặc còn hơn.
    Em thấy như người N nếu mặc áo mỏng thì bên trong bao giờ cũng có áo ngăn tay rất kín đáo chứ k hở thế đâu.

    • HL toàn nói chuyện xứ hoa anh đào (hôm nay không gọi là bọn giãy chết nữa, kinh lắm. Gọi xứ hoa anh đào cho nó sang). Quê mình là xứ rùa nhé (toàn con cháu Cụ Rùa mà lị 😀 )

    • Với thân hình ấy mà mặc như ấy thì đấy là 1 kẻ mông muội vì nhìn mông đóan tuổi thì thị chắc cũng đã có con, con thị thấy mẹ vậy sẽ nghĩ sao mẹ đĩ 1 cách ngu xuẩn vậy, tuy cháu không nói ra lời
      Nhưng Tăng TH, Ngô TV hay ex mờ mặc vậy thì không sao HL à, tuy nhiên sẽ không đi xe máy ra đường mà có thể trong dạ hội
      Khi có dạ hội sẽ gửi tặng bác Trà và anh cua mỗi người 1 cặp vé

  14. Ua chời! Nhìn cái “sương còn ngậm” ngồi trên Honda mà thấy hi hi hi…

  15. Nhìn kỹ thì thấy ẻm đang xông tới cái “muôn năm” để “khoe hàng” thì phẩy 😀

  16. Bác Cua bình thơ hay nhỉ.
    Em mà là phụ huynh của mấy đứa show hàng ngày nay em lôi về đánh chết bỏ.

  17. Bài thơ hay thế mà chú minh họa cái hình quá dở làm xấu cả thế giới của chị em.

  18. Chào cuadong, câu quân tử…. thế ni ” Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt”. Ha hahahahhaah, cái Foto cô gái ngồi sau xe máy..ấn tượng vô cùng, ở quê cuadong à ???Đằng trước có cái khẩu hiệu CHXHCN Việt nam muôn năm…răng người có trách nhiệm không viết thẳng vô lưng cánh phản của cô gái????để hiệu ứng tuyên truyền nó mang tính hiệu suất hơn ???? Lúc cuadong ra đồng bắt cua gặp khi gió hiu hiu mà được gối đầu lên cánh phản ni mà mần một giấc thì sướng hè..sau đó lật cánh..phản lên ..úi giời..”Bệ hạ muốn mần trước hết hãy chém đầu em đi đã”

  19. Tôi thấy thơ hay bao nhiêu thì tấm hình đấy “trần tục” bấy nhiêu. Cólẽ còn phải cảm ơn người đó là đã không cởi trần đi ra đường 😉

  20. Hê hê, tốt che xấu khoe, nhìn em đấy bày hàng mà hết muốn nhậu!

  21. Theo em được biết thì nương long là vùng eo, còn chấn thủy là chỗ giao nhau cuối cùng của xương lồng ngực, khi giao đấu, muốn loại ngay đối thủ ra khỏi vòng chiến, chỉ cần một cú đấm ngay đấy là bảo đảm kẻ địch mất thở (Lưu ý: nếu nặng tay có thể gây tử vong, he he!)

    • Tôi đồng ý với bác về cái chấn thủy. Riêng về cái nương long thì trong khi chưa tìm được lời chú giải đáng tin cậy thì bác cứ việc ngắm cái nương long (theo ý) của bác, tôi ngắm cái nương long (theo ý) của tôi, OK? 😀

      • Bác Cua & Bác Phay:

        Em cũng đang mù tịt về cái nương long đây. Nó lUn tUn lÊn HíT mÍ pák ah. Em cong nhớ một câu tả về tứ khoái thế này:

        Cơm Phiến Mẫu [ăn], chiếu Trần Đoàn [ngủ]
        Ngửa nghiêng loan phụng [đ…], nhẹ nhàng nương long [i…].

        Thế nương long trogn mấy câu này là cái nương long nào?

