Album ảnh

Định mệnh

Lịch sử Việt nam kể từ khi chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc tới nay dường như chỉ theo có 1 kịch bản, lặp đi lặp lại. Đó là chuyện các triều đại giành chính quyền, chống giặc ngoại xâm từ phương Bắc, lập nên những chiến công lẫy lừng để rồi sau đó vài chục năm lại trở nên suy đồi, sa vào tranh giành quyền lực, xâu xé lẫn nhau và cuối cùng là lại bị diệt vong, hoặc bởi ngoại xâm, hoặc bởi một thế lực khác thay thế. Đến nỗi đã từng có ý cho rằng phải chăng đó là định mệnh của dân tộc Việt nam, đến nỗi chỉ vì lo đối phó với thù trong giặc ngoài mà không còn thời gian tạo lập một nền văn hóa và nền kinh tế như các dân tộc khác, để mãi mãi vẫn loay hoay trong cảnh đói nghèo, lạc hậu?

Chắc chắn đã từng có rất nhiều ý kiến cao siêu của các bậc trí giả bàn một cách rất thấu đáo về vấn đề này, dẫu vậy tôi vẫn muốn nói lên suy nghĩ của mình trước những gì được thấy từ góc nhìn của một người dân bình thường.

Nói một cách ngắn gọn thì cái gọi là định mệnh của dân tộc VN, nếu có, bắt nguồn từ phương Bắc, cụ thể là từ tư tưởng Đại Hán của phương Bắc.

Nhìn vào lịch sử TQ, không khó để thấy rằng đó là lịch sử của những cuộc chinh phạt, thâu tóm quyền lực và đất đai liên miên suốt mấy ngàn năm không dứt, làm nên hình hài một nước Trung quốc luôn luôn thay đổi, khi to khi nhỏ nhưng ý đố làm bá chủ của các “thiên tử” và “thiên triều” thì không bao giờ tắt. Nằm sát một láng giềng như thế, cùng với điều kiện đi lại tương đối dễ dàng hơn so với các láng giềng khác của Trung nguyên nên không có gì khó hiểu khi nước VN nhỏ bé thường xuyên bị cuốn vào những cuộc binh đao liên miên từ phương Bắc, nơi trị vì của những con người tự coi mình là con trời và gọi mọi dân tộc xung quanh là man, di, mọi, rợ.

Nhưng ngoài cái tác động bên ngoài rất dễ thấy đó, có lẽ còn một tác động khác, tuy nhiều người đã nhìn ra nhưng dường như đã không được cảnh báo đúng mức. Đó chính là ảnh hưởng của văn hóa và tư tưởng của phong kiến phương Bắc đã ăn sâu vào tận cùng tiềm thức của mỗi người dân Việt, sâu đến nỗi không phải ai, lúc nào cũng nhận thấy được.

Có thể nói khi du nhập vào VN cùng với vó ngựa quân xâm lược, cái tư tưởng phong kiến này, tiêu biểu nhất là tư tưởng Nho giáo và Đạo giáo, một mặt đã tạo nên sức mạnh cho giai cấp thống trị thông qua việc phổ cập các thang giá trị của nó và được các giai cấp lãnh đạo sớm nhận ra và triệt để lợi dụng, mặt khác đã âm thầm tước đi ngay từ trong ý nghĩ cái quyền làm người một cách đầy đủ của người dân như một công dân trong xã hội. Tư tưởng này đã mang lại sự bất bình đẳng giữa các giai tầng trong XH và dần dần làm tích tụ những mâu thuẫn và xung đột trong xã hội nhưng không có phương cách dung hòa quyền lợi của các bên, đã đẩy các mâu thuẫn đến mức không thể chịu đựng được và kết thúc bằng những cuộc khởi nghĩa hay lật đổ. Thế nhưng đó chỉ là cái thay đổi tình thế, thay đổi bên ngoài, bởi khi các tư tưởng gốc rễ lẫn mô hình của xã hội vẫn không thay đổi thì cái vòng luẩn quẩn vẫn còn tồn tại và góp phần tạo nên cái gọi là định mệnh của dân tộc.

