Merci, cherie.

Bài hát “Merci, cherie” (hay “Cám ơn người yêu dấu” khi được chuyển sang lời Việt) là một bài hát nước ngoài rất quen thuộc với cái đám thanh niên mới lớn chúng tôi từ những năm 80’s thế kỷ trước. Bài hát đã đi vào lòng người bằng cả ca từ (dù đã được Việt hóa) và giai điệu dịu dàng, tha thiết như một lời tự sự.

Đây là bài hát đã giành chiến thắng trong cuộc thi tiếng hát truyền hình toàn châu Âu năm 1966. Là một bài hát của Áo, với lời bằng tiếng Đức và tên bài bằng tiếng Pháp, bài hát này là chiến thắng duy nhất của Áo trong cuộc thi này cho tới nay.

Tạm dịch nghĩa:

Cám ơn, xin cám ơn những giờ khắc tuyệt vời
Tình yêu của chúng ta đẹp đến nao lòng
Cám ơn người thương yêu nhất của tôi
Xin đừng buồn nữa, tôi phải rời xa em.
Em , từ biệt em, hỡi em

Những giọt nước mắt của em làm tôi đau đớn xót xa , quặn thắt
Giấc mơ của chúng ta cũng bay đi mất
Cám ơn báu vật của tôi, xin đừng khóc nữa ngay cả trong tâm thức
Hãy hướng về phía trước, xin đừng ngoảnh lại quá khứ
Hạnh phúc không thể gượng ép
Cũng như không có vùng biển nào dữ dội như tình yêu
Tình yêu đơn độc như vậy, và.mãi mãi như vậy
Cám ơn, xin cám ơn, những giờ khắc tuyệt vời…

(Theo bác Phương Trang Linh)

Bài hát này đã được chuyển sang tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Thụy Điển … và mang lại nhiều thành công cho những người hát bằng ngôn ngữ mới.

Tác giả của bài hát này là Udo Jürgens (tên chính thức là Udo Jürgen Bockelmann, sinh  ngày 30 tháng 9 năm 1934 tại Klagenfurt, Carinthia, Austria) là một nhà soạn nhạc và ca sĩ người Áo, có sự nghiệp kéo dài hơn năm mươi năm. Ông đã viết hơn 800 bài hát và bán được hơn 100 triệu bản. Tác phẩm của ông đặc biệt êm dịu và được trình bày rất công phu, thu hút người hâm mộ ở mọi lứa tuổi, và thậm chí ở tuổi 70 của mình, các buổi hòa nhạc ông vẫn tiếp tục được lấp đầy tại những địa điểm lớn nhất ở Đức, Áo và Thụy Sĩ. Một trong số bài hát nổi tiếng nhất của ông là “Griechischer Wein”, “Aber bitte mit Sahne”, “Mit 66 Jahren”, và bài “Buenos Dias, Argentina”, mà ông thực hiện cùng với các đội bóng đá Đức trong năm 1978.

Tới Việt nam những năm trước 1975 ở miền Nam, bài hát “Merci, cherie” được người yêu âm nhạc biết đến với tên “Cám ơn người yêu dấu” qua  bản lời Việt của Trường Kỳ và giọng hát Jo Marcel.

(http://www.nhaccuatui.com/m/6x7hdv2hdJ)

Jo Marcel là một trong những tên tuổi lẫy lừng nhất trong thế giới âm thanh, đã một thời làm mưa làm gió tại miền nam ViệtNamvào những thập niên 60 và 70. Mang một cái tên rất Tây, nhưng Jo Marcel là một người Việt, tên thật là Vũ Ngọc Tòng, sinh ở Hà Nội. Khi còn ở Hà Nội ông theo học trường Puginier, vào Sài Gòn năm 54 tiếp tục theo học tại trường Taberd cho đến hết bậc trung học. Ông vào nghề từ những năm đầu của thập niên 60 khi hát trong một ban nhạc do một người Pháp làm nhạc trưởng tại nhà hàng La Galère, trong khách sạn Caravelle dưới tên Ngọc Minh, rồi nổi bật lên từ năm 1967 trở đi, khi đứng ra khai thác vũ trường Chez Jo Marcel (sau đó là Đêm Màu Hồng) trên đường Nguyễn Huệ. Trước đó có một thời gian ông cộng tác với vũ trường Baccara, hợp với Như An thành một cặp song ca nổi tiếng trong những nhạc phẩm ngoại quốc thuộc loại “easy listening”. Jo là một nghệ sĩ có nhiều sáng kiến trong địa hạt tổ chức cũng như trong lãnh vực âm thanh.

