Album ảnh

Ngày 10/10 …

Chúng tôi tiếp quản Thủ đô (Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp điện tử)

“ …

Một đội thanh niên cũng được thành lập và học tập, chuẩn bị tham gia tiếp quản Thủ đô. Cuối tháng 9/1954, đội thanh niên được lệnh di chuyển về Thường Tín. Sáng 9/10, đội tiếp tục đi về phía Hà Nội, qua những làng mạc, thị trấn mới giải phóng. Dọc đường đi đã thấy những lá cờ đỏ sao vàng đua nhau vươn cao trên các mái nhà, ngọn cây. Quá trưa, chúng tôi vào thị xã Hà Đông, được lệnh tạm nghỉ ăn cơm để buổi chiều vào Hà Nội chuẩn bị sáng hôm sau (10/10) đón các cánh quân ta chính thức tiến vào Thủ đô.

Đoàn xe đưa chúng tôi vào thẳng Nhà thương Đồn Thuỷ quân đội Pháp vừa rút đi (Bệnh viện 108 hiện nay). Mỗi phân đội được xếp ở một căn phòng của bệnh viện trống trơn, không bàn ghế, giường chiếu. Ngoài sân, trong vườn còn trắng xoá bông băng. Chúng tôi quét dọn và nhanh chóng ổn định chỗ ngủ để sáng sớm mai làm nhiệm vụ.

4h30 sáng 10/10, chúng tôi thức dậy, nấu cơm, ăn uống vội vàng, đồng phục chỉnh tề đeo huy hiệu “Cán bộ tiếp quản Thủ đô”, chuẩn bị ra các vị trí đã quy định. Chúng tôi từng phân đội xếp hàng đôi lặng lẽ đi trên phố dưới ánh đèn điện còn đang le lói trên những hàng cây. Mỗi phân đội có 12 – 14 người, trong đó 1/3 là nữ. Các nữ đội viên vốn được tuyển chọn theo tiêu chuẩn thông minh, xinh đẹp lại được trang bị thêm “jupe” kaki vàng nên gây được ấn tượng dịu dàng tươi đẹp của thanh niên vùng tự do về công tác ở thành hố. Trời hửng sáng, một mùa Thu tuyệt đẹp của Hà Nội, nhân dân thành phố đổ ra các tuyến đường chờ đón các đoàn quân tiến về.

(….)”

Giải phóng thủ đô – Những ngày tiếp quản thủ đô (Hanoi Website)

Những ngày tiếp quản Thủ đô.

“…

Thực hiện hiệp định chuyển giao Hà Nội đã ký kết giữa ta và Pháp, ngày 2,3,4-10-1954, Đội Hành chính có 422 cán bộ, nhân viên, đã vào thành phố, cùng phía Pháp tiến hành kiểm kê từng cơ quan, công sở, công trình công cộng, … để chuẩn bị bàn giao.

Ngày 5-10, Đội Trật tự gồm 158 công an có vũ trang vào Hà Nội, chuẩn bị nhận bàn giao các đồn cảnh sát, các cơ quan công an của Pháp và nguỵ quyền.

Mặc dù phía Pháp dây dưa, không làm đúng thủ tục hoặc tự tiện tẩu tán tài sản, nhưng được sự giúp đỡ của nhiều công chức, đến ngày 7-10, Đội Hành chính và Trật tự của ta đã hoàn thành công tác kiểm kê, chuẩn bị xong biên bản bàn giao.

8 giờ sáng ngày 6-10, địch rút khỏi quận lỵ Văn Điển. Đội Công tác ngoại thành của ta tiến vào tiếp quản. Đây là quận lỵ đầu tiên ở ngoại thành được giải phóng.

Ngày 7-10, những đơn vị chủ lực của ta, có nghiệm vụ giải phóng thủ đô, tiếp tục tiến về Hà Nội từ nhiều đường.

Đúng 16 giờ ngày 9-10-1954, những tên lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên sang phía Gia Lâm. Bộ đội ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Đêm ấy Hà Nội rực rỡ ánh điện trong đêm hoà bình đầu tiên sạch bóng quân thù.

….”

Lady Borton: Họ đã tiếp quản Thủ đô như thế nào?  (Báo Khoa học Đời Sống Online)

“…

Người lính Việt trên ảnh là ông Vũ Huy Hậu, nay đã ngoài bảy mươi. Ngày ấy, ông là chính trị viên một tiểu đoàn thuộc trung đoàn Thủ đô, đại đoàn Tiên phong. Ảnh chụp lúc ông dẫn đơn vị vượt qua cầu Đuống, thuộc huyện Gia Lâm, ngoại vi Hà Nội, ở cách nội thành 10 cây số về hướng đông – bắc, vào 6h45 sáng ngày mồng 8 tháng Mười, 1954.