Ở một tầm mức thấp hơn, nhưng ảnh hưởng rộng lớn hơn và sâu sắc hơn, đó là việc phổ biến Tam giáo đã tạo nên một đội ngũ trí thức phong kiến, dù có lúc bất bình với chính quyền phong kiến thì về đại thể vẫn là một công cụ đắc lực cho chính quyền. Với việc xác định mục đích của việc học là để thi, học để làm quan chứ không phải học để hiểu biết, học để thành người, hệ thống giáo dục khoa cử phong kiến đã không tạo ra được một số đông những trí thức đúng nghĩa, biết làm khoa học, có khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo, dám làm dám chịu, để từ đó có thể tạo ra một ảnh hưởng nào đó tới xã hội hay lịch sử. Nó chỉ tạo ra một tầng lớp trí thức nếu không trì trệ, bảo thủ thì đầy mâu thuẫn nội tại, bị gò trói bởi vô vàn những ràng buộc của lễ giáo mỗi khi nghĩ đến cái mới, và từ đó luôn mang tư tưởng yếm thế, thoát tục trước những yêu cầu đổi thay của thời cuộc. Do sự ảnh hưởng không thể tránh khỏi của tầng lớp trí thức phong kiến này lên các tầng lớp nhân dân khác mà cách nghĩ, cách làm của cả một xã hội vì thế cũng chỉ mang tính nửa vời, đầy mâu thuẫn và nặng về cảm tính, không hề dựa trên những nguyên tắc hay chuẩn mực chung nào. Một XH đề cao những phẩm chất nhiều khi không tưởng đến đạo đức giả. Một xã hội chỉ biết trông chờ một cách may rủi vào sự cai trị hay hoặc dở của các đấng minh quân chứ không thể tạo ra được một vị quân vương biết chăm lo tốt chính sự dựa trên sự thỏa thuận có đi có lại giữa các tầng lớp trong xã hội, như ở một số các nền văn minh khác.

Có thể nói tư tưởng của Nho giáo và Đạo giáo, một đặc sản của nước TQ đại hán, từng là nền tảng của chế độ phong kiến TQ và VN, là một tư tưởng đối lập và xung khắc với tư tưởng dân chủ đang được thừa nhận và phổ biến rộng rãi hiện nay trên hầu khắp thế giới.

Về mặt danh nghĩa, chế độ phong kiến ở quê ta đã bị khai tử từ hơn 60 năm trước, kể từ tháng 8 năm 1945, nhưng ảnh hưởng (hay phong cách sống hiện đại) của XHTB chứ chưa nói tới XH phát triển cao hơn, dù ở miền Nam có cao hơn miền Bắc XHCN đôi chút, vẫn chưa đủ để lấn át nổi tàn tích của tư tưởng phương Bắc. Ảnh hưởng rõ nhất, vẫn còn đậm nét đến tận bây giờ đã được thể hiện rõ nhất ở hai lĩnh vực: thứ nhất là tư tưởng vẫn coi dân như con, với một nền hành chính dù hô hào cải cách và thực sự là dù có nhiều cải cách, nhưng vẫn còn nặng về xin- cho và một rừng thủ tục hành là chính, đẩy cái khó về người dân và giữ lại quyền ưu tiên cho quan chức.  Thứ hai là ở hiện trạng của ngành GD, với đặc điểm nặng về khoa bảng, học để thi, để tiến thân, chứ không phải học để làm người hiểu biết, một hiện trạng không khác gì nhiều so với hàng ngàn năm trước.