Ngoài tài ca hát với một giọng ca trầm ấm và đầy truyền cảm rất được khán giả mến chuộng qua những nhạc phẩm đặc sắc như: Mộng Dưới Hoa, Ai Về Sông Tương,vv…và đặc biệt là những nhạc phẩm lời Pháp như: Merci Chérie, Les Neiges Du Kilimandjaro, Fais la Rire, Capri C’est Fini, Et Pourtant, vv… đã làm ngất ngây biết bao tâm hồn yêu nhạc, ông còn được mệnh danh là một tay “phù thủy âm thanh” khi đưa ra nhiều sáng kiến trong việc kết hợp, điều chỉnh hoặc bổ túc âm thanh trong những chương trình ca nhạc cũng như những băng nhạc do ông thực hiện. Với óc tổ chức khéo léo, ông được coi là một trong những người khai thác vũ trường thành công nhất tại ViệtNam. Jo cũng đã cùng một số bạn bè kết hợp thành nhóm Jo Marcel (với Jo Marcel, Trường Kỳ, Nam Lộc) và thực hiện 2 cuốn phim ca nhạc và tuổi trẻ với những phương tiện thô sơ nhất nhưng đã gặt hái được một thành công đáng kể. Cuốn phim đầu tiên là “Thế Giới Nhạc Trẻ” với các diễn viên tài tử Minh Lý và Đan Thành, xen lẫn với những màn trình diễn của những ban nhạc trẻ được biết đến nhiều thời đó là The Hammers, The Peanuts Company, Phượng Hoàng, The Enterprise, vv… Cuốn phim thứ nhì là “Vết Chân Hoang”, phỏng theo phóng sự tiểu thuyết “Tuổi Choai Choai” (tức “Tuổi Lang Thang) của Trường Kỳ.

Sau năm 75. Jo Marcel sang Mỹ và tại Mỹ ông vẫn tiếp tục hoạt động về ca nhạc.

Một người nữa không thể không nhắc tới ở đây cùng với Jo Marcel là nhạc sĩ Trường Kỳ, hay Joseph Vũ Trường Kỳ. Trường Kỳ tên thật là Vũ Trường Kỳ, sinh năm 1946 tại Hà Nội. Từ thuở nhỏ cho đến lúc trưởng thành ông đều được đào tạo trong môi trường văn hóa Pháp (học trường Tây), hết trường Puginier ở Hà Nội lại đến các trường Aurore, La Salle Taberd tại Sài Gòn. Ông là một trong những người tiên phong khai sinh phong trào nhạc trẻ Sài Gòn trước năm 1975 và cùng với Tùng Giang, Nam Lộc, Jo Marcel …, ông đã được mênh danh là vua nhạc trẻ.Ngoài ra, ông còn là một ký giả, từ phụ trách trang Nhạc Trẻ của tuần báo Kịch ảnh và tham gia một số báo tư nhân khác ở miền Nam khi ông trú tại nhà một người bạn ở 86 Trương Định, quận 1 cuối những năm 60’s, đến phụ trách mục “Nghệ sĩ và Ðời sống” của đài VOA khi ông đã định cư ở Canađa.

Không chỉ là một nghệ sĩ biểu diễn, mà trong suốt hai thập niên 60’s – 70’s của thế kỷ trước, Trường Kỳ đã cùng các bạn tổ chức nhiều cuộc trình diễn âm nhạc quy mô tại Sài gòn, làm tiền đề cho những ban nhạc trẻ mọc lên như nấm thời kỳ đó.

