Album ảnh

Lồn Tiên

Chắc hẳn các nhà hàng thanh lịch đều muốn tìm cho nó một cái tên khác thật là hoa mỹ, sang trọng chứ không muốn dùng cái tên này.

Cũng có người gọi nó là Bướm tiên, với ý nghĩ rằng nói và nghe thế có vẻ lọt tai hơn. Nhưng nếu dùng nhiều quá, có lẽ dần dần ý nghĩa ẩn dụ sẽ lấn át mất ý nghĩa chính, giống như trường hợp của từ Đào tiên …

Thực ra nó còn có một cái tên dân dã khác là Chem chép. Một cái tên vô hồn, giống như nghêu, ngao, sò, hến, chẳng gợi ra một cái gì đáng nhớ, ngoài cái ấn tượng của một từ tượng thanh dễ làm cho người ta liên tưởng đến một thứ tiếng động chẳng mấy thanh nhã khác, mặc dù đó là một cố gắng để tránh dùng một cái từ chẳng biết do đâu mà ai cũng nghĩ là thô tục.

Riêng tôi, tôi vẫn thích gọi nó bằng cái tên mà bao đời nay bà con miền Trung và Nam bộ vẫn gọi, đó là con Lồn Tiên. Bởi tôi chẳng thấy có gì là thô tục khi gọi cái tên đó, và bởi nếu có tên khác hay hơn thì hẳn người ta đã gọi từ lâu rồi chứ chẳng đợi các nhà đạo đức học thời nay phải nghĩ ngợi.

Lồn Tiên là một loại trai sống ở biển và cả trong ao hồ và không phải chỉ có ở Việt Nam. Nhưng dẫu vậy, nó vẫn là một thứ đặc sản, từ đó người ta có thể chế ra nhiều món ăn rất ngon và bổ dưỡng, từ dân dã như luộc với sả, xào với rau răm, nướng kèm gia vị tới những món cầu kỳ mang đậm phong cách châu Âu như trên Google cho thấy.

Bình thường con Lồn Tiên, hay chem chép, chỉ to cỡ ngón tay, nhưng đây là một trường hợp đặc biệt:

“Con chem chép nặng trên nửa ký

TT – Anh Dương Văn Tươi, ở ấp Phước Hòa (xã Hòa Phu, Long Hồ, Vĩnh Long), vừa mò bắt được hai con chem chép ngay tại ao cá nhà anh, một con nặng đến 600 gam và một con nặng 300 gam (ảnh).

Cái ao rộng 500m2 được nuôi cá lưu niên để ăn cho gia đình. Theo anh Tươi, hai con chem chép này đã ở trong ao nuôi cá khoảng 15 năm nay.

Nhiều lão nông tri điền cho biết thường loại này lớn lắm thì chiều ngang thân cũng chỉ khoảng ba ngón tay xếp lại, con chem chép lớn như vậy chưa từng thấy bao giờ”.

(Ảnh: Tuổi trẻ)

(Theo Tuổi trẻ online)

Nói về con Lồn Tiên, có lẽ không thể không kể tới một bài viết rất hay và sinh động của nhà văn Trần Đức Tiến. Đọc bài viết này, ta sẽ càng hiểu tại sao loại nhuyễn thể này lại có tên là Lồn Tiên, cùng với những ấn tượng độc đáo mà nó mang lại cho những người có cơ hội thưởng thức.

“Từ Vũng Tàu muốn qua chơi xã đảo Long Sơn, ngót mươi năm trước đây còn phải đi ghe thì bây giờ chỉ mất chừng nửa tiếng đồng hồ chạy xe máy, nhờ có con đường thênh thang hai làn xe nối đảo với đất liền. Khách du lịch đến Long Sơn thăm Nhà Lớn, tìm hiểu về đạo Ông Trần – người đã có công khai khẩn vùng đất này và để lại cho con cháu những bài học đạo lý làm người trải qua cả thế kỷ vẫn chưa hề cũ.

