Chuyện bựa Bắc Hà

Đi chơi loanh quanh, chợt tìm thấy mấy thứ hay hay nên mang về bày đặt, ngắm cho vui. Không dành cho người dưới 18 tuổi.

1.     Hàng đợi.

Blog phot_phet, (http://vn.360plus.yahoo.com/lyxuonglong/article?mid=3461)

Tình hình căng bà con ạ. Tối qua bố vợ điện thoại bảo mai chở qua đằng này tý. Mình mai tuy không bận nhưng phục vụ bên ngoại là mình rất ngại. Định chối nhưng nghĩ lại, nên thôi. Sáng sang sớm, lão còn chưa dậy, binh boong mãi vẫn trống không. Đánh xe đầu ngõ, mút cà phê, rít thuốc vặt. Mẹ vợ đi tập thể dục ngang qua, réo:

– Làm gì đây con?

– Đón bố đi đằng này tý.

– Đi đâu?

– Ai mà biết, bấm chuông mà vẫn chưa bình minh.

– Ông ấy dậy sớm, đi trước mẹ mà.

– Ơ, con biết đâu.

Hai mẹ con lạch cạch về nhà. Bố vợ không có nhà thật. Mình bấm đi động:

– Con đây, ông đang đâu?

– Gội đầu, ngay ngõ. Ra đón tao, đi luôn.

– Ông còn tóc đâu mà gội.

– Tao nhổ râu.

– Ông ăn gì chưa? Con mới cà phê.

– Ăn tối qua rồi. Anh ra luôn đi.

Lại khật khưỡng ra đầu ngõ. Bố vợ mình nằm ườn trên bàn gội, như nhái mén bám lá chuối. Mình húng hắng:

– Đi chưa bố?

– Hẵng hượm, chuốt nốt cái lỗ tai, lắm ráy quá. Anh chờ hoặc nằm đây cạo rửa luôn thể.

– Thôi, con chờ. Nhanh ông ạ, cho mát. Mà bố định đi đâu?

– Đi gần thôi. Trưa về.

Mẹ, bố vợ mình đĩ phết, bảy sọi rồi mà vẫn bóng như giày da đánh xi, mỗi tội hơi còi tý. Lão ở nhà trên com lê, dưới xịp nhưng ra đường nom như tay chơi. Mình ngoan ngoãn ngồi chờ, nghĩ bụng, đéo phải đẻ ra vợ tôi thì tôi lượn khẩn trương. Báu đéo!

Trên xe, mình hỏi lại:

– Đi đâu bố?

– Anh cứ chạy thẳng Hòa bình cho bố.

– Chơi hay việc bố?

– Cứ đi đi.

Ơ, mẹ lão. Thế là thế đéo nào.

Chạy hơn 60 cây, chui vào cái làng sâu hun hút. Xe dừng trước căn nhà cấp 4 tuyềnh toàng. Bố vợ mình bảo:

– Anh vào hay ở ngoài?

– Thì sao hở bố?

– Thì vào hay ở?

– Con vào.

– Ừ được, nhưng đừng có béo xép cái mồm với vợ hay mẹ mày.

– Ông yên tâm.

Một người đàn bà quãng 40 chạy ra tất bật. Tuy có tuổi nhưng trắng và nét căng, dáng dấp phú quý lắm. Mình ngạc nhiên. Bố vợ chỉ tay:

– Đây thằng con rể anh.

– Khiếp, anh khéo kén. Đẹp giai như tài tử.

– Tài tử mẹ gì nó, chơi bời, chưởi vợ như ranh. Nhưng anh quý.

Mình choáng. Kệ cho họ chuyện trò, mình cứ nhẩn nha, loanh quanh sân vườn, ao dậu. Già trưa vẫn không vãn chuyện. Mình sốt ruột, nhắn tin cho bố vợ, giục về. Lão nhắn lại, cơm rượu đã.

Cả bữa, họ chả uống ăn, toàn chuyện đâu đâu. Mình phang cật lực. Đầu chiều, chia tay lưu luyến. Trên xe, mình hỏi:

– Người tình bố à?

– Gần như thế?

– Là sao?

– Cô ấy là nhà thơ, đang nổi.

– Thì bố là nhà văn, tiếng tăm kém gì.

– Tao đang viết về nó.

– Truyện ngắn hay tiểu thuyết bố?

– Thơ phụ âm, vần ồn.
Mình ngất, im thin thít. Đưa về đến nhà, mình chào để lướt. Bố vợ mình nói với:

– Nhớ không kể ai, nghe chưa.

– Ông yên tâm.

Về đến nhà mình, đang lăn tăn, băn khoăn kể lại chuyện này thì vợ gọi điện:

– Làm gì trưa gọi không nghe?

– Đi việc với bố.

– Việc gì mà gọi lại không nghe?

– Lúc í đang ăn cơm.

– Trên Hòa Bình à?

– Ơ, sao biết?

– Lạ gì chỗ con đĩ í.

– Ăn nói cẩn thận, bố láo thây.

– Tối nay về em mách mẹ.

– Im đi, định phá nhà à?

– Không chịu được.

– Bố già rồi, để bố tự do.

– Đừng có mà a dua, bắt chước.

– Nhố nhăng vừa thôi.

– Đàn ông thằng nào cũng khốn nạn.

– Về banh tai bố em ra mà nhét vào.

– Đồ đểu, tối về em mách mẹ, làm ầm lên cho xem.

Để tối nay xem cơ sự thế nào, mình sẽ viết nốt hầu các bạn nhé. Giờ ngủ tý đây. Phù! ( lưu ý, chuyện thật 101% nhế, không phịa tý nào, mình cũng hồi hộp không kém )

Địt mẹ, định biên nốt sự thật hầu các bạn thì thằng Khựa nó lại vừa chọc cho thằng Lừa phát, nên thôi. Biên nhăng nhít cho có, ngủ đây. Chán & nhục đéo chịu.