Cùng với việc tổ chức những đại hội nhạc trẻ, Trường Kỳ còn viết lời Việt cho những ca khúc ngoại quốc. Chỉ trong vòng một năm (1972 – 1973), những ca khúc đã được “Việt hóa” đã có mặt trong 7 tập Tình ca nhạc trẻ, trong đó tập 1 là của riêng Trường Kỳ, từ tập 2 có thêm sự cộng tác của các nhạc sĩ Phạm Duy, Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang…

Một số bài hát lời Việt của Trường Kỳ:

Tình yêu trong đời (Sealed With A Kiss)
Kiếp phiêu bồng (Unchained Melody)
Rồi mai đây (Love Mucho Te Quiero)
Yêu nhau đi (Besame Mucho)
Thú yêu thương (Speak Softhy Love)
Tình trong thoáng giây (I Left My Heart In San Francisco )

V.v…

Và đây là lời Việt của bài hát, theo http://vietnameseportal.com/lyric/C/Cam-On-Tinh-Em-Merci-Cherie_300096.php:

Này em, lặng nghe lời anh.
Anh xin nói cám ơn em
Dù cho giờ đây ta xa cách,
bước chân đầy ngập ngừng.
Từ giã nhau rồi, lòng anh nhớ muôn đời
những đôi môi êm đềm.

Bờ môi, vòng tay lời em,
anh ghi nhớ mãi trong tim
Dù cho giờ đây ta xa cách,
bước chân đầy ngập ngừng.
Lời cám ơn này, đầy tha thiết,
em nhận lấy cho anh vui lòng.

Từng giây phút êm ấm này,
từng năm tháng thương mến này.
Lòng anh vẫn muôn ngàn kiếp
không hề phai mờ
Hôm nay ta rời xa,
Mai sau ta không mờ phai trong
lòng nhau, lòng nhau.
….

Mới thế mà đã mấy chục năm kể từ những ngày mới ngơ ngác lạc vào vườn yêu, tự nhiên một chiều bỗng chợt nhớ tới bài hát này, nhớ lại một thời đã qua cùng với bao nhiêu thương yêu hay hờn giận. Và chợt nhận ra rằng đến một lúc nào đó, khi người ta đã trở nên rộng lượng hơn (với mọi người và với chính mình), người ta sẽ thấy dù sao đi nữa thì những tháng ngày yêu đương cũng vẫn là thời gian đẹp nhất của đời người, là món quà vô giá mà những người yêu mang đến cho nhau. Merci, cherie …

Tháng 7/2011

Nguồn:

http://amnhacviet.net/casi/jomarcel.htm)

http://en.wikipedia.org/wiki/Merci,_Ch%C3%A9rie

http://en.wikipedia.org/wiki/Udo_J%C3%BCrgens

http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_K%E1%BB%B3

http://www.truongky.com/forum/viewtopic.php?t=421

http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200913/20090323231611.aspx

Merci, Google.

 

 

 

 

 

 

223 responses to “Merci, cherie.

  1. Bac Cua lam toi nho Saigon voi nhung ky-niem hon-nhien, ngo-nghe nhung tuyet-voi.

    Merci Cua.

  2. Merci anh cua, thanks mọi người, cảm ơn in te net…

  3. Mới thế mà đã mấy chục năm kể từ những ngày mới ngơ ngác lạc vào vườn yêu, tự nhiên một chiều bỗng chợt nhớ tới bài hát này, nhớ lại một thời đã qua cùng với bao nhiêu thương yêu hay hờn giận. Và chợt nhận ra rằng đến một lúc nào đó, khi người ta đã trở nên rộng lượng hơn (với mọi người và với chính mình), người ta sẽ thấy dù sao đi nữa thì những tháng ngày yêu đương cũng vẫn là thời gian đẹp nhất của đời người, là món quà vô giá mà những người yêu mang đến cho nhau. Merci, cherie …
    —————
    Cảm ơn anh KuA nhiều!

  4. Cám ơn cưng ! Thề anh kua còn thêm ba chấm ý là…nhiều cưng hay mien man đa sự về tình ?
    Chinook@ viết theo một cách rất xưa, rất đúng của những năm 60, chắc là người của thời ấy ?
    Halinh@ cứ viết rất riêng KuA. Có thể hiểu là Không yêu Ai, Ku hạng A,…?
    EX@ Có thêm câu: Cám ơn đời mỗi sớm nai thức dậy,…Ha ha!