Khách đông, đi lại thuận tiện, xã đảo bắt đầu mọc lên những quán nhậu và cũng nhanh chóng nổi tiếng: quán Lâm Sung, quán Cây Dừa… Những món ăn biển ở đây tươi ngon và so với Vũng Tàu thì rẻ hơn đứt. Vì thế không những dân nhậu Vũng Tàu thường xuyên sang thăm, mà khách ở Sài Gòn hay các nơi khác đi tắm biển cũng tranh thủ tạt qua. Gần đây lại thêm một “loại hình” nhậu mới hứa hẹn rất hút khách: nhậu trên bè. Bè ở đây là bè nuôi các loại thủy hải sản: ngao, sò, hào, tôm, cá… Bè thả cố định trên cửa sông Dinh đổ ra biển. Hai bên bờ sông ở khúc này là những cánh rừng đước mọc dày. Từ Long Sơn muốn ra bè phải đi ghe máy, mất chừng mươi phút.

( ,,,, )

Ghe giảm tốc độ cặp bè. Chúng tôi bước qua. Một dãy nhà gỗ lợp lá dừa nước dập dềnh trên sông. Sàn cũng lát toàn gỗ nhẵn bóng. Bốn phía tường gỗ lưng lửng cao gần thắt lưng, phía trên để trống cho gió thoải mái ra vào. Sạch sẽ và thoáng mát đến không ngờ. Võng dù giăng khắp nơi. Gối bông xếp sẵn từng chồng. Ở phía đầu dãy bè có hai căn phòng nhỏ. Lý bảo: bên trong phòng tiện nghi đầy đủ như phòng khách sạn. Ai thích kín đáo thì vô đó, có thể ở lại qua đêm.

Chúng tôi, người ngồi xếp bằng tròn, người kê gối tựa lưng vào tường, người đu đưa trên võng. Lý được phân công “đi chợ”, quay sang tôi: anh thích ăn gì? Tôi phân vân chưa biết chọn món gì lại nghe hỏi tiếp:

– Anh đã ăn bướm Tiên chưa?

Tôi giật mình. Tôi chưa biết, chưa ăn, nhưng đã từng nghe. Hình như đó là loài nhuyễn thể rất quý hiếm, từa tựa ngao, sò, ốc, hến, chỉ có những người đi biển chuyên nghiệp may ra mới vớ được. Lý cười cười: bây giờ thiếu gì, nuôi được mà! Rồi không cần hỏi lại, quay ra gọi nhà hàng:

– Cho hai chục bướm! – Lại dặn với theo – Nướng, đừng hấp.

Nhà bếp dạ ran.

Cạn ly khai mạc, đã thấy nhân viên phục vụ bàn lễ mễ bưng lên một cái đĩa tổ bố còn nóng rãy. Ôi trời ơi! Suýt chút nữa tôi kêu to vì kinh ngạc. Làm sao có cái thứ mượn tên mà lại giống thật đến thế kia chứ! Ấy là nói cái ruột của loài thuỷ sinh này. Giống đến từng chi tiết. Lại còn mềm mại, hồng hào… Chỉ có điều, có lẽ là vì của tiên nên khép nép nằm trong hai mảnh vỏ vân vân óng ánh như vỏ trai. Khi nướng (hoặc hấp) chín, hai mảnh đó mở ra.

– Mời bác xơi bướm!

Lý vồn vã bỏ vào bát tôi một con.

Tôi rón rén đưa lên miệng. Thêm tí muối tiêu. Một cọng răm. Thơm. Ngọt. Vị ngọt ngào đậm đà dìu dịu quyến luyến không thể tả. Nó chỉ có thể do trời sinh, chứ con người không cách gì bắt chước.

Tôi phát biểu ngắn gọn mấy câu về sự giống và sự ngon. Đến lượt Lý tròn mắt nghe. Nghe xong gọi giật cô nhân viên phục vụ:

– Đem lên đây một con còn tươi.

Lần này đích thân bếp trưởng ra chào khách. Một phụ nữ ngoài ba mươi, cười đỏ mặt, đưa cho Lý cái đĩa nhỏ bên trên bày một bướm tươi đã tách vỏ.