Sứ mạng của đơn vị ông Hậu quả là gian nan. Ông chỉ có 214 chiến binh đến nhận bàn giao 35 trọng điểm hành chính, kinh tế và văn hoá của Thủ đô từ tay người Pháp.

“Lính Pháp đầy rẫy mọi nơi,” ông Hậu kể. “Chúng tôi sẽ phải giao chiến nếu cần. Nhưng chúng tôi không được làm bộc lộ các cơ sở hoạt động nội thành, và không được phép nhận bất cứ cái gì của dân thường.

Tất nhiên chúng tôi rất tự hào với nhiệm vụ được giao, nhưng cũng cảm thấy gánh nặng của nó. Lực lượng không đông, và chỉ có thể trông chờ vào bản thân mình thôi”.

…”

(Nhặt nhạnh lung tung nhân ngày Giải phóng Thủ đô và kỷ niệm 1 năm Đại lễ 1k TL)

Tháng 10/2011

Nguồn tham khảo:

http://dddn.com.vn/33007cat81/chung-toi-tiep-quan-thu-do.htm

http://hanoi.ws/lich-su/khang-chien-chong-phap-my/giai-phong-thu-do.html?start=1

http://ongvove.wordpress.com/2009/07/20/nguyen-nhan-va-h%E1%BA%ADu-qu%E1%BA%A3-c%E1%BB%A7a-hi%E1%BB%87p-d%E1%BB%8Bnh-geneva-1954/

http://www.baomoi.com/Home/XaHoi/bee.net.vn/Lady-Borton-Ho-da-tiep-quan-Thu-do-nhu-the-nao/7132872.epi

http://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_%C4%91%E1%BB%8Bnh_Gen%C3%A8ve,_1954

 

 

26 responses to “Ngày 10/10 …

  1. Trích một đoạn văn tả về ngày giải phóng thủ đô .
    Khi đoàn quân tiến vào giải phóng thủ đô , nhân dân hai bên đường cũng như ở các tòa chung cư cao tầng nhiệt liệt chào đón . Trên tầng 17 chung cư trung hòa , hai cụ già tuổi ngoài bảy mươi phất cao lá cờ đỏ sao vàng chào đón đoàn quân . Bên kia cầu Chương Dương , trên đường Nguyễn Văn Cừ , một đôi trai gái dường như quên hết mọi mệt mỏi đêm qua cũng ào ra ban công nhà nghỉ đón chào . Tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ , lực lượng an ninh thành phố sẵn sàng có mặt để đảm bảo an ninh cho người dân thủ đô , ngăn ngừa mọi hành vi phá hoại của các thế lực thù địch .

    • “Bên kia cầu Chương Dương , trên đường Nguyễn Văn Cừ, một đôi trai gái dường như quên hết mọi mệt mỏi đêm qua cũng ào ra ban công nhà nghỉ đón chào”.
      Nhưng chờ mãi không thấy gì để chào. Hóa ra nhà nghỉ treo lịch của năm trước nên thứ thì đúng nhưng ngày lại sai. 😀

  2. Thangmo mải đọc quen lấy tem, mình vẫn còn may chán.
    Tem nhé.

  3. Thế là 10/10 năm nay còn có thêm sự kiện kỷ niệm 1k TL nữa. Chú này nên đầu quân vào ngành Sử học mới đúng.

  4. Thang bon Phap do hoi an cam lon (si quan chi huy vua danh nhau vua viet tieu thuyet de lai cho doi) co gi la dau ma rum beng het ca len, anh Kua nhi

    • Thằng Thực dân Pháp không dở hơi đâu. Trước đây nó cũng từng đuổi quan quân nhà Nguyễn chạy dài, từng có rất nhiều thuộc địa đấy.
      Chẳng qua dân ta được sự giúp đỡ quý báu, chí tình của Liên xô, Trung quốc nên mới đánh bại thực dân, đánh đuổi bọn ngụy quân ngụy quyền theo đuôi đế quốc, giành lại độc lập tự do cho miền Bắc XHCN …. Công ơn này đời đời… hụ hụ … cho xin cốc nước …

  5. Sao không thấy đoạn mô tả Bác vào Lăng:…cờ đỏ vây quanh tóc bạc Bác Hồ… nhẩy ?

  6. Hổng biết nói gì, thui dìa!

  7. Ơ hơ! Thế mà anh cứ nghĩ hôm qua là ngày anh con bé nhà anh bán bánh Khoai được lãi hẳn 100k. KuA tài thế, chỉ được cái nhớ dai!

  8. sao lại gom góp mỗi nơi một thứ vầy anh KuA?

