Album ảnh

Thuần phong mỹ tục …

Không ít lần mọi người đã từng nghe những chuyện như nhà nhiếp ảnh này không được xuất bản, triển lãm album hay một bộ phim kia gặp vấn đề vì dính dáng đến chuyện ảnh khỏa thân hay cảnh nóng, hoặc gọi chung chung là vì “nhạy cảm’. Hay gần đây là chuyện một người mẫu chụp một bộ ảnh khỏa thân vì môi trường đã một thời làm xôn xao dư luận. Người khen cũng có, người chê cũng nhiều, thậm chí rất nhiều. Chuyện khen chê trước một sự việc nào đó là bình thường, bởi ai cũng có quyền được bày tỏ cảm nhận và suy nghĩ của riêng mình, mà những cái đó thì thường chẳng ai giống ai. Cái không bình thường, theo tôi là ở chỗ có rất nhiều người chê không phải từ sở thích hay cảm nhận cá nhân, hay từ giá trị học thuật của phim ảnh, mà vì họ nhân danh thuần phong mỹ tục để đánh giá.

Vậy “Thuần phong mỹ tục” là cái gì?

“Thuần phong mỹ tục” là một cụm từ rất hay được dùng đến, ban đầu là trong lĩnh vực biểu diễn, hội họa, nhiếp ảnh …, mặc dù chẳng mấy người nói rõ ra nó là cái gì. Trong những câu chuyện vô thưởng vô phạt lúc trà dư tửu hậu thì có thể không ai cần biết ý nghĩa chính xác của nó, nhưng một khi dùng để đánh giá một cách nghiêm túc thì chuyện sẽ khác hẳn. Tuy nhiên, hình như chưa có một chuẩn mực cụ thể nào cho khái niệm này để mọi người có  thể biết được như thế nào là hợp thuần phong mỹ tục, hay ít nhất, một bộ chuẩn ấy nếu có thì nó vẫn đang nằm bí mật ở đâu đó chứ chưa được đưa ra cho mọi người cùng biết, để cùng đánh giá về bản thân nó cũng như về các đối tượng mà nó sẽ đánh giá. Cái sự mù mờ đó có thể làm phiền lòng một số người sáng tác và làm cho công chúng yêu nghệ thuật phải chịu thiệt thòi, nhưng mặt khác nó lại có vẻ rất tiện cho các nhà quản lý văn hóa, khi muốn cho một tác giả hay tác phẩm nào đó phải tắt tiếng mà khỏi cần phải biện minh dài dòng.

Theo cách hiểu chung chung của nhiều người, “thuần phong mỹ tục” thường được diễn giải như một cách thể hiện tính e lệ, kín đáo (về tính dục) của người Việt. Để nói một cách đầy đủ và thuyết phục về cái nếp nghĩ đậm chất lễ giáo phong kiến phương bắc này xem nó đúng sai thế nào thì chắc cần có những nghiên cứu bài bản, nhưng nếu nhìn vào kho tàng văn hóa các cụ để lại thì hình như đã có câu trả lời. Những ai đã từng xem qua những đồ dùng bằng đồng từ thời xưa để lại chắc không lạ gì những hình tượng các đôi nam nữ đang làm tình ở mọi tư thế, hay tượng đàn ông, đàn bà cách điệu để nhấn mạnh vào bộ phận sinh dục v.v… Rồi những lễ hội kiểu như hội nõ nường hay linh tinh phộc vẫn còn tồn tại ở một vài nơi, dù phải trải qua biết bao thử thách khắc nghiệt từ thời phong kiến phương bắc đô hộ đến tận ngày nay, đã thể hiện sự hồn nhiên trong quan niệm của các cụ về vấn đề tính dục nói chung và quan hệ nam nữ nói riêng. Và cuối cùng là một kho truyện tiếu lâm cực kỳ phong phú, cùng với vô vàn từ ngữ thuần Việt, diễn tả một cách tài tình, đầy đủ mọi sắc thái cần biểu đạt của những gì liên quan đến tính dục, ví dụ như cặc, buồi, cu, dái v,v,,. tuy cùng nói về một thứ nhưng lại mang những ý nghĩa và hàm ý khác nhau. Một dòng chảy đã có từ ngàn xưa và đến nay vẫn còn sống động trong đời thường như vậy, liệu có nên để cho một dòng chảy có tính kinh viện khác, không rõ xuất xứ, chèn ép và đẩy ra ngoài lề cuộc sống văn hóa không? Chưa kể một hiện thực khác là trong tất cả các đền thờ của người Chăm (các tháp Chàm), vật được thờ là một linga (cách điệu từ cái cặc người đàn ông – phải gọi thế vì nó được tạo hình ở tư thế dựng đứng) đặt lên trên cái yoni (cũng là một hình khối cách điệu từ cái lồn – gọi theo ý nghĩa dùng cho việc sinh sản – của người đàn bà). Nếu so biểu tượng này với quan niệm “thuần phong mỹ tục” kia thì phải chăng người Chăm không phải là người VN?