Hơ, chiều nay không giông gió gì bà con a. Mình vửa cơm tối xong. Vợ mình bảo:

– Xong sang ngoại nhé.

– Em đi đi. Anh quý một lần là nhiều rồi.

– Sang để nói chuyện với ông bà, ai khiến thăm.

– Chuyện mẹ gì đâu, dớ dẩn.

– Chuyện con đĩ trên Hòa Bình í.

– Láo thây, ai là con đĩ. Bạn văn chương, thơ thẩn bố đấy.

– Em đéo tin. Em biết nó. Bố lòng vòng với nó lâu rồi. Em chả lạ.

– Không đi đâu.

– Đồ hèn.

Vợ mình ngúng nguẩy đi. Mình nằm nhà xem Đồ Rê Mí. Hơn 9 giờ đã thấy mò về. Mình nhăn nhở:

– Sao? Về sớm thế. Phá xong nhà rồi à?

– Em nói chuyện với mỗi mẹ.

– Ù, sao?

– Mẹ bảo cũng biết lâu rồi. Nhưng kệ.

– Ừ, thế là phải. Bố già rồi làm ăn cứt. Mà xấu chàng thì hổ ai. Với lại chắc gì đã có chuyện đó. Họ nghệ sĩ, cần giao lưu.

– Ai bảo anh thế. Mẹ bảo họ có quan hệ nam nữ với nhau thật.

– Ừ, thì đã sao?

– Sao giăng gì. Mẹ cũng buồn chứ.

– Ui, thế mà mẹ để yên à?

– Mẹ “ mất nước” rồi, nên nhịn.

– Thật thế à? Bố thì còn nước non gì?

– Anh nhầm, mẹ bảo còn kinh lắm.

– Anh thấy bố trưa nay “ ấm chén” gì đâu.

– Rủ anh đi là tìm đồng minh và cảm thông đấy. Họ làm lúc khác.

– Ghê nhỉ.

Vợ mình thở dài, rúc nách mình sụt sịt:

– Sau em thế, anh thế không?

– Là sao?

– Là lăng nhăng như bố em í.

– Dớ dẩn, “nước mất” thì nhà tan chứ còn phải hỏi.

– Phải làm sao để không “ mất nước”?

– Thì mặt tiền phải đẹp, công trình phụ sạch sẽ và quan trọng là cơ chế phải thoáng.

– Bỏ cái giọng đểu giả đấy đi.

Mình im. Điện thoại réo vang.

– À lố!

– Mẹ đây, vợ về chưa con?

– Rồi mẹ ạ

– Đưa mẹ nói chuyện.

Mình chuyển máy, nằm hóng. Chả biết chuyện gì nhưng bọn ninh xương nấu phở phải gọi bằng cụ. Xong, vợ mình tần ngần:

– “ Mất nước” thì trai tráng phải “ lên đường” thôi anh nhỉ.

– Không, chỉ bọn già mới thích xung phong. Thanh niên chúng đánh cờ, thuốc vặt.

– Anh sau thế, em giết.

– Đang không thiết sống đây.

Vợ mình lột quần, móc súng mình ra dọa. Mình rất bực:

– Bắn thật đi.

– Đạn còn hay hết?

– Đủ dùng cho 10 năm tới.

– Em 20 năm nữa mới “ mất nước”, súng đạn vứt đi, lấy gì bảo vệ.

– Ôi giời, cứ lo hão. Lúc í “ nước còn, nước mất” nghĩa lý chó gì. Chiến đấu, bảo vệ chả nhọc công.

Trời giông to bà con ạ. Hôm nay không giông chiều mà giông tối.

2. Ầy ong ày ày
Blog Cua bể  (http://vn.360plus.yahoo.com/abcdef-egh/article?mid=7847)

Thời xưa nền kinh tế là tập trung bao cấp, chế độ theo kiểu phân phối, tiêu chuẩn dùng tem phiếu, sổ sủng rất lằng nhằng dây điện. Người dân muốn mua cái gì cũng thiếu thốn, phải xếp hàng. Thóc gạo, chất đốt, thịt thà, cá mú, đường sữa, săm lốp…thậm chí cả vải xô, quần đùi đều phải xếp hàng hết. Giờ ngon, xoá bỏ bao cấp, nền kinh tế lại thuộc diện độc đáo, chả giống ai. Tên cực kêu, đó là “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, thích cái gì chỉ cần có xiền, Alô phát là nó vác đến tận nơi, giao đến tận đít, rất chi sướng.

Ấy vậy nhưng mà một số thứ mình đi hiến, cho, tặng lại vẫn phải xếp hàng, tỷ dụ như xếp hàng đi hiến máu nhân đạo, xếp hàng đi bỏ tiền vào thùng làm từ thiện…

Một lần, nghe bệnh viện nọ tuyên truyền rằng là hiện tại có nhiều ca hiếm muộn, rồi do nhiều chị em có nhu cầu sinh con nhưng lại không có nhu cầu có chồng nên bệnh viện hiện đang thiếu và cần một lượng “Chung Tình” rất lớn, kêu gọi anh em đàn ông đi cho, tặng, hiến, bán…

Nghe bùi tai, mấy thằng cu đệ to cao đen hôi nhà anh nô nức, tưng bừng, phấn khởi, lũ lượt kéo nhau đi xếp hàng trước cổng bệnh viện để hiến, cho, tặng… mưu đồ lưu lại nòi giống thượng đẳng, quí tộc, tinh hoa cho tương lai mai sau.

Đương háo hức nghiêm chỉnh xếp hàng chờ đến lượt, bỗng có một em gái xinh tươi trẻ đẹp, chân dài đến nách, lông nách dài đến chân hớt ha hớt hải, chen lấn xô đẩy, chèn ép hết thằng nọ đến thằng kia để đòi nhao lên phía trước.