Tôi sung sướng được thiên nhiên tặng thêm cho một cú bất ngờ nữa. Tươi còn giống hơn chín ở chùm tua mềm mại màu đen.

Tiện thể nói về sự kỳ diệu của thiên nhiên, Lý vung tay chỉ lên bãi sình chân rừng đước:

– Ở ven bờ còn một loại con khác, gọi là con đồn đột. Các bà các chị đi bắt ngao thỉnh thoảng vớ được nó. To, dài cỡ này này – Lý gang một gang trên cái cổ tay gầy nhẳng – Các mẹ ấy vớ được đồn đột, thể nào cũng đem ra đùa nhau. Vuốt vuốt mấy cái, cu cậu đang mềm èo bỗng dài ra, trương lên như khúc dồi heo trong nồi nước sôi… Bóp cho cái nữa, vọt luôn tia nước vào mặt người bên cạnh!

Thôi thôi! Tôi muốn tắt thở luôn vì cười. Đến nước ấy thì rõ ràng là tạo hoá có tính toán, có ý đồ hẳn hoi khi sáng tạo ra thế giới này, chứ không phải chỉ là ngẫu nhiên.

(….)

Bữa tiệc hôm đó chắc khó mà quên được. Gió sông mênh mang. Có vài ly vào người, triều lên, bè dập dềnh lả lướt êm ái như vỗ về. Giấc ngủ ngắn lơ mơ giữa hai lần uống… Món nhậu, ngoài bướm tiên còn có sò huyết, móng tay, cá chẽm. Những thứ này tôi đã biết, nhưng ở đây chúng được bắt ngay trong lồng nuôi tại bè nên tươi ngon hơn hẳn”.

(Hết trích – theo tranductienhnv.blogspot.com)

Bãi biển Vạn ninh - Khánh Hòa

Còn đây là một truyện ngắn khác đậm chất liêu trai có liên quan tới món Lồn Tiên. (Lưu ý: Ai đọc truyện ngắn này cần có lập trường vững vàng, tôi chỉ đưa dẫn chứng thuần túy văn học, không chịu bất kỳ sự liên quan và liên đới nào)

“Cuối cùng thì tôi cũng đến được cái quán của “ông lái đò” sau khoảng hơn một tiếng đồng hồ trên sông nước. Cái quán của ông không lớn lắm. Nó nằm cheo leo một mình bên cạnh bờ sông và con đường đất. Ghe gần cập bến, “ông lái đò” chỉ cái quán cho tôi thấy và nói thêm:

– Quán hôm nay đóng cửa vì những người phụ giúp tui xin về quê thầy ạ. Nhưng tui luôn có sẵn những món đặc sản để thầy và tui lai rai.

Khi “ông lái đò”và tôi bước lên thềm nhà thì xuất hiện trước cửa một cô gái rất đẹp và còn  rất trẻ, khoảng trên dưới mười tám tuổi. “Ông lái đò” giới thiệu đó là đứa cháu nội của ông tên Loan ở đây để phụ giúp ông trong việc mua bán hàng.

Khoảng hai mươi phút sau cô Loan dọn ra trên bàn hai món mà “ông lái đò” gọi đó là đặc sản. Tôi phải công nhận hai món này quả thật là ngon tuyệt trần. Món chem chép, hay lồn tiên gì đó được cô Loan ướp với nhiều loại gia vị lạ và sau đó hấp với bia. Món lòng bò thì sau khi được luộc sơ qua rồi cũng được hấp với bia, và món ăn này khi ăn được cuốn với bánh tráng cùng với rất nhiều loại rau sống và chấm với mắm nêm được pha chế thật đặc sắc không còn nặng mùi. Tôi đã ăn một bữa ăn thật ngon miệng và cũng uống thật nhiều rượu”.

(Hết trích, theo Quanvan.net)

Một món ăn từ Lồn Tiên (ảnh: từ Internet)

Lại một buổi chiều mệt mỏi vì đủ mọi thứ chuyện ngang phè, chán ngắt.