        Thôi, em cũng về ngắm cái nương long (theo ý) của em đây 😀

        • Tôi không rõ câu ca dao của công tử có tả tứ khoái không, vì “cơm Phiếu Mẫu” nói đến chuyện Hàn Tín đền ơn Phiếu mẫu đã từng cho mình ăn thuở còn hàn vi đói kém, còn “chiếu Trần Đoàn” (có họ với Trần Phan không thì không rõ) hình như nói về chuyện ông Trần Đoàn, một người ở ẩn không cầu danh lợi, ngủ hơn 100 ngày không thèm dậy.
          Lại có câu “nương long càng cao, má đào càng thắm”. So đi so lại câu này thì tôi nghĩ nương long đích thị phải là nương long 😀

  22. Ngày nghỉ đã ngắm kỹ nương long theo cách của mình chưa chú Cua? Đọc hết 61 còm của nhà chú mà bùn kừi wá.

  23. Có cái còm ni bên nhà bố già Đào, em đọc thấy thinh thích nên thuổng về đây, mượn nhà anh cua để mọi người bình lọan, riêng em thì thấy còm này rất hay
    Nặc danh nói…
    ——————————————–
    Nặc danh
    Hí hí, em chỉ thắc mắc 2 điều:
    1/ Nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Khiêu có bỏ công sức thống kê rằng ngoài các kỳ đại hội bầu bán trong nước thì khi Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào sang thì “cụ” đều nổi lên. Nhưng lúc Bill Clinton sang bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ, và Bush (con) sang củng cố chi chi đó thì “cụ” ứ nổi lên. Thế là thế nào? Có nhẽ đâu “cụ” đã xuyên suốt “chủ trương nhớn”?
    2/ Đặc tính của loài rùa là gì nếu không phải… co đầu rụt cổ khi gặp chuyện? Tâm linh xếp rùa vào hàng tứ linh vì có tuổi thọ cao, xa hơn thì gán vào họng rằng rùa biết ẩn nhẫn, rất ư có khí cốt đạo cao đức trọng coi rẻ trò thế gian xô bồ. Vậy, cứ mặc kệ chuyện dân lầm than è cổ mưu sinh vì điều hành kinh tế bát nháo, mặc kệ ngư dân canh cánh ko biết chuyến này ra khơi có còn đường về nhưng ko bởi thiên tai, mặc kệ người người ra đường nơm nớp với con số trung bình 30 mạng chết vì tai nạn giao thông/ ngày v.v để giữ mình thanh cao???
    Gớm, thấy người Tràng An lên giọng giảng về văn hóa tinh thần, linh vật nọ kia mà em nhớ ngay đến câu “Chuột chù chê khỉ rằng hôi…”! Xin hỏi, ý thức giao thông ngoài đấy so với trong này thế nào? Xin hỏi, các trò ban-bán-ấn, lộc Bà Chúa kho ngoài đấy sao thịnh thế? Xin hỏi, có thường theo dõi tin xã hội không, để biết bọn cướp giựt, đinh tặc đang làm ung hoại trong Nam đa phần là người ở đâu vào? Lại xin hỏi, phong cách phục vụ ngoài đó thế nào nếu không phải phở quát – cháo chửi – bún mắng? v.v
    Ấy ấy, đừng đổ thừa ngoại tỉnh nhé! Bản thân văn hóa mình vững, sáng, đẹp thì mình phải làm gương chứ sao để đồng hóa ngược đời như thế?!?
    Gớm, “chuột chù chê khỉ rằng hôi…”!!!
    10:56 Ngày 06 tháng 3 năm 2011

  24. http://www.tienphong.vn/Phong-Su/529264/Den-chua—hau-truong-chuyen-thu-chi.htmlda
    Anh TT Quyết pr cho anh í kinh không này bà con, mịa, giầu thế mờ đéo chịu phổ độ chúng sinh gì cả

  25. Ngày 8/3 mà chơi bộ đồ ni dạo phố chắc mát mẻ đây. Có chị em nào đăng kí nhờ bạn Cua mua cho bộ y phục ni không, mau đăng ký kẻo hết.

  26. hehe, sang nhà anh Cua mãi đọc còm đến nỗi cơm khét lẹt, ôi bữa cơm 8/3 của tui

  27. Coi bộ bác Cua vật lộn với thiếu nữ ngủ ngày này mệt chứ chẳng chơi 😀

  28. chúc mừng các đồng chí anh nhân 9/3

  29. Nghĩ lâu quá hè, sao không thấy thêm chi cả? 😀

  30. Dung la ngang nhu cua dong!@@!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

  31. “… con gái ngủ ngày, lại còn hớ hênh nữa, lộ hết cả “hàng” (khiếp!)”, giảng văn thế này là của thầy Cua, chứ ngày cô giáo dưới mái trường xã hội chủa nghĩa em đâu dạy thế.

Bình luận về bài viết này