Bất bình trước hành động vô lý, lố bịch, thiếu văn hoá của gái, đám đàn ông đương xếp hàng mới phẫn nộ la ó: “ Này cô kia! Tại sao lại chen lấn xô đẩy thế kia? Cô có biết đây là đâu không? Đây là chỗ xếp hàng để cho, hiến, tặng, bán Chung Tình! Cô có Chung Tình đâu mà len vào đây làm gì?”

Gái đầu tiên chả nói năng gì nhưng vì bị anh em xúm lại, mắng nhiếc ghê quá mới phẫn nộ, miệng mím chặt, mặt tỏ tía tai, chân dẫm xuống đất bạch bạch.Taychỉ vào mồm mà ú ớ hét lên rằng: “…ỊT Ẹ ÚNG ÀY, ẦY ONG ỒM AO ÂY ÀY!”

Bọn anh ngơ ngác nhòm nhau chả hiểu đéo gì, các em thấy có lạ không?

3. Dân đen ái Quốc …. 

Blog Chẹo !!   (http://vn.360plus.yahoo.com/anh_nguyet_mk88/article?mid=2507&prev=2563&next=2225)

Con giời ở bên Tắc Kinh, à quên Bắc Kinh. Thỉnh thoảng rỗi việc lại alố alô về cho em để buôn bán, hóng hớt, đong đưa, chặt chém.. Mà dạo này cũng lâu phết không thấy hồi âm.
Tối qua buồn đời, làm phát nửa quả sầu riêng, đầy bụng đếch ngủ được. Mười hai giờ đêm mò dậy gửi tình yêu vào đất. Đang máu, đang vào, đang cao trào thì điện thoại léo nhéo, ầm ĩ, ì xèo.. Vừa nhấc máy chưa kịp ấy thì nghe giọng con giời nhỏ nhẹ như cô hồn :” Alu chị hả ? Dạo này thế nào rồi? Khoẻ không ??”
Em cười :” Vưỡn khoẻ, ăn ỉa điều độ.Làm sao? Sáng thì đéo sủa mà cứ chờ đến đêm mới sủa vậy mày? Nói to lên phát, dạo này tiền mãn tin rồi, lặng tai đéo nghe rõ đâu nếu mày cứ thì thầm mùa xuân như thế.”
Con giời than thở :” Khổ ! Dạo này em bận quá, cày như trâu nên không có thời gian. Mới lại gọi ban ngày chúng nó nghe thấy thì phiền lắm.”
Em hỏi :”Mày làm đéo gì mà sợ? Buôn ma tuý hay tàng trữ vũ khí?? ”
Tiếng con giời đau khổ :” Chị trêu em đấy à? Em chỉ muốn hỏi về vụ mấy cái đảo ở biển Đông xem thế nào thôi.”
À thế mà đéo nói sớm cứ úp úp mở mở làm chị giật mình. Em bẩu con giời :”Đeo mẹ, mày ở ngay trong lòng thủ đô của nó, mày phải hóng được nhiều hơn chị chứ.Bên này cứ giấu như mèo giấu cứt, đa phần tin vỉa hè chị biết thế đéo? Nhưng tối qua xem thời sự thấy bẩu vướn đề ấy giải quyết xong rồi.Êm thấm, nhẹ nhàng rồi.”
Tiếng con giời the thé :” Êm cái gì mà êm? Em thấy chúng nó bảo cướp trắng rồi chứ êm cái gì nữa? Thế bên mình không gì à?”
Bố con này,em chẳng hiểu ”gì” ở đây là cái đéo gì cơ. Thấy bộ trưởng ngoại giao của nó bẩu thế, bên mình cũng bẩu thế.Biết đéo. Trên bẩu thế rồi mình dưới phải nghe chứ.Trên bẩu mà dưới đéo nghe có thành mẹ bất lực à??? Em vặn con giời :” Thế mày ăn ỉa cùng lũ Khựa bao nhiêu năm mà không mần ăn được gì hự ??”
Cỏn thì thào :”Chị bẩu em làm gì bi giờ ?”
– Đeo mẹ, đúng là càng giàu càng ngu. Thì mày cứ rình lúc bọn Khựa chuẩn bị đớp, mày nhổ mẹ vài bãi nước bọt vào đồ ăn ấy. Tối ỉa vào túi bóng ném bồm bộp vào nhà chúng nó ấy,Thiếu đéo gì cách. Mình thấp cổ bé họng thì yêu nước kiểu dân đen cứ quan trọng đéo gì.Tao khéo khi mai cũng phải đi biểu tình phát.
Con giời chùn :” Thôi chị ! Dân nó đông lắm,như kiến cỏ. Mình khiêu khích nó mà bắt được chỉ cần mỗi thằng nhổ cho mình bãi nước bọt cũng đủ chết chìm rồi.”
Úi, cỏn phát biểu câu này đúng mẹ chỗ ngứa của em. Nhỡ đâu … Ừ thôi Đảng bẩu không phải thì chắc là không phải, cán bộ bẩu còn thì chắc là vưỡn còn.Sống trên đời phải có đức tin chứ, cứ phải tin vào đường lối, tin vào chính sách chủ trương.. Phát này chắc ta đang lùi một bước để tiến bốn, năm bước đấy. Ừ thì thôi ! Chắc vậy… Cứ yêu, cứ tin, cứ hy vọng. Chừng nào lũ đầy tớ của mình còn sống thì mình còn được thoi thóp.
Em bẩu con giời :” Thôi ngủ đi. Chị ỉa xong rồi.Mai đéo đi biểu tình nữa vậy.”
hô hô ….

Cópbi tháng 6/2011

258 responses to “Chuyện bựa Bắc Hà

  1. Eo ơi, văn chương đéo gì mà viết tục thế á

  2. Con giời chùn :” Thôi chị ! Dân nó đông lắm,như kiến cỏ. Mình khiêu khích nó mà bắt được chỉ cần mỗi thằng nhổ cho mình bãi nước bọt cũng đủ chết chìm rồi.”
    Úi, cỏn phát biểu câu này đúng mẹ chỗ ngứa của em. Nhỡ đâu … Ừ thôi Đảng bẩu không phải thì chắc là không phải, cán bộ bẩu còn thì chắc là vưỡn còn.Sống trên đời phải có đức tin chứ, cứ phải tin vào đường lối, tin vào chính sách chủ trương.. Phát này chắc ta đang lùi một bước để tiến bốn, năm bước đấy. Ừ thì thôi ! Chắc vậy… Cứ yêu, cứ tin, cứ hy vọng. Chừng nào lũ đầy tớ của mình còn sống thì mình còn được thoi thóp.
    ————–

    nghe quen quen!