Miền Bắc đã thật sự vào Đông với những trận gió mùa Đông Bắc. Ngồi trong cái lạnh tê đầu mùa, tôi bỗng thèm và nhớ tới cái nóng, cái nồng nhiệt của miền Nam, của Sài gòn, nhớ tới những quán nhậu hải sản bình dân ồn ào mù mịt khói, cứ đến sẩm tối là mọc lên nhan nhản bên hai con đường Hoàng Sa và Trường Sa (chạy dọc theo bờ kênh Nhiêu Lộc), gần nơi tôi làm việc.

Và lại chờ đến một ngày trở lại miền Nam đầy nắng, trở lại Bà Rịa – Vũng Tàu hay một nơi nào đó dọc miền Trung, cùng với mấy người bạn thân thiết ngồi thả hồn trên bãi biển, nghe tiếng sóng và thưởng thức món Lồn Tiên trong khói lam, trong bao la trời chiều …

Tháng 12/2011

Nguồn tham khảo:

http://tranductienhnv.blogspot.com/2010/12/nhau-be-long-son.html

http://quanvan.net/index.php?view=story&subjectid=26990#.TuHPwmPxpH8

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=165016

269 responses to “Lồn Tiên

  1. Nhớ Sài gòn ít, nhớ cái vụ kia nhiều. Ngồi bên bờ kinh Sài Gòn nhậu món nhớ ấy lại không thấy Kua, có thì hay, hấp bia luôn.
    Ba cái LT này không theo một hệ phân loại nào, cùng một họ Bikini 2 mảnh…vỏ.
    Giống cái chỗ bì hóa sừng, láng lứt. Mút nhè nhẹ gia vị rồi cắn nhè nhẹ, nghe cái sực… dòn hết hồn.

  2. Tiên…nhỏ xíu dzậy à?

  3. Hình như cái Lồn tiên này không phải chem chép vì mình thuộc loại bợm nhậu ( không phải nhậu bợm đâu ) nghĩa là hầu như tất cả các món nhuyễn thể ở Nam Bộ mình đã dùng nhưng con chem chép ( Cần giờ rất nhiều , đến nỗi không coi nó là đặc sản ) thì có vẻ khác cái hình chụp con Lồn tiên kia .
    Nhưng nói chung cứ gọi nó làLồn tiên nghe thanh tú hơn , …

  4. Con Lồn tiên này hình như dạng khác?! Ngày trước em hay chén con này ở Quy nhơn, vở nó bám hà xù xì và rêu. Hồi đó chỉ cho vào nồi hấp là ổn, chấm muối tiêu chanh, rượu quê tu cả bát. Làm chục con là say khướt, ngủ cả ngày mwosi tỉnh dậy mà không thấy đói. Chà chà….

    • Có lẽ cái con bác ăn ở Quy Nhơn không phải là lồn tiên, vì con lồn tiên sống trong hang dưới cát, chắc vỏ nó không thể bám rêu được

      • Sống trong hang dưới cát là dạng khác chăng, hay là con “luôi”? Chứ hội thợ lắn toàn choọc nó bám trên thành bờ cảng hoặc cọc đáy. Hùi đó chơi với bọn hắn, hôm nào có là bọn nó cho một xô to, nhìn vô cùng …gợi cảm!

        • Cái này thì tôi chịu bác ạ, nghe người ta nói sao thì biết vậy chứ đã nhìn thấy đâu. Đợt tới vào SG, nếu có dịp là phải phi ngay xuống Long sơn một phát xem sao 😀

    • Làm thao mà mấy cụ cứ khoái cái món LT thế nhỉ! Nó là con hào chứ! Thiệt tình GH cũng được ăn rùi khi vô Nha trang ở cùng em trai GH mờ nên khi ăn vô ngó bộ giống con hến ngoài mềnh. Ngọt, zòn, nhưng dai dai… Nhìn nó thì mấy cụ cũng thinh thích nhất là mấy cụ có máu hơi zê. híc!híc!

      • MariaGH: Con hào hình như to hơn con này nhiều. Nói chung cái sự ăn uống này nhiều khi nó gồm rất nhiều yếu tố hợp thành mới tạo nên cái ngon miệng, bẩu các cụ có máu zê có lẽ là oan lắm lắm.