Linga và Yoni ở Mỹ Sơn, Quảng Nam

Linga và Yoni đang được thờ cúng trong Tháp Bà Ponagar, Nhatrang

Không chỉ thế, cái khái niệm mơ hồ “thuần phong mỹ tục” được sử dụng một cách thái quá đã làm cho người ta không dám gọi tên sự vật bằng cái tên thật của nó, mà phải vay mượn của phương bắc về dùng và mặc nhiên coi đó mới là “có học”, làm như chỉ gọi tên khác đi là tự nhiên bản chất của nó thay đổi, trở nên cao quý hơn (!). Thói quen ấy đã ăn sâu tới mức nhiều khi người ta dùng nó ở cả những lĩnh vực rất xa với văn hóa, tỷ như từ “kinh tế thị trường”, “tụ tập đông người” hay gần đây là từ “tàu lạ” v,v…  dùng nhiều đến mức thành quen là những ví dụ. Thói quen nay nhiều khi còn đẩy người ta đến chỗ coi những nét đẹp của tạo hóa hay những nhu cầu tự nhiên của con người như là những cái gì đó xấu xa, dơ bẩn, là dục vọng thấp hèn và tất nhiên, không hợp với “thuần phong mỹ tục”, là xa lạ với văn hóa người Việt. (…)

Mặt khác, trong khi đề cao cái “thuần phong mỹ tục” như là một thứ rào chắn văn hóa ngoại nhập và rào cản những thể nghiệm văn hóa mới, dường như người ta đã có một hàm ý rằng chỉ có người Việt quê ta mới có “thuần phong mỹ tục”, là đỉnh cao văn hóa, còn các nước khác thì không, y như cách người Hán ngày xưa coi các nước láng giềng là man, di, mọi, rợ. Thật sự thế nào thì còn tùy cảm nhận của mỗi người trong khi chưa có một chuẩn mực chung được thống nhất, nhưng dễ thấy trong một lĩnh vực hẹp là điện ảnh chẳng hạn, ở các nước bị coi là không có “thuần phong mỹ tục”, người ta phân chia rất rõ cấp độ phim để cho từng đối tượng, từng lứa tuổi có thể xem, điều mà ở quê ta chưa hề có. Hay người ta rất tôn trọng quyền được tự đánh giá của người xem nên ít khi có những người tự cho mình là đỉnh cao, tự dành (hay giành?) cho mình cái quyền được phán xét thay cho người khác để thẳng tay cắt xén tác phẩm của người khác tùy theo cảm tính cá nhân mà chẳng dựa trên tiêu chí cụ thể nào.

Bức tượng David nổi tiếng của thời Phục Hưng, đang được trưng bày tại Florence, Italia

Trong khi mải nhân danh “thuần phong mỹ tục” để bóp chặt một phía của văn hóa như thế thì hình như người ta lại không còn thời gian và sự chú ý cần thiết để quan tâm tới một phía khác, mà nếu suy nghĩ một chút sẽ nhận ra chúng cũng có vẻ như không hề thích hợp với “thuần phong mỹ tục”.  Dễ thấy nhất, đó là chuyện sùng bái, tôn thờ những người ở tận tít đâu đâu một cách quá đáng mà thực tế ngay cả trên quê hương của họ, những người này cũng không được đối xử bằng một phần như thế, trong khi tập tục tưởng nhớ, thờ cúng ông bà, tổ tiên của chính mình thì lại bị bỏ rơi. Hay là chuyện tự phân biệt, từ đó tự chia rẽ đồng bào mình, rồi tuyên truyền, cổ súy cho hận thù, bạo lực v.v… thay cho việc đề cao những giá trị chung của nhân loại (trong đó bao gồm cả truyền thống văn hóa của dân tộc mình) như tình thương đồng loại, lòng vị tha, bao dung, biết tự trọng, v.v…

Thế nên chừng nào người ta còn chưa định rõ được thế nào là “thuần phong mỹ tục” mà vẫn đem ra dùng để phán xét người khác thì chừng đó cái khái niệm này vẫn là một con ngoáo ộp chặn mọi người đến với cái đẹp đích thực và dung dưỡng cho những thứ ngụy tạo và thói đạo đức giả (trước tiên là trong nghệ thuật) được lên ngôi. Và là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến một XH mang nhiều giá trị bị băng hoại hiện nay.