  3. Chắc đéo gì ông bô vợ đã nước non ấm chén gì. Có khi chỉ khoe mẽ với ông con rể. Mấy lão già về hưu dạo này tinh vi cái khoản ấy phết.

  4. Mất nước thì nhà tan là cái chắc rồi anh nhể, có gì mà phải thắc mắc đâu! He he!

  5. Bắc Hà gì mà như cái chợ thế?

  6. hahaahahahhahahahah chào bà con. Mấy truyện viết đều giỏi, ngôn ngữ cứ ngồn ngộn, tươi sống và rất “Đời” .Ối nàng lước ơi, nhanh lên vô hang Cua dong mà đọc không Cua lại..xấu chơi xóa đi bây chừ. Nỏ biết bọ Nập bây chừ ra răng, chứ kiểu viết như chuyện bố vợ , con rể thì tác giả xứng đáng là môn đệ thượng thừa của bọ rồi. Giai cú vừa đọc xong, định…Nác Đức gọi VN , nác đức gọi NB..nghe rõ trả lời…ai dè Xinh lặc lô, Hn còn nhanh hơn..hu hu huuu..cả VTN nữa chứ..quần hùng Lương sơn bạc đủ cả..đề nghị VTN nên phát huy lối nói chuyện..kiểu như: biết chó gì…hoặc lão ấy đểu thế..cho nó dân giã, tươi sống nhé, đó cũng là các Bảo tồn ngôn ngữ đấy…chớ để mai một.GC biết thừa VTN đầy tiềm lăng, dưng mà..còn “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”…khổ rứa.

    • Hôm ngồi cà phê buôn dưa lê. Mấy đại ca vui vẻ nhắc đến Phọt phẹt. Chánh đại ca tủm tỉm cười, điêu đếch chịu được. Lão lộc phộc ngây ngây, đểu đểu. Nữ sỹ thế à? thế à? MĐ hay nhỉ? hay nhỉ?, em xi thích thế! thích thế! ở đâu? ở đâu?…… Hóa ra là hai lão già có xem, có nhớ, có còm lại làm Con nai vàng ngơ ngác.
      Mình nói với các cụ: Văn chương thì bựa, bậy, khó nghe, nhưng các cụ cứ đọc lại mà xem nó có thông điệp rất tử tế, nội dung rất lành mạnh đấy.
      Văn chương kiểu này khó còm, vì còm phải bạo mồm. Nên phọt ít còm. Mà đã còm phải phọt phẹt mới vui. Không còm thì thôi, xem rồi tủm tỉm cười cho khoái. Đời cười được lúc nào cứ cười.
      Mẹ cha lão phọt viết hay đéo chịu được. Tiên sư lão. Chửi phát đỡ bức xúc.

    • Bác Cú: “nhanh lên vô hang Cua dong mà đọc không Cua lại..xấu chơi”. Bác thù em nhá, nói xấu em nhá, 😀

  7. Hay nhưng mà kinh quá 😀

  8. thôi Cua giờ như bốc cát vốc vào mặt, chả biết nói gì vì người ta còn đang sốt đầy người; em lè lưỡi, liếm môi, không ngụ ý gì cả; xong em bỏ đi chơi đây.

  9. Ối giời đất ôi,

    Mấy ông già không đều này nói tục …đéo chịu được.

  10. Đọc hay quá, mai em copy gửi cho mấy đứa bạn, dưng mà cũng đang run bị chúng nó phanh phui, Nhân Sự đéo gì mà toàn đọc chuyện bậy!

    • Cái cô này hay chửa. Người lịch sự đéo bao giờ nói đéo đâu đấy nhé..

    • Chúng nó láo quá Cún nhỉ. Nó làm thì được, mà người ta nói thì đ. được …

    • Ối giời ơi nà giời, ối giời cao đất dầy ơi!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! Kịch niệt biểu dương và Hoan hô chị Cún bựa ni cũng xuống đường biểu tình chống lại thói đạo đức giả làm văn chương nác ta nhạt hoét. Chị Cún cứ mạnh dạn gửi đi cho bạn bè đọc, nếu run quá thì đưa mấy cái Meo nhờ Xinh lặc lô chuyển đi , coi như chị Cún vô can.

      • Chị cún đọc còm ni mờ không cười thì em chết liền

      • Hêhê, hôm nay bác Cú mới biết chị bác Cú ghét “thói đạo đức giả làm văn chương nác ta nhạt hoét”. Sao bác không giúp chị bác mà lại ủn cho Xinh thía??? 😀

        • hihi anh KuA, văn của AHTT và PP là thứ văn mà lọc những trần tục ra thì là những nỗi đau, những trăn trở rất là con người, hơn vạn lần thứ văn chương đạo đức giả bày đầy rẫy ngoài giá sách đó anh KuA ơi, em thì tôn trọng sự thật khách quan nên cái gì là sự thật thì trân trọng, vậy thôi!