  5. Vừa xem lại rồi, Lồn tien này là nuôi, độ ngon chắc không sánh được với tự nhiên. Ở Quy nhơn, đám công nhân cầm nạo nhào xuống nước một hồi là xách lên mấy xô lớn, ăn đã đời.

  6. “- Mời bác xơi bướm!

    Lý vồn vã bỏ vào bát tôi một con.”

    Nhất trí, em mà được mời, chả cần Tiên mà đời em cũng OK!

  7. Món này anh mê lắm, ăn rồi muốn ăn nữa, càng ăn càng nghiện. Đúng là L..tiên! 😆

  8. hay..hay… Nỏ ngờ Em Xinh lặc lô nhà miềng bựa ni được tôn vinh đã quá hè..Bà con biết hông Xinh tên hành nghề là Em xinh, nhưng tên Hoàng tộc là Tôn Nữ Thị Liên đó. Sau khi cởi áo Hoàng bào, Xinh sống cuộc sống của triệu triệu nhân quần, thêm dấu huyền vô họ, bỏ chữ Nữ Thị đi cho mất dạng nguồn gốc ( Tôn Nữ Thị Ninh, Tôn Nữ Thị….) Tên chính thức hiện nay là Tồn Liên , Lồn Tiên đó.Nỏ ngờ lại có chuyện giao hòa như ri..lạ thiệt..lạ thiệt

  9. Vụ Liên tồn này thì Bùi Giáng thi sĩ thường dùng. Đã thành những kỳ án văn chương thời 50 năm trước.
    Ai có tác phẩm của thi sĩ này thì lọc tải lên dăm ba chục khổ cho anh Kua khoái nhể.

  10. Ủa, còm của em biến đâu mất tiêu rồi. 😀

  11. Bước qua và vô tình đọc, huhu, em chuồn trước 😀 … khi anh về.

  12. Không tìm được kỳ án Liên Tồn như Bác Đoàn nói chỉ tìm được chổ gần gần đó. Mời mọi người thưởng thức.

    Gởi thôn nữ Vĩnh Trinh

    Tấm quần em rách đường tơ.
    Cỏ trong mình mẩy bâng quơ mọc nhiều,

    Bây giờ em đứng nơi đâu.
    Cỏ trong mình mẩy em sầu ra sao.
    Bùi Gíang

  13. Chuyện chiêm bao (9)

    Đêm nằm thao thức tới bình minh
    Nửa khóc nửa cười quỷ hóa tinh
    Ú ớ liên tồn vi diệu ngữ
    Ầm ừ tục tiếp quái quỷ thanh
    U căn ẩn đế vô tâm xứ
    Đảo phụng điên hoàng hữu xưng danh
    Tồn lý lao đao tiền diện khuếch
    Mãn sàng nhiệt huyết khả kham thinh

    Chuyện chiêm bao (6)

    Chút đau đớn đứng chút đìu hiu
    Tùy thuận phồn hoa bước giấn liều
    Mộng ảo liên tồn vô mịch xứ
    Phù du liêu lạc khởi năng kiêu
    Tầm sưu túy điệu buồn khôn tả
    Trừ Khước Vu Sơn uổng quá nhiều
    Em tưởng ở đời chẳng thấy thú
    Tiền đường phó thác lạc linh phiêu

    Bùi trung niên thi sĩ còn vô số vần thơ vay mượn liên tồn. Xin giới thiệu đôi vần tiện lãm.

  14. Thơ của thi sĩ họ Bùi thật không hổ danh là thơ say, bác Đoàn nhỉ?

    • Thich làm thơ nên uống từ chiều bi giờ mí say, làm đc mấy câu như vầy
      Ban ngày tuyền nói vần ồn
      Nửa đêm thức giấc thèm ồn quá cơ
      Bao giờ xinh biết làm thơ (xịn)
      Thì đàn ông mới hết mơ đến ồn

      • Bao giờ xinh biết làm thơ (xịn)
        Thì đàn ông lại càng mơ đến ồn
        Thế đấy Xinh ạ 😀