Tháng 9/2011

P/s: Đây chắc chắn chưa phải là những bức ảnh đẹp hoàn hảo. Ai đó có thể nói thích hay không thích, có thể nói nó chưa đạt hay thậm chí xấu vì bố cục, vì ý tưởng, vì kỹ thuật v.v… lẽ ra phải thế này thế kia, đó là những ý kiến rất đáng hoan nghênh. Nhưng nếu nói rằng nó không đáng xem vì không hợp “thuần phong mỹ tục”, thì xin lỗi,  #^^*%&*^#  ….

Ảnh VN

Ảnh của tây

Ảnh Tây

(Ảnh trong bài được sưu tầm trên Internet)

112 responses to “Thuần phong mỹ tục …

  1. Em tờ em tem!
    Đẹp quá!

  2. Anh KuA, ở mình một số khái niệm có khi được mổ xẻ thái quá, có khi được mơ hồ hóa..tùy thuộc vào trường hợp cần xử lý…
    Riêng về văn hóa nghệ thuật thì em nghĩ mình cứ khoái định hướng đến cả cảm xúc của người thưởng ngoạn…cảm xúc của con người mong manh và rất tinh tế tự họ sẽ nhận ra cái gì là đẹp là không…không thể áp đặt lên đám đông một chuẩn mực chung về cái đẹp..Ví dụ em nhìn thấy chiếc lá sâu em thấy nó đẹp, còn số đông cho rằng lá lành lặn mới là đẹp…
    Hãy để cho các nghệ sỹ được tự do sáng tạo và công chúng sẽ là người thẩm định cao nhất…
    tại sao xứ mình NN can thiệp vào cả chuyện nghệ sỹ mặc gì mà..suy cho cùng nghệ sỹ xứ mình ăn mặc có đẹp hơn xứ khác không? NN nhặt từng câu chữ rồi gán cho nó đủ thứ ý nghĩa trong một số trường hợp cần thiết..trong lúc đó ai cũng kêu là nền vhnt của mình đang trượt..trượt..dài dài..

    • “Riêng về văn hóa nghệ thuật thì em nghĩ mình cứ khoái định hướng đến cả cảm xúc của người thưởng ngoạn…”
      Không phải chỉ có Hà Linh nghĩ thế đâu. Mà sự thật thì cũng thế. Có lẽ đó là phần mở rộng của khẩu hiệu “toàn đ. toàn d, toàn q. một lòng ra sức xxx …”

        • Phạm húy!!!! Vi phạm thuần phong mỹ tục!! 🙂

          • rứa túm lại TPMT là cái chi chi? em thấy nói hâm thì có chi mô, ví dụ anh KuA đi ra ngoài chơi, có em mô nguýt cho cái thật dài, mắt đong đưa rùi em ấy nũng nịu:” hâm thế chứ!- anh KuA lại bay lên mây ấy chứ….
            em thì em thấy là thuàn phong mỹ tục ở ta được các bác dựng lên thành cái mà lúc thì trong suốt như pha lê – phi nhân bản, lúc thì rộng mênh mông nếu cần…và là rất tù mù…
            riêng em thấy tpmt nên là hành động chứ k phải là lời nói đạo đức giả suông mòn..
            em cũng biết cái comment này tù mù quá nhưng mà vẫn cứ post lên vì nó …đảm bảo TPMT…hihihi

  3. thuần kèm mỹ …kêu ca gì hở cua?

  4. Có một câu hỏi : Tại sao những quốc gia bị ảnh hưởng Văn hóa Hán lại đưa Tình dục vào Đạo Đức?
    Thiển nghĩ :
    Con Người tồn tại cần : Thở, Ăn, Uống, Thải, và Tình dục ( Cơ sở của Ngũ hành). Các nhà Thông thái thấy rằng ; Muốn trị con Người thì cần tạo thói quen được gọi là Đạo Đức, vì thế Đạo Đức là Luật không thành Văn. Nhưng để ràng buộc thì làm thế nào? Không thể cấm con Người Thở, Ăn, Uống, Thải được vì họ sẽ Chết. Chỉ có Tình dục là có thể vì không có nó không chết ai! Vì thế mà Tình dục được đưa vào Đạo Đức. Nhưng than ôi! Cấm Dân nhưng Quan thì có thể. Chỉ khi Quan trị nhau thì mới sử dụng món hời Đạo Đức ấy. Hehehee…..