          • Nhân chuyện chị em Mùa thu, Mùa đông ( chị Cún và MĐ) và Hà Linh cho phép.GC kể chuyện thực 100% , Gc chứng kiến cách đây độ 7 năm , cạnh nhà GC có 1 tổ “Gội đầu máy lạnh” ( hà nội). Có lần chị phụ nữ tuổi sồn sồn đến trước cửa hàng, chống nạnh, xắn váy quai cồng, trước bàn dân thiên hạ, chõ miệng vào nhà hàng chửi như ri : Tiên sư nhà nó chứ, thằng chết băm , chết vằm..đó đó.. bà con xem ,của nhà cũng trên V, dưới M. nó không dùng, nó lại vào đây với mấy con đĩ rời, đĩ rạc rồi mang mấy con Ếch ( AIDS) về rắc họa cho bà. Giời ơi nà giời, có khổ thân tôi không ??
            Vừa dứt lời, 1 chị “Mắt xanh mỏ đỏ” chạy từ trong cửa hàng ra chỉ mặt :
            _ Tiên sư cái con nạ giòong lặc lô kia, ngu lắm, có chồng đéo biết giữ còn đến đây kêu cái đéo gì ? Mày có đóng ngay cái nắp toa let đi không, tao thì vả cho mấy cái, không còn cái răng nào mà nhai cơm bây giờ.
            Dưng mà sau đó 1 lúc , thấy thằng “Chết băm, chết vằm” cũng nem nép chui ra và cúp đuôi chạy về nhà

          • “em thì tôn trọng sự thật khách quan nên cái gì là sự thật thì trân trọng, vậy thôi!”
            Anh cũng thế Hà Linh à.

          • Em cũng đồng thuận với chị HL, chán cái văn chương trang kim mạ vàng rồi, hôm qua nhìn đám người HÔI CỦA trong SG mà tởm và nhục quá, hôm nay thấy tỉ lệ tốt nghiệp PTTH tuyền 99,5% thì đéo muốn bật máy nữa

            • lâu lắm rồi chị không đọc các tác phẩm của các ” nhà văn” chính thống xứ ta Xinh nờ, một là chị đọc văn học nước ngoài, hai là chị đọc văn Việt trên blog thôi…
              chị cũng nhìn cái đám người hôi của, thấy nạn nhân không làm gì được mà thương anh ta và tức cái đám người cư xử vô cảm kia Xinh nờ..Nghĩ anh mất của kia chắc rồi xoay xở đâu ra mà đền cho công ty …

              • Gửi HN, Xinh lặc lô : Hôm rồi đọc báo thấy ông bí thư tỉnh ủy thái nguyên lấy cái bằng Tiến sĩ mà hơn 20 chiếc xe xịn về HN chúc mừng,đỗ rợp sân trường.Sau đó ông ta về tỉnh tổ chức đêm ra mắt bài hát Tôi yêu thái nguyên do chủ tịch hội nhạc sĩ VN Đỗ Hồng Quân phổ thơ của ông.Khán giả rất nhiều UVTW đến dự, chúc mừng bí thư, tiến sĩ, nhà thơ của TN. Nghe nói trước đó bà Chiều Xuân vợ ông Quân có tổ chức đêm nhạc trên TN, vé rất đắt mà không còn để bán. Nghe những chuyện ni còn tởm lợm bằng mấy cái chuyện mà Cuadong lấy về cho chúng ta đọc.

              • Hà Linh không chịu đọc các tác phẩm của các ” nhà văn” chính thống xứ ta thì làm sao mà biêt được các thứ quan trọng đã đi vào cuộc sống ntn?

              • Bác Cú: những chuyện tiến sĩ với tiến mã này đúng là nó tởm lợm thật, làm sao mà so được với những chuyện tuy nghe tục mà ý thanh em mang về, xấu hết cả chim với bướm.

              • em chỉ đọc các tác phẩm bất hủ của nhà văn KuA cũng được anh KuA nhỉ? nhưng mà thật sự tại sao tác phẩm của nhà văn mình k bán được? vì đâu có đi vào những vấn đề mà độc giả quan tâm đâu, người ta k tìm thấy sự đồng cảm của nhà văn thì làm sao đọc?

              • Văn học quê ta chủ yếu là phản ánh hiện thực XHCN, ca ngợi CN anh hùng CM, nêu cao tư tưởng abc, mang đậm tính xyz … đại khái thế 😀

            • Văn chương chỉ là văn chương; nhất là ở VN, xinh ạ

            • GC@
              Mình về quê, cô em họ nói tối nay nhà hát Thị xã có chương trình ca nhạc của nhạc sĩ Tinh Tuý, có giấy mời đây, anh có đi không. Chẳng biết Tinh Tuý là ai, hồi này các nhạc sĩ trẻ nổi lên cũng nhiều, sáng tác như điên, nghe không kịp, toàn những bài na ná nhau, hết nhại Phú Quang sang nhại Ngọc Đại, ca từ hoặc rỗng toếch hoặc nhẹ tênh, chán ốm, định bụng không đi.

              Cô em họ nói nhạc sĩ Tinh Tuý nói ông quen anh đấy, hình như học với anh. Cái tên nghe lạ hoắc, quen thân hồi nào nhỉ? Ừ thôi thì đi.

              Tới nơi thấy đông nghịt, vé 180.000 đồng mà đông nghịt. Cô em họ nói giá vé đề cho oai, thực ra toàn giấy mời. Mình cười nói ừ thì mời mà người ta đi cho đông thế này cũng là tốt rồi.

              Cô em họ nói phải tổ chức mời, lôi kéo mọi người vào mới được như vậy, ai mời được một người đi thì được thưởng 10 ngàn, em mời được 6 chục người được 600 ngàn khoẻ re, ke ke ke. Mình ngạc nhiên nói có chuyện đó a? Nó bảo ông Tinh Tuý thiếu gì tiền.

              Hoá ra là thằng Tuỵ học lớp 7 với mình, nó là Phạm Tuỵ, sao giờ nảy nòi đổi tên là Phạm Tinh Tuý không biết.

              Thằng Tuỵ không dốt nhưng lười, học hết lớp 7 thì bỏ, lêu bêu ba bốn năm trời. Nó mê con Thủy lắm, rình con Thuỷ tắm suốt.