      • Xinh lặc lô ( Tồn Liên) không hổ danh là 1 kĩ nữ đủ cả Cầm, Kì, Thi, Họa.Anh Giai cú phải khen Xinh 1 cái cho bõ…mà này răng Xinh có Ồn rồi lại còn tham định chiếm đoạt ồn của người khác là cớ răng hè

        • Hắc hắc, anh cú coi em như bính nhà nghề í, chả đc thế đâu anh ơi, phận cave nửa mùa thi thoảng lượm đc tí lộc rơi lộc vãi của các anh thôi…
          Ồn to, ồn đẹp lại lắm nước như vầy, chiếm thêm 1 cái lúc đọc sách đỡ phải nhấp tay lật trang không tốt hơn hay sao mờ còn hỏi hở anh giai

        • “Anh Giai cú phải khen Xinh 1 cái cho bõ…”
          Bõ cái gì, sao bác không lói lốt nhể?

  15. Không phải chem chép. Chính xác là Lồn tiên. Ông xã Zoe bảo ở vịnh Cam ranh ngày xưa có rất nhiều vì ngày mới giải phóng ông ấy đóng quân ở đấy thường bắt về luộc ăn

    • Thế là đã có vấn đề cần nghiên cứu làm rõ rồi bác Zoe nhỉ? Chắc phải có một buổi đi thực tế ở một quán nhậu hải sản nào đó để tìm ra chân lý thôi bác ạ 😀

  16. Cua ơi ông xã chị bẩu hình như con này bé, con lớn còn có lông cơ

  17. “… Ôi trời ơi! Suýt chút nữa tôi kêu to vì kinh ngạc. Làm sao có cái thứ mượn tên mà lại giống thật đến thế kia chứ! Ấy là nói cái ruột của loài thuỷ sinh này. Giống đến từng chi tiết. Lại còn mềm mại, hồng hào…”
    =====
    Bác Cua dẫn cái câu ni không rõ ràng chi cả. Giống là giống cái chi chứ? Sao đưa ra so sánh mà chỉ một vế, vế kia đâu?

  18. Chết cười với cái entry này, các bác cứ gọi là nổ như pháo (Không có em đâu đấy nhé).
    Bớ “Cu Mô” nhanh nhanh khỏe mà góp vui vào entry này này.
    Bác Cua đừng hạ vội để “Cu Mô” nhà em còn được ké nhé!

  19. Thằng Đậu đọc xong ẻn ni hành hạ cháu bác ba quá chời lun, mấy hôm nay ko nói đc nữa, tội quá cơ
    Bác chinook ko muốn hồi xuân hay sao mờ cũng ko lên tiếng nhở, hay chỉ xem rồi nhắm mắt..
    Ơ, mờ em ngẫn rùi, ăn con ni chỉ cần tay và miệng thì cần đếk gì xuân mờ phải hồi

  20. Tôi đi tắt đón đầu đó thôi Bác hth ạ.

    Thời nay cả Tu hài(bên tôi gọi là Geoduck) cũng là Lồn Tiên vì cũng là Bivalva mollusca.

  21. Ơ, các bác xem này, chả nhẽ tác giả ni cũng đã đọc cuadongblog http://tintuconline.com.vn/vn/chuyencuoi/506338/index.html

    • Học tập làm theo ..nói tắt :Xinh lặc lô ngay từ bé đã được sự Quan sóc rất kĩ.hàng ngày Bọ , Mạ Xinh mần cái chi cũng theo tinh thần “thái, tác, cụ, tỉ” để Xinh dễ nắm thu .chỉ trong thời gian ngắn với sự đào bồi của bọ , mạ ,với sự ngoan cố ( ngoan ngõa , cố gắng) vô biên của Xinh chả mấy chốc Xinh đã trưởng thành và ra đua với đời bằng cái tên Tồn Liên .Nhiệt liệt chúc mừng Xinh

  22. Bác Chinook ơi !
    Mollusca là ngành Thân mềm, trong đó có lớp Bivalvia có 2 xi-phông. Valve hút thì có go/mang, nhìn như lông; valve xả thì trơn láng. Ngon nhất vẫn là hai bó cơ nối vỏ. Chấm món chi chả ngon Hth@, hi hi !