  9. Đúng như bài báo đã dùng từ ” Tiếp quản”.
    Việc tiếp quản Thủ đô được dựa trên tinh thần của Hiệp định Giơ ne vơ ký ngày 20 tháng 7 năm 1954.
    Sau hội nghị Trung giã chỗ gần cầu Trung giã, giáp Thái nguyên bây giờ. Hai bên Việt – Pháp thỏa thuận với nhau sẽ lấy ngày 10/10/1954 là ngày Pháp phải trả lại Hà nội cho VNDCCH. Trước ngày 10/10 một số đơn vị của Việt minh đã vào để tiếp quản dần các cơ sở của Pháp để lại….
    Ngày 10/10 là cuối cùng để bàn giao toàn bộ một cách hòa bình. Họ lấy của ta thì họ phải trả, đã trả phải có bên bàn giao – bên tiếp quản một cách hòa bình theo đúng tinh thần của Hiệp định Việc bàn giao có cả đại diện của các phái đoàn giám sát Quốc tế đàng hoàng, không có đánh nhau tại Hà nội để giải phóng.
    Do vậy dùng chữ Tiếp quản là đúng với tinh thần của việc đó và cũng đúng với sách giáo khoa dạy thế hệ chúng tôi ngày trước. Dùng từ Giải phóng Thủ đô là sai, điều đó dễ làm cho các thế hệ sau hiểu nhầm giống như giải phóng Điên biên, Giải phóng Sài gòn.

  10. Bỗng dưng muốn còm tiếp.
    Việc ký Hiệp định Giơ nơ vơ là kết quả của nhiều chiến thắng trên các mặt trận của Việt minh trong cả nước mà đỉnh cao là chiến thắng Điện biên phủ.
    Nội dung của Hiệp đinh đã chia cắt Việt nam ra hai phần. Tiến tới ngày Tổng tuyển cử trong cả nước để tìm ra một chính phủ duy nhất của một nước Việt nam thống nhất. Ai nhiều phiếu người đó thắng.
    Hai bên có 300 ngày tính từ ngày 20/7/54 để đưa những người của mình vào Nam [ di cư 54 ]hoặc ra Bắc [ tập kết ]. Do có 300 ngày đó nên Hải phòng được Việt minh tiếp quản chậm hơn Hà nội mất mấy tháng [ 6/ 1955 ] vì Hải phóng còn là nơi tập kết người di cư và người Pháp xuống tàu về nước.

  11. Việc chọn ngày 10/10 làm chính hội của Đại lễ 1K mình cũng không hiểu tại sao. Theo sử sách ghi lại thì ngày cụ Lý Công Uẩn rời Hoa lư đi về Thăng long là vào tháng 2 âm lịch. Theo mình nên chọn vào dịp đó, vì ngày đó chính là ngày Cụ về đến Đại la, và cũng đúng vào dịp đó trên trời có hình ảnh Rồng bay lên [ Thăng long ].
    Gán ĐL 1K vào ngày Tiếp quản Thủ đô là ép.
    [ Mình dùng chữ Lý Công Uẩn là đúng hơn, hợp ngữ nghĩa hơn so với từ Lý Thái tổ, bởi mình đang nói đến sự việc dời đô đang diễn ra.
    Cũng bởi từ ” Lý Thái tổ ” chỉ được đặt sau khi Lý Công Uẩn băng hà.
    Các bọ lưu ý nhé.
    Tất cả các chữ: Lý, Trần, Lê, Nguyễn mà phía sau có chữ Thái tổ, Thái tông, Huệ tông, Nhân tông, Thái tổ gia dũ hoàng đế..v.v. chỉ là Miếu hiệu. Những chữ đó chỉ được vị vua kế nghiệp đặt sau khi nhà vua trước qua đời.
    Khi các vị vua còn sống, quần thần không ai được thưa:
    – Kính thưa nhà vua Lý Thái tông bầy tôi xin tuân chỉ…..
    Nói như thế là bị chém đầu ngay. he he.

    • “Tất cả các chữ: Lý, Trần, Lê, Nguyễn mà phía sau có chữ Thái tổ, Thái tông, Huệ tông, Nhân tông, Thái tổ gia dũ hoàng đế..v.v. chỉ là Miếu hiệu. Những chữ đó chỉ được vị vua kế nghiệp đặt sau khi nhà vua trước qua đời”.
      Bây giờ bác nói em mới biết đấy.
      Còn chuyện gán ngày 10/10 vào ĐL 1k thì em thấy quá vô lý rồi, chẳng đâu vào đâu cả. Lại còn khai mạc vào ngày 01/10 nữa chứ.

Gửi phản hồi cho vanthanhnhan Hủy trả lời