              Một hôm thấy nó di chân trên cát đi một hình vẽ to đùng, mình hỏi vẽ chi rứa? Nó nói bướm con Thuỷ. Vẽ xong nó ngồi lọt thỏm vào đấy, tay bó gối mắt nhìn đăm chiều, nói cho tao lấy con Thuỷ. thì sai tao ăn bát cứt tao cũng ăn. Mình hỏi cứt nác có ăn không, nó nói ăn.

              Hôm con Thuỷ. cưới chồng, nó uống rượu say cứ ép bên tường hồi nhà con Thuỷ, sát ngay phòng ngủ vợ chồng Thuỷ. dập liên tục, ở quê gọi là nắt gió.

              Con Thuỷ. đi đâu nó cũng đứng dạng háng chặn lại, chim võng trong quần nói chồng Thuỷ. có bằng con cu của tui không mà chê tui hử!

              Thấy phiền quá, chú nó xin cho một chân làm hậu đài đoàn văn công tỉnh, đuổi nó đi cho khuất mắt con Thuỷ. Thằng Tuỵ thích lắm, ai hỏi làm đâu, nó ra cái vẻ khiêm tốn nói làm ở đoàn văn công, phụ trách hậu đài.

              Ít ai biết việc của nó là kéo dây, mắc đèn, khuân vác bục bệ, nghe nói phụ trách hậu đài là oách rồi, lương tháng năm đồng ba cọc, bù lại gái gẩm có dùng, cũng phởn.

              Thằng Tuỵ to đen như con gấu, mỗi tối biểu diễn, nó cứ lởn vởn quanh khu hoá trang, các cô nhờ nó khi thì lấy cái này, khi thì lấy cái kia, rồi nhờ cột cái tóc, sửa cái giày.. nó vui vẻ làm hết thảy, thỉnh thoảng lại véo cái, vuốt cái… loanh quanh thế nào nó kiếm được ối cô.

              Hồi mình ở tỉnh, nó chuyên kể các nàng ế chồng, các em trẻ ngứa nghề, các bà nạ dòng chồng già, mất sức chiến đấu đều vào tay nó cả. Nó kể một hôm ông trưởng đoàn nghi nó tằng tịu với vợ ông, định đuổi đi, chưa kịp mở mồm vợ ông đã cho một vả rụng hai cái răng cửa. Từ đó nó được chiều chuộng nâng đỡ, uy quyền ra phết.

              Đến đoàn văn công hỏi gặp anh Tuỵ thế nào cũng có người vồn vã dạ đây dạ đây, anh chờ cho chút rồi hộc tốc đi tìm, y chang thằng Tụy là lãnh đạo.

              Nó bảo tao dưới một người trên muôn vạn người, khác gì phó đòan, thằng phó đoàn lơ mơ tao cách chức, khe khe khe .

              Năm 1985 đoàn văn công vào diễn cho xí nghiệp đông lạnh, ông giám đốc phấn khởi nói tặng anh em đoàn văn công tỉnh rẻo đất của xí nghiệp làm quà. Đó là rẻo đất thừa, bùn lầy, rác rưởi nằm ngoài khuôn viên xí nghiệp, ông cho ai trong xí nghiệp cũng chẳng lấy, nên cho đoàn văn công.

              Mọi người ra nhìn rẻo đất chừng vài ngàn mét đất ai cũng ngán ngẩm, bỉu môi không lấy. Thằng Tuỵ nói mọi người không lấy tui lấy, tui làm mấy ao cá nuôi cá chơi.

              Thằng Tuỵ lấy xong bỏ đấy cả chục năm chẳng làm gì, đụng đến ngày qui hoạch Thị xã thay đổi, lên thành phố, giá đất lên ầm ầm, mấy ngàn mét đất của thằng Tuỵ thành tiền tỉ, nó lại khéo mua đi bán lại đất đai, chỉ vài năm sau nó thành tỉ phú, tiền nhiều như quân Nguyên, nó mặc nhiên thành ông lớn trong tỉnh, gặp nó ai ai cũng một anh, hai anh, tuyệt không ai dám gọi nó bằng thằng.

              Nó thường nhậu nhẹt đàm đạo với các quan chức trong tỉnh, hễ nó nói câu gì cũng được khen giỏi, có đầu óc, tầm chiến lược gia, nghe ù tai.

              Bây giờ nó là nhạc sĩ Tinh Tuý, nổi tiếng khắp tỉnh, bài hát thì chẳng ai nhớ nhưng tên nó cứ nổi như cồn.

              Mình nghĩ mãi không ra làm sao một lúc nó có thể làm được món nghệ thuật cao sang kia, trong khi một nốt nhạc bẻ đôi cũng không biết.

              Hồi lớp 3, cô giáo tập bài Giải phóng miền Nam, hát đi hát lại cả trăm lần, ai cũng thuộc, cô giáo gọi nó đứng lên hát. Bài hát như mắc ngang họng, nó cố khạc ra: giải phóng miền Nam, chúng ta cùng quyết quyết quyết… Mọi người cười, nó lườm đe mọi người, nói cười cu tao, rồi hát lại: giải phóng miền Nam chúng ta cùng bước bước bước…

              Đêm ca nhạc tưng bừng, thằng Tuỵ khiêm tốn ra cúi chào, vẻ mệt mỏi trước hư danh, các cô gái chạy ào ra tranh nhau tặng hoa, trong đó cô em họ mình. Cô em họ nói phải tranh nhau tặng hoa thì mới được thưởng, nếu lên chậm, rời rạc thì một xu cũng không có.

              Ti vi 4,5 cái máy quay, ông nào ông nấy mặt mày nghiêm trọng, lật đật ngược xuôi trong khán phòng.

              Mình ngạc nhiên thấy mấy ông lớn nghệ thuật trong tỉnh, dù đã già nhưng danh tiếng vang lừng đều có mặt trên sấn khấu, người thì hát bài hát thằng Tuỵ, người thì phát biểu ca ngợi nó, Tinh Tuý một phát hiện mới, Tinh Tuý một tài năng tiềm ẩn vừa được khám phá…oách kinh.