    • “Ngon nhất vẫn là hai bó cơ nối vỏ”
      Lần sau đi nhậu với bác, em nhường bác hai cái bó dai nhách này, còn lại là của em tất, được không bác? 😀

    • Hình như chỉ có 1 bó cơ thôi chứ bác Đoàn, cơ đó luộc thì ngọt lắm dưng có lần em đc ăn cơ khô giã nhỏ chưng cùng mắm tôm, ngon dễ sợ lun

    • Bác Đoàn.

      Mấy con Bivalvia này rất nhiều loại. Không chỉ trong tiêng Việt, tiếng Anh cũng rất lẫn lộn. Chỉ riêng Hào(oyster) , một nhà phân phối nghêu sò ở bang Washington có tới gần 30 loại. Bờ biển bang Washington có loại Razor clam , goi là clam(nghêu) nhưng vỏ màu xanh nâu,lại dài như…chem chép.

      Cái bó cơ nối vỏ Bác nói là của con scalop vì bó cơ của loại này mới phát triển để bõ ăn. Riêng tu hài(geoduck) ,phần phát triển , cũng là phần được nhiều người chuộng nhất là vòi(siphon),mình của nó không đáng kể. Razor clam có vòi hơi lớn hơn thân ,chem chép(mussel)thì vòi nhỏ, mình lớn, nghêu( clam) thì vòi so với mình còn nhỏ hơn nữa, đên hào(oyster) thì hầu như không thấy vòi

  23. túm lại là có thực mới vực được đạo nhỉ?
    anh KuA nhẻ?
    Cứ ” trả lại tên cho em”!

  24. Trông hai con LT có khác gì con trai ngoài Bắc đâu Kua nhỉ.

  25. Thế, túm lại là nên ăn sống hay ăn chín các bác nhẩy?

  26. Hà Bắc @, có khác gì đâu, nên bất cứ nơi đâu thi hoa hậu áo tắm người ta chỉ thi tới Bikini thôi.
    Choitre @, mình nghĩ sống chín tùy lúc, tùy mùa và tùy…cảm xúc ạ.

  27. Con lồn tiên (chem chép) hình dài …chứ đâu có tròn vậy ta !?

  28. Chả món giề ngon bằng món Lồn tiên nên Cua để suốt cho các lão thưởng thức nhể?

  29. Kết luận tạm thời đến sáng chủ nhật về “Đoạt giải nổ cho entry này”:
    1/. hth
    2/. Zoe

  30. Quá bất ngờ. con vật này sao có cái tên “khoa hạt” thế, ở hồ Xuân Hương -Đà Lạt, gần vườn Bích Câu nhiều lắm và to hơn nhiều, làm chao đèn bàn học tốt lắm. Nên phong cho người viết bài “Lồn Tiên” là giáo sư “LỒN”!

    • Hình như con Lồn tiên này chỉ sống ở môi trường nước mặn hoặc nước lợ, có lẽ bác đã nhầm nó sang một loài nào khác đang sống ở hồ Xuân hương chăng?
      Còn chức danh GS thì tôi không dám, người ta phải nghiên cứu bao nhiêu năm, tốn bao nhiêu tiền mới có đấy 😀

  31. đã có quán phục vụ món Lồn Tiên ở SG với giá Bình Dân đây các bác. Tới TC Quán ở địa chỉ 1411 Phan Văn Trị, P.10, Q.Gò Vấp để thưởng thức nha

  32. Chị đang một mình với những muộn phiền không dứt.
    Chị lang thang vào đây và đang cười 1 mình. Những con người vô hình nhưng hiện lên trước mắt chị vô cùng sinh động với những câu chọc quậy hóm hỉnh, hồn nhiên, yêu đời khiến chị vui trở lại.
    ——
    1 vote nữa cho entry LT của em cua yêu!
    Cảm ơn cua thương mến!

  33. Đúng là mỗi vùng quê một khẩu ngữ đặc trưng nhưng nhìn cái ảnh thì nó giống quá bác ạ

Gửi phản hồi cho chinook Hủy trả lời