  5. Gác tay lên trán, từ từ tính tiếp… 😀

  6. nói chung cái gì phi thực tế, phi nhân bản thì nó sẽ thành cái thứ ẩm ơ! anh KuA nhỉ?

  7. Mũ “thuần phong mỹ tục” có vừa đầu hoặc lỗi mốt hay không thì còn cãi chán nhưng “nhạy cảm” là rất chính xác. Cứ đụng vào những chỗ nhạy cảm (ví dụ như một số chỗ trong hình minh họa trên) là thế nào cũng có chuyện 😀

  8. Cua làm tất cả sôi sùng sục lên rồi. Cỏ, nước, sảnh…cái gì cũng ngời ngời lên với ánh mắt của Cua.

  9. Theo Cát trầm thì chỉ có tư tưởng phong kiến Phương Bắc ngoai lai,ngụy quân tử quen coi đàn bà ngang với tôi tớ mới cho thân thể họ là xấu xa, mang lại xui xẻo (mặc dù ôm ấp hàng ngày). Tuy nhiên do người Việt nói chung là hướng nội. Tình dục cũng vì thế mà mang bóng dáng đạo nghĩa, thiêng liêng. Nó không bị đồng hóa với những thứ như cơm ăn, nước uống những thứ mà người ta cần để sống một cách bản năng theo quan niệm của Phương Tây. Nó không tầm thường nên cũng không thể phơi bày thô thiển.
    Chính quan niệm đạo nghĩa trong tình dục đó nên chỉ có ở xứ ta mới có những “cuộc chia ly màu đỏ” mà người ở lại nằm không chờ đợi mấy mươi năm.

    • Đúng là phần lớn người Việt, nhất là phụ nữ, thường mang quan niệm đạo nghĩa gắn vào tình dục, nhưng không chỉ có ở xứ ta mới có những “cuộc chia ly màu đỏ” mà người ở lại nằm không chờ đợi mấy mươi năm. Bên Tàu cũng vậy.
      Nhưng cần phải thấy và nên đồng ý với nhau rằng cái quan niệm đó không thể là chuẩn mực áp đặt cho tất cả mọi người. Con người, chứ không phải là những giáo lý, mới là quan trọng, tối thượng.

      • Giọng Cua giống giọng thầy dạy Triết ngày xưa của mình thế!
        Sau này nghe đâu ông ý bị kỷ luật vì vi phạm thuần phong mỹ tục, bao biện cho đôi học trò ôm nhau trong bụi cây là không dính gì đến Đạo đức. Nghĩ mà tội cho ông!

      • Nói dzụ nầy chắc nói… tới sáng. Chín người mười ý. Nhưng theo tui thì đừng ai ép ai là được. Tùy theo tạng người, tùy theo tạng..từng dân tộc. Người mình thì khó chấp nhận cảnh ở truồng chạy ngời ngời trên đồng(cua,cá chắc nổ mắt mà chết), nói gì đến cảnh chạy ngời ngời trên lộ cái. Vì có lẽ hầu hết người mình (Người Kinh) có gì đâu mà khoe, dạt trước dạt sau cùng lắm được 2 cái vỏ ốc. Còn cái dzụ kia thì cũng nên kín kín đi ra đống rơm chứ không thì tên đâu mà đủ đặt cho con nít. Dè dặt trong chuyện ấy ấy có lẽ do chính mấy ông bày ra vì nước mình oánh nhau liên miên, hông dzây thì biết con ai thờ mình?

  10. “Con người, chứ không phải là những giáo lý, mới là quan trọng, tối thượng”.
    He he, câu nầy tui nghe lạ tai nhưng tui khóai. Dìa tui phải nói với ổng mới được. Đi wài là tui “hẩy hẩy dzùng lên” cho coi. Ổng mà hổng tin tui nói ổng hỏi anh hen.

  11. Đề tài hay nhưng khó … còm !
    Thực ra vấn đề nhạy cảm là một phạm trù khách quan không phụ thuộc vào ý thích con người. Nó thường dùng để bao che cho sự dốt nát , đen tối của người nói và đe dọa người khác ,…..
    Ví dụ : khi Ngọc Quyên chụp ảnh không mảnh vải trên người thì rất đẹp, nhưng ai đó không đủ trình độ chụp thì nói rằng … xấu. Ai nhìn ảnh mà nổi dục tính thì nói là … nhạy cảm !
    Không nhớ câu nói của ai ( nhưng chắc là tôi không quen ) là :” tranh khỏa thân, đẹp hay nhạy cảm là do người xem tranh ”
    Thú thực, trên đời không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ chưa khỏa thân mà thôi !