              Anh Hào Hoa nói tao nói Tinh Tuý một tài năng, thằng Tuỵ bỏ bì có 5 trăm, ông Xốc Tới nói Tinh Tuý một tài năng lớn, nó bỏ bì cho hai triệu, được rồi lần sau tao nói Tinh Tuý một thiên tài xem nó bỏ bì tao bao nhiêu.

              Hết chương trình, mình tìm gặp nó bắt tay, nói chào thiên tài Tinh Tuý. Nó cười rỉ tai nói thiên cái đầu b., chơi ngông tốn tiền bỏ mẹ, khơ khơ khơ.

              Một người đàn ông già thâm thấp đi đến, vẻ khóm róm nói dạ thưa anh mời anh lên xe. Thằng Tuỵ vỗ vai người này nói anh Khái. chồng cô Thuỷ, chánh văn phòng công ty tôi. Mình à và bắt tay, ông Khái khom người hai tay nắm tay mình, gập cái đầu thiệt lẹ, rồi lón thón chạy về chiếc Mezcerdez đang chờ, mở sẵn cửa.

              Mình lên xe cùng thằng Tuỵ, ông lại khom người kính cẩn, gập cái đầu thiệt lẹ, nói dạ các anh đi. Mình hỏi thằng Tuỵ đi đâu? Nó bảo qua chỗ này nghe tụi nó nịnh tao chút rồi hai thằng mình ngồi với nhau.

              Đến nhà hàng, cả trăm người đang chờ, đủ mặt cả: văn nghệ sĩ, quan chức trong tỉnh và các ca sĩ phục vụ đêm nhạc, nhiều nhất là các nhà thơ.

              Thằng Tuỵ bắt tay, nhận hoa, vỗ vai người này, cụng ly người kia, nói cười ha hả. Thằng Tuỵ đi đến đâu ti vi chạy rật rật theo đấy.

              Ai cũng nói đêm nhạc thành công, bài này hay, bài kia sâu sắc, hiếm có ai đa tài như Tinh Tuý.

              Nhà thơ Hoài Ân nói may trời có mắt, tỉnh mình có Tinh Tuý, không thì nỏ biết lấy chi mà tự hào.

              Mấy người nói đúng đúng giả sử Tinh Tuý không sinh ra ở đây có phải tỉnh mình trơ mép không.

              Mấy người lại nói đúng đúng không có Tinh Tuý tụi mình bốc cát mà ăn.

              Mấy người lại nói đúng đúng, đừng nói cát, cứt cũng không có mà ăn.

              Thằng Tuỵ nhận những lời khen có vẻ như miễn cưỡng, lấy lệ. Nụ cười khiêm tốn lấy lòng người khen, chắc là được rèn dũa nhiều, rất chuẩn.

              Thằng Tuỵ nâng cốc nói giờ tôi có việc phải đi, không vui được với anh em, rất mong thông cảm. Mọi ngươì cứ nhậu thoải mái, nhậu đến sáng cho vui.

              Chồng cô Thủy lón thón cầm xấp phông bì đưa từng người một, kèm theo một chai rượu xịn, ông gập lưng đưa phong bì, gập lưng đưa chai rượu, lại gập lưng chào rồi lón thón chạy sang ngươì khác, cứ thế cả trăm người. Nhìn ông cứ thương thương.

              Thằng Tuỵ nói anh em mình biết nhau rồi, nói thiệt nhạc của tao đếch đâu. Tao soạn lời, thằng Khái phổ nhạc, nó lấy tiền, tao lấy tên, rứa thôi.

              Mình nói ông không làm nhạc thì người ta giết ông à? Nó cười nói bây giờ phải nhà nọ nhà kia chút làm ăn mới dễ, tiến sĩ thạc sĩ bây giờ mất giá, thèm vào. Tao vốn ở văn công, chọn cái món nhạc là dễ nhất, tiếng tăm mau nổi, gái gú cũng dễ kiếm, cứ véo von mấy điệu dân ca quen tai là nức nở hết lượt.

              Mình nói ông đúng là thiên tài. Nó cười ha hả nói tao không thiên tài thì thằng nào thiên tài đây. Mình nói thế mà tôi tưởng ông trọc phú, nó cười khe khe khe nói trọc phú hết lượt, mình tao à.

              Mình lại theo thằng Tuỵ lên xe đi ra bờ biển với nó. Mình nói ông mời cả trăm người nhậu đến sáng cả đống tiền, không tiếc à? Nó bảo lo chi, nhận xong phong bì, chai rượu chúng nó cút cả đó mà.

              Xe ra bờ biển, thằng Tụy. vừa xuống xe, bà chủ quán lật đật chạy ra kêu một tiếng ôi anh ngọt lịm, rồi chạy lui mời anh ra đây! Mời anh ra đây.

              Nhìn cái dáng chạy lui của bà, mắt sớn sác, miệng cười gượng, vú sệ rung bần bật, thấy tức cười.

              Một cái chòi vắng, nằm nghiêng bờ cát, ở giữa những cây phi lao mắc đèn xanh đỏ mờ ảo dưới trăng rất đẹp.

              Mình vừa bước vào đã thấy Thuỷ. Cô bận bộ đồ nền nả, sang trọng, chìa bàn tay thon dài đeo hai nhẫn mặt ngọc nói chào Lập, lâu ngày quá hè. Thằng Tuỵ ôm vai Thuỷ, nói đây là vợ thằng Khái nhưng là bồ của tôi.

              Nó rỉ tai nói tao chơi gái nhiều, chưa thấy bướm con nào hay như con này, lông nó rẽ ngôi, hai xoáy, giống y chang đầu bố vợ tao, khơ khơ khơ .

              Hôm sau mình ra Hà Nội, chỉ con Thuỷ đến, nó đưa gói quà thằng Tuỵ cho mình, nói anh Tinh Tuý bận tiếp khách sở không ra được. Mình nói họp gì họp khiếp thế. Thuỷ nói họp chi mô, thấy anh Tinh Tuý có chút tiền chúng đeo anh suốt ngày, tệ lắm.