  5. Giọng hát truyền cảm nhưng giàu nội lực và gương mặt cũng rất biểu cảm . Cảm ơn Cuadong nhé

  6. Merci beaucoup à toi – Cua Đồng !

  7. “…rất quen thuộc với cái đám thanh niên mới lớn chúng tôi từ những năm 80’s thế kỷ trước”
    ________

    Em cũng thích nghe các bài Sealed With A Kiss, Seasons in the sun, God father, The house of the rising sun, Green field, Top of the world, Domino, Main dans la main, Paloma, Le pont de la rivière Kwai… dù hồi đó không hiểu lời.

    • Tuyền tên tây, kinh, nhà em thì chỉ thích núi liền núi sông liền sông, chung 1 biển đông mối tình vĩ đại sáng như vầng hồng…

    • Hồi xưa (khoảng những năm 80’s) nhà anh có cái máy AKAI cũ, chạy băng cối toàn nhạc trẻ quốc tế lời Việt. Nghe thì thấy hay mà chẳng biết đầu đề bài nào ra bài nào.

      • Hồi đó trên đài phát thanh SGN hay có “chương trình nhạc nhẹ các nước” mỗi sáng Chúa nhật, hình như 8-9 giờ thì phải. Em thích lắm. Thiệt tình em mù chữ Tây mà sao vẫn nghe vào, bác ạ.

        • Anh cũng không biết tiếng Tây, nhưng bài nào có lời Việt thì hiểu liền 😀
          Nhưng hiểu lời hay không thì vẫn thích nghe, vì nhạc hay (và cũng biết chắc là trong lời hát nó không chửi mình 😀 )

      • Đài í lại mua lại của mĩ ngụy chứ giề, thế mà cũng khoe, cả làng em chung nhau 1 cái đài Sieng mao mà dùng vẫn không hết

        • Mỹ ngụy đâu mà Mỹ ngụy, anh mua của các chú bộ đội về phép đấy chứ 😀

          • Hồi xưa em có người mợ chuyên đi buôn tuyến Bắc- Nam. Chồng là giáo viên dưới mái trường xhcn, vợ đi buôn. Mỗi lần mợ ấy vào miền Nam mua hàng toàn ghé nhà em ở trọ. Buôn về xây được nhà cửa khang trang, thành ra giàu nhất nhì trong làng đấy bác. Mợ ấy buôn đủ thứ sản phẩm của TBGC mang về Bắc, cả mấy cái đĩa đồi trụy Lan và Điệp nữa, sến gần chết 😀

            • Buồn cười lắm, khi có nhiều tiền do đi buôn thì cậu mợ xây nhà lầu, dù đất đai vườn tược rất nhiều. Một cái nhà lầu nằm giữa một khu vườn rộng :D. Nhà lầu nhưng tiết kiệm tiền, không xây cầu thang. Mỗi lần lên tầng trên thì bắc cái thang tre 😀
              Chuyện thật 100% đó bác ạ.

            • Hồi đó nhà anh có cái đầu máy quay đĩa của Liên xô, nhưng đĩa hát thì chủ yếu là nhạc vàng và cải lương từ miền Nam đưa ra. Đĩa hát của Dihavina (miền Bắc) chẳng có mấy.

  8. Merci.
    Này em lặng nghe lời cua nói…….
    Lời cám ơn này, Cua nhận lấy cho tôi vui lòng

  9. Mọi ngài ở đây đều có đẳng cấp ngoại ngữ , tuy nhiên gc xin mạn phép dịch tên mấy bài hát của Udo Jürgen Bockelmann bằng tiếng Đức sang tiếng Việt để ai đó chưa hiểu hết nghĩa, tiện tham khảo.
    -Griechischer Wein : Rượu vang Hi lạp
    _ Aber bitte mit Sahne : hãy cho tôi chút sữa cà phê
    _Mit 66 Jahren : Với 66 năm trường
    -Buenos Dias Argentina : Xin chào Arhentina ( tiếng Tây ban nha)
    Về cá nhân thì GC nỏ mê nhạc của người Đức vì nó..cứng khèo..hình như thế giới coi dân tộc Đức là dân “Triết học” thì phải.