    • “Thú thực, trên đời không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ chưa khỏa thân mà thôi!”
      Em nghĩ ngày nay mà còn có người phụ nữ nào chưa khỏa thân thì đó là một thiệt thòi lớn cho chính họ. Vấn đề là họ khỏa thân khi nào và cho ai được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của họ 😀

  12. Mình cũng muốn vi phạm thuần phong mỹ tục đây.

  13. Nhìn mấy cái hình khỏa thân í anh! Em lại thấy mừng cho mấy con cá!

  14. Núi à, nói thế thì cua nó buồn. Nhìn mãi cái hình áp chót mình thấy có bóng dáng Cua đâu đó, giương cả đôi mục kỉnh nhìn chăm chú. Tốt.
    Thuần mỹ là chuyện khác anh Cua ạ. Chẳng có cái phong tục nào liên quan cụ thể đến chuyện ấy. Còn ai đó nói đồi phong bại tục thì cũng hơi ép chữ.
    Mình đọc Việt Nam phong tục của các cụ ngày trước từ Phan kế Bính đến Toan Ánh… Các cụ hiểu phong tục đến nơi đến chốn. Về sau này có lời qua tiếng lại về chuyện này khác rồi chụp cho cái vụ vi phạm thuần phong mỹ tục là nói ác. Chẳng phải thế.
    Mình đã có đôi lần thất vọng khi một mỹ nữ cởi bộ khoác ngoài để phơi bikini trước biển. Trang phục khéo che đậy cái chỗ đề-phô thôi.
    Nếu một tòa thiên nhiên của cụ Nguyễn Du bị vu vạ là dâm thư thì cũng dễ hiểu, đó là cách của đám giả đạo đức. Nhớ lúc trước, chỉ mới vài chục năm thôi, vào làng thấy chị em không che ngực mình rất ngượng dù thích tự nhiên như vậy. Trong khi đó các cụ già lòng thòng thì che đậy lại, không muốn thấy mình đã xấu, chắc các cụ ấy vi phạm TPMT anh Cua nhẩy ?

    • ” … Về sau này có lời qua tiếng lại về chuyện này khác rồi chụp cho cái vụ vi phạm thuần phong mỹ tục là nói ác”.
      Thế mói phải nói chứ bác Đoàn 🙂

  15. Hôm nay chạy qua đây, không ngờ được thưởng thức những kiệt tác mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
    Cua hôm nay khác với Cua của ngày hôm qua, rất thích tươi mát. Hehehe

  16. Chào các bác, các anh các chị iu, nói ngay cho vuông thì khỏa thân đúng nơi, đúng chỗ chả có gì đáng phạm tpmt, cái chính là tư duy của con người thôi, hồi nọ được các anh í quan tâm trả 1 củ cho 4 giờ tắm chung em thấy cũng thoải mái lắm
    Giờ nghĩ lại cứ thấy phê phê là…..

  17. trả 1 củ đúng ra là nhiu, xinh yêu?

  18. em moi nhat duoc cai nay:

    Người con trai hôm nay mặc quần áo
    Vì đêm qua trót không mặc áo quần
    Áo với quần là hai phần tươi đẹp
    Gắn liền nhau như Đảng với nhân dân

    • Đây là một ví dụ cụ thể về văn hóa phản động, vi phạm TPMT.

    • Các cụ bên Tàu ví vợ chồng như quần áo: phu thê như y phục,… Nhachuaanchay lại chính trị hóa áo quần thế này thì chết. Hôm nào đó Đ với ND chung một làn bốc mùi, bây giờ thì chỉ Đ bốc mùi vì xa rời ND. còn vụ chàng trai kia mà cõng cả dân với Đ chắc chắn là tổ tiên hay mẹ VN gì thôi, ai mà cõng hết được, nên tượng mẹ sắp làm đâu thấy đoạn có quần, hehe !

      • Bác Đoàn: Người Tàu ví vợ chồng như quần áo, theo em chẳng phải ý nói vợ chồng đi với nhau như quần với áo, mà ý nói rằng vợ (hay chồng) chỉ là thứ khoác bên ngoài, thích thay thích bỏ thế nào cũng được.
        Hình như câu đầy đủ là “anh em như chân tay, vợ chồng như quần áo” .