              Mình nói không ngờ cuối cùng hai bạn lại yêu nhau. Thuỷ nói Lập đừng nghĩ mình lăng nhăng, anh Tinh Tuý tâm hồn như rứa ai mà không yêu.
              Theo bờ nốc chú Nập

            • Em xinh: Gọi là hôi của nghe nó văn hóa, nho nhã quá. Rốt lại thì người đàn ông đó bị 1 thằng cướp hay bị 1 đàn cướp thì cũng đều nhẵn túi như nhau.
              Hết nói cho người mình. Tại ai, phải chăng vì mải học và làm theo những cái quá cao siêu mà quên học và làm những cái bình thường để thành người?

    • Èo ơi, em cứ tưởng chị Cún nhà mềnh đéo bao giờ nói đéo cơ ấy…em về em phô bác cả Mèo! He he! Bác ấy vừa khen chị ở bên nhà em nhớ…hơ hơ! Vừa mới 3 h sáng nay nhớ…!

  11. mách khóe rồi lướt sóng không lướt nổi, ngã phịch xuống đất. Xong kêu giời ôi là giời. Thu lại được cái bĩu môi thì lại nhấc mình đi không nổi nữa… rõ lắm bệnh , em thấy có bệnh phải tiêm vào mồm ấy, không tiêm bắp được, không giáo hóa được. tị nạn Bắc hà, ôi tị nạn Bắc hà…

  12. – Hôm nay đi họp ở tỉnh thế nào hả con?.
    -Con bị phê bình. Bí thư tỉnh ủy bảo ‘ Nhân có các bí thư tất cả các huyện ở đây. Tôi phê bình đ/c A, làm bí thư huyện mấy năm rồi mà vẫn để dân huyện mình nói tục, tôi đi họp ở trung ương người ta cũng nhắc’. Con ngượng ê hết cả mặt nhưng nói thật với bố, con đéo hiểu tại sao người ta nói thế?
    – Thế à, lạ nhể? Cách đây hai chục năm, hồi tao làm bí thư huyện, người ta đã nói thế rồi. Thế này thì tao cũng đéo hiểu được!?!?!

  13. giữa cuộc đời, tựa chiêm bao. đầy cay đắng, lẫn ngọt ngào. Bết nơi lào, để con tim dật dờ -nương -náu…

  14. Hi hi chào chị Cải nhá, li dị xong tay trắng ra khỏi nhà, không biết nương tựa vào đâu, cô đơn tuyệt vọng ê chề em đã nhảy xuống sông Tiền đường rồi đấy chứ, may bám được vào đôi càng vạm vỡ của anh cua đây nên mới sống sót đến giờ…

  15. Các bác thư giãn tí nhá, đéo mãi mỏi cả….

    Tại trường mẫu giáo, cô giáo giúp một cậu bé đi giầy. Cả hai cùng gắng sức ấn, nhét nhưng mãi không được.Thế nào cuối cùng mãi rồi cũng xong, cả hai cùng vã mồ hôi, ngồi lên ghế thở hổn hển.

    Cậu bé nhìn xuống giầy và lên tiếng :” Cô ơi, đi giầy bị ngược rồi.”
    Cô giáo xem lại thì đúng, giầy bị đảo trái, phải lẫn lộn. Mặc dầu vậy cô giáo vẫn giữ bình tĩnh. Tháo giầy công nhận mệt nhưng không bằng lúc trước nhét vào. Lần xỏ vào thứ hai cũng như đánh vật nhưng cũng thành công. Lần này đi đúng chứ không nhầm vào đâu được.
    Sau đó cậu bé lại nhìn xuống giầy và mách: ”Giầy này không phải của cháu.”
    Cô giáo phải mím chặt miệng để khỏi gầm lên câu: ” Sao không nói từ trước hả nỡm,”, cô đành gắng gượng tháo đôi giầy khỏi chân cậu bé.
    Khi tháo xong đôi giầy cậu bé lại cất tiếng :” Giầy này trước của anh cháu. Mẹ cháu bảo rằng giờ đến lượt cháu dùng đôi giầy này.”
    Cô giáo không biết nên mếu hay nên cười nhưng rồi lại cố giúp cậu bé xỏ lại đôi giầy vào chân.
    Sau bao vất vả, khó nhọc cuối cùng lúc giúp cậu bé mặc áo khoác cô giáo hỏi :” Găng tay để đâu rồi?”
    Cậu bé trả lời: ” Găng tay bị nhét ở trong đôi giày ạ.”
    ….
    Tháng sau là phiên tòa xử một cô trường mẫu giáo….

  16. í quên, chiện ni nhà em đạo trên mạng đấy nhá

  17. Đọc phần đầu xong không đủ sức đọc mấy phần sau nữa , bà ngoại sởn tóc gáy , anh con rể nhà ấy văn tốt , ngữ tốt . Kinh quá . Mà cũng giỏi , sao đôi bên khéo tìm nhau thế nhỉ , hợp khiếp 😦

  18. Keke! Em bái cha Phọt Phẹt này luôn, viết thế mới là viết chứ! Em xin tháo liên kết với “bác sĩ” Hồ Hải bên blog của em và bắt chước bác Cua đưa Phọt Phẹt vào 😀

  19. Nhà mấy trăm phát còm thế này, chăm sóc khách cũng … mệt anh Cua nhể. Anh Cua ơi có đi FB với em không? Sang thử đổi gió tí xem sao ?

  20. Khiếp quá!
    Nhìn thấy bài vở dài, còm lại dài lê thê.
    Bác đang bận chưa đọc được. Muốn vui mà đành phải dừng. Tiếc quá. Huhuhu.

  21. Khà khà, đọc thấy hơi ngượng nhưng các lão ý hành văn như sóng vỗ bờ.

  22. Cả nhà@ HNV mà anh cua nói có phải là hội nhà vện không vậy?

Gửi phản hồi cho em xinh Hủy trả lời