Album ảnh

Tổ quốc XHCN

Là người quê ta, hẳn ai cũng đã từng nghe đến quen tai câu khẩu hiệu, cũng là một lời kêu gọi, một mệnh lệnh: “Tất cả vì sự nghiệp XD và bảo vệ Tổ quốc XHCN”. Và chắc ai cũng đã từng hơn một lần xúc động khi cảm nhận được sự thiêng liêng trong hai từ Tổ quốc. Vậy từ Tổ quốc có từ bao giờ?

Các sách cổ không thấy nói tới từ “Tổ quốc”. Cũng chưa thấy ai khẳng định từ “Tổ quốc” lần đầu tiên xuất hiện vào khi nào. Có lẽ “Tổ quốc” là một từ mới có trong khoảng đầu thế kỷ 20, khi người ta bắt đầu chú ý tới việc thức tỉnh lòng yêu nước trong mỗi công dân, để từ đó người ta có trách nhiệm hơn với những chuyện quốc gia đại sự, như cứu quốc hoặc kiến quốc?

Có ý nghĩa tương đương với từ “Đất mẹ” (Motherland, Fatherland trong tiếng Anh) và ở quê ta còn có thêm nhiều cách giải thích nghĩa của từ Tổ quốc, nhưng nói một cách dễ hiểu nhất, Tổ quốc có thể hiểu là đất nước, sông núi do tổ tiên của mình (chứ không phải ai khác) truyền lại cho mình (và cũng không phải cho ai khác). Tổ quốc có thể là một khái niệm rất bao la trừu tượng, nhưng cũng có thể rất cụ thể và thân thương, như góc phố, hàng cây, bến sông, đồng lúa của quê hương, hay hình ảnh cây đa giếng nước đầu làng trong ký ức của mỗi người. Hoặc là cảm giác khi đứng trước trập trùng núi non hùng vĩ nơi biên giới, hay mênh mông biển trời nơi hải đảo … Nói một cách khác, từ “Tổ quốc” thiên về tình cảm hơn là về thể chế.

Rồi tự nhiên lại nghĩ đến một từ rất quen thuộc lâu nay, quen đến độ không buồn nghĩ xem nó có ý nghĩa gì. Đó chính là từ “Tổ quốc XHCN”.

XHCN là một tính từ, tất nhiên là thế, để chỉ một thuộc tính mà cho đến tận bây giờ vẫn chưa có ai đưa ra một định nghĩa hay mô tả đầy đủ, rõ ràng về nó, ngoài hàm ý lẫn kỳ vọng rằng nó tốt đẹp hơn hàng vạn lần tất cả những gì đang có trên thế gian. Và dù vẫn còn mang một ý nghĩa rất mù mờ như vậy, nó vẫn được gắn cho một loạt phạm trù khác, như nhà nước XHCN – là một nhà nước không giống với bất kỳ một nhà nước nào trước đó, và rất có thể là cả sau này nữa. Hay gắn với nền KTTT – một cách gọi linh hoạt, sáng tạo thay cho tên gọi nền KT TBCN trước đây – để đưa ra khái niệm KTTT định hướng XHCN, một khái niệm mà ngay cả những người đưa ra cũng không (hoặc chưa) giải thích được nó là cái gì, và sự ưu việt của nó càng ngày càng được chứng thực rõ nét hơn thông qua hiện trạng KT, XH, VH, … ở quê ta thời gian qua.

Vì thế, khi gắn với từ Tổ quốc, cụm từ “Tổ quốc XHCN” cũng mang đến những nỗi băn khoăn từ sự mơ hồ của nó. Chẳng hạn, bằng cách nào mà non sông vốn dĩ của tổ tiên để lại, lại có thể chuyển thành non sông XHCN, và nó khác với lúc chưa chuyển ở chỗ nào? Hàng cây, bến nước XHCN có cái gì khác với hàng cây, bến nước trước đây, hay con trâu XHCN gặm cỏ trên cánh đồng XHCN có những phẩm chất thời đại gì, quả thực là những câu hỏi rất khó trả lời. Và cuối cùng tất sẽ dẫn tới một câu hỏi “Vậy thì Tổ quốc có khác với Tổ quốc XHCN hay không? Nếu không, tại sao phải thêm cụm chữ XHCN, và nếu có, thì có mấy Tổ quốc?”

Có thể nhiều người không quan tâm tới việc có sự khác nhau hay không. Họ vẫn yêu Tổ quốc, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc bất kể thế nào và ra sao.

Cũng có thể nhiều người khác lại muốn và cần biết rõ ràng rằng mình sẽ yêu và chết cho Tổ quốc nào.

Đó là quyền của mỗi người, khi mà khái niệm Tổ quốc XHCN vẫn còn chưa được minh định.

Tháng 7/2012

Làng quê

29 responses to “Tổ quốc XHCN

  1. Con trâu xhcn gặm cỏ trên cánh đồng xhcn dư lào em ko bít, khó quá anh ợ, hay là đánh liều hỏi mấy anh bên hội đồng lí luận TW

  2. Tổ quốc Xhcn là một cuộc cưỡng dâm liền kề với cương hiếp tập thể. Tổ quốc mới được đưa vào tiếng Việt thời Pháp thuộc, một khái niệm ngoại lai. Đè lên ngoại hàm đất nước tổ tiên.
    TQ XHCN là đem cái Xhcn của Đức đè lên Tq của Phú lãng sa. Từ đó sản sanh ra một thứ cháu lai Pháp Đức Tàu chẳng ai hiểu nỗi !

  3. Chị không thích CHXHCNVN. Thế ma ngày nào cũng phải gõ ló! Thế mới đau!

  4. à quên! anh Hâm bảo đã gặp Cua ở chỏng. Vui quá cua ơi! bao giờ có chuyến tải áp hàng cua cho chị theo với. Phượt thế mới là phượt chứ? 😆

Gửi phản hồi cho em xinh Hủy trả lời