    • hình như thế giới gọi dân tộc Đức là dân “Triết học” thì phải.
      ————————————————————————–
      Nỏ phải mô, mấy đối tác Hàn, Đài, Tầu…của em hay gọi người Đức là dân sắt nguội, em chả hiểu giề

    • Tóm được áo bác Cú đây rồi!! 😀
      Bác cho em hỏi rất nghiêm túc: rằng là bác thấy lời bài hát bằng tiếng Đức và lời hát bằng tiếng Việt có khác nhau nhiều không?

      • Múa rìu qua mắt thợ : GC chưa từng nghe bài ni bằng tiếng Việt, vì bản thân cũng như Cua rất dam da bản sắc Việt nên nỏ “tiêu” được bài hát Đức.Tuy vậy theo yêu cầu nghiêm túc của Cua, GC cũng dịch lời bài hát sang tiếng Việt ( tạm dịch) để bà con tham khảo.
        tên bài : Cám ơn em, người thân yêu nhất
        Cám ơn, xin cám ơn những giờ khắc tuyệt vời
        Tình yêu của chúng ta đẹp đến nao lòng
        Cám ơn người thương yêu nhất của tôi
        Xin đừng buồn nữa, tôi phải rời xa em.
        Em , hỡi em ..( tiếng pháp)
        Những giọt nước mắt của em làm tôi đau đớn xót xa , quặn thắt
        Giấc mơ của chúng ta cũng bay đi mất
        Cám ơn báu vật của tôi, xin đừng khóc nữa ngay cả trong tâm thức
        Hãy hướng về phía trước, xin đừng ngoảnh lại quá khứ
        Hạnh phúc không thể gượng ép
        Cũng như không có vùng biển nào dữ dội như tình yêu
        Tình yêu đơn độc như vậy, và.mãi mãi như vậy
        Cám ơn, xin cám ơn, những giờ khắc tuyệt vời…

        ( Sau đó quay lại điệp khúc mấy dòng ban đầu)

        Nước Đức có 2 cô gái xinh đẹp như Xinh lặc lô đoạt giải ni năm 82 Nicole với bài Ein bisschen Frieden ( Một chút thanh bình) và 2010 LeNa bài Satellit.xin bà con nghe thử bài Ein bisschen Frieden ở Yotube nhé ( GC dốt nỏ biết lấy về, mong được thông cảm)http://www.youtube.com/watch?v=GvD8Y6gr9lk

  10. Eo ơi, hóa ra các bác trang này tuyền già khú vậy a? U 30 như em với chị HL là trẻ nhất hay sao, thật là vinh hạnh quá
    Idol của bọn em là Uyên Linh, Bình Minh, Khánh Linh, Thùy Linh, gặp lúc lên đồng thì thích cả âm binh

  11. Thiện tài thiện tài, sư quốc doanh hay sao mà thích được gọi bằng chị

  12. Hóa ra ngày 4/7 hàng năm lại là ngày ” gật đầu ” của lão cua@ và mụ …cuacai@ !
    Vậy nên chúc mừng, chúc mừng !

  13. Bác giới thiệu kỹ thế thì bài hát này chắc là hay 😀

  14. Khiếp! Cua có duyên với thể loại phân tích và giới thiệu âm nhác nhẩy. 😆

  15. Em cũng thích những bài mà anh thích, mình ” đồng điệu” ghê cơ! He he!

  16. Merci you nhé !

  17. “Đã mấy chục năm kể từ những ngày mới ngơ ngác lạc vào vườn yêu”
    ___________
    Nay mà chàng Cua giở lại thăm vườn Thúy e có khi cụ củ Rùa cũng phải kêu chàng bằng cụ nhở! 😀

  18. Đi mô mà mấy ngày ni không thấy rứa Cua 😀

  19. Hôm nay bí thư rủ cả gia đình xuống rì-sọt nhà em. Gọi mãi để rủ anh Cua đi cùng mà mà máy cứ ò è, khò khè… như đang … ngái ngủ í
    he he!

Gửi phản hồi cho cuadong2010 Hủy trả lời