        • tổ sư bọn tàu

        • Bọn Tàu ví vợ chồng như quần áo “chỉ là thứ khoác bên ngoài, thích thay thích bỏ thế nào cũng được” thì làm gì có những cuộc chia ly mà người ở lại hóa đá chờ chồng (anh đừng nói là Nàng Tô Thị cũng là Tàu đó nha). Anh làm em hoang mang đến tắt cái đài hổm rày.

          • Theo http://caodaism.org/CaoDaiTuDien/h/h5-060.htm thì:
            “Ông Trang Tử có nói rằng:

            Huynh đệ như thủ túc,
            Phu phụ như y phục.
            Y phục phá thời cánh đắc tân,
            Thủ túc đoạn thời nan tái tục.
            Nghĩa là:
            Anh em như chân tay,
            Vợ chồng như quần áo.
            Áo quần rách thì lại may mới được,
            Chân tay đứt lìa thì khó nối lại được”.
            Từ xưa người Tàu đã nghĩ thế, chẳng biết sau này thế nào. Đoạn “thích thay thích bỏ thế nào cũng được” là do Cua bịa thêm cho nó máu thôi.
            Còn trong dân gian (không phải quan gian) thì dù ở Tàu hay ở VN thì chắc không ai coi nhẹ nghĩa vợ chồng như thế đâu. Các cụ vẫn nói “một ngày nên nghĩa” cơ mà.

  19. Mấy anh xóm mình cứ muốn Cua để bài này để hàng ngày chạy qua xem miễn phí. Đúng là tươi mát quá.

  20. Quái! Càng ngắm càng thấy cha David giống mình thế, nếu như hắn cạo trọc và gọt lại mũi cho nó tẹt đi tý. 😆

  21. Em yêu hoa hồng tỉ muội

    Nhỏ xinh, luôn kết thành đôi

    Mà anh, vó câu chưa mỏi

    Ruổi rong tận cuối chân trời

  22. Nơi em, ngõ bàng tán đỏ

    Nhuộm cả chiều những vấn vương

    Kỷ niệm vẫn như rêu ấy

    Nuôi màu xanh lại góc tường

    Nơi anh, đường mai xa lắm

    Nắng vàng đâu nhẹ bằng em

    Nhớ, như lá me đầy tóc

    Gạt rồi, gió cuốn nhiều thêm

  23. Khóc không cưng?
    Hoa hồng nhỏ, đài rất là dài, cắm cả bó chừng 50 bông, bán rong ở các thành phố, nhưng có mùa thôi.

  24. Thuần phong mỹ tục thì chỉ cắm hoa huệ, mãi sau bọn tây ăn chơi đàng điếm nó mới mang tỉ muội vào nước ta đấy cưng ạ

    • Hình như người VN không có thói quen cắm hoa, hoặc nếu có thì chỉ có hoa nhài và hoa sen thì phải.
      Cô gái ngủ ngày của bà Hồ xuân Hương không cài hoa, chỉ cài lược …

      • Theo em biết thì…anh nói đúng đó. Người Việt yêu hoa và có thú chơi hoa từ rất xa xưa nhưng là hoa còn sống, là hoa trồng trong vườn trong chậu…là hoa có linh hồn. Người ta có thể tặng hoa cho nhau, nhưng là tặng cả chậu còn nguyên gốc rễ, hoa lá, cả sương đọng và có thể cả sâu. Không ai tặng nhau hay chưng hoa cắt cành vì hoa đã chết. Người ta hái hoa ngửi xong là vứt bỏ, là “xong 1 đời hoa”, là “đã qua tay”, không còn giá trị nữa.
        Người ta chỉ cúng hoa cắt cành cho người đã khuất, (và không được ngửi hoa cúng) như vậy họ sẽ thưởng thức hồn của hoa. Tất nhiên không phải hoa nào cũng cúng được trong đó có hoa hồng và hoa nhài mặc dù đẹp mặc dù thơm. Có lẽ nó không được thanh cao vì khiến cho người chết luyến tiếc hồng trần?

  25. Hoa nhài được tây rất chuộng ở Việt nam thì bị coi là đĩ, cua ạ

  26. trước ở gần bệ nhà em có bụi nhài, toàn phải thức đêm để bắt sên đấy

  27. đêm sáng trăng. hình như hồi ấy em bị hủ hóa một lần.

Gửi phản hồi cho cuadong2010 Hủy trả lời