Một xã hội với rất nhiều người mang một tâm thức nô dịch (một cách vô tình hay tự nguyện) về văn hóa như bao đời nay vẫn thế, thật dễ hiểu là tại sao trước thực trạng hiện nay lại có những liên tưởng về vòng xoáy định mệnh mà dân tộc VN đã từng phải trải qua suốt mấy ngàn năm lịch sử. Thêm vào đó, dường như XH VN ngày nay có cái gì đấy rất giống với một bãi thải của TQ. Bởi ngoài một số tương đồng trong thể chế chính trị, trong cách đối xử với nhân dân, cách tuyên truyền, đối nội đối ngoại v.v…  với nhau  ra, thì quê ta không có những công trình có tính biểu tượng cao, hay những thành phố to đẹp, hiện đại như ở TQ. Cũng không có những tiến bộ về khoa học kỹ thuật như TQ, để có thể sản xuất máy bay, tên lửa hay thậm chí chỉ là ôtô, tàu thủy như TQ. Lại càng không có những công ty lớn, có thương hiệu trên thế giới đến TQ làm ăn, đã chuyển giao lại cho TQ cả một nền công nghiệp hùng mạnh đủ cho họ có thể sản xuất, chế tạo bất cứ thứ gì họ muốn. Nhưng VN lại có và chỉ có những đồ chơi có chất độc hại xuất xứ từ TQ, thực phẩm có hóa chất độc hại từ TQ, đồ dùng giá rẻ chất lượng thấp từ TQ, lối làm ăn thủ đoạn và chụp giật từ TQ … Thậm chí trên các kênh TV cũng tràn ngập phim TQ, và hàng loạt những bài hát trong dòng nhạc rác mang âm hưởng nhạc TQ, eo éo như nhạc đám ma tràn ngập thị trường và môi trường.

Câu chuyện thời nhà Hồ cách đây 600 năm vẫn chưa cũ. Nguyên nhân, bài học lịch sử được rút ra v.v… đã được nhiều người, nhiều lần nói tới. Chỉ xin nói thêm, nhấn mạnh thêm về tác hại, về hậu quả của nó. Đó là việc quan quân nhà Minh sau khi chiếm được VN đã ra lệnh cướp phá, đốt sạch sách vở và xóa sạch mọi dấu vết lịch sử và theo đó là xóa sạch các dấu vết văn hóa mà các tiền bối đã dày công tạo ra, chắt chiu gom góp lại từ bao đời. Để rồi từ đó những hiểu biết về lịch sử, về dân tộc, về cha ông thời xưa đã bị xóa trắng.

Những gì đã xảy ra ngày xưa đều có thể xảy ra trong thời đại ngày nay. Nếu có khác thì chỉ khác ở chỗ nó xảy ra nhanh hơn, hậu quả to lớn hơn mà thôi.

Muốn tránh khỏi cái vòng xoáy định mệnh này thì chỉ có một con đường là thoát khỏi ảnh hưởng của anh bạn lớn, một ảnh hưởng giống như một nỗi ám ảnh dân tộc VN suốt bao lâu nay. Tránh khỏi nạn binh đao bằng cách bê đất nước mang đi chỗ khác, hay bỏ đất nước mà đi như bao thế hệ người Hoa trước đây đã từng sang VN lánh nạn là điều không thể. Nhưng thoát khỏi sự nô dịch về văn hóa, tư tưởng thì có thể.

Một dẫn chứng dễ thấy nhất là từ người Nhật. Từ mấy trăm năm trước họ đã đoạn tuyệt với tư tưởng văn hóa của người láng giềng Đại Hán, tìm một hướng đi riêng cho mình và từ đó họ đã trở thành một cường quốc.

Một dẫn chứng khác đến từ Triều Tiên. Cùng một đất nước, cùng một dân tộc nhưng có hai số phận khác nhau, như nước với lửa, như đêm với ngày. Có lẽ không cần phải nói gì thêm nữa vì chỉ nhìn vào đã có rất nhiều điều ai ai cũng thấy và cũng hiểu.

Cho đến bây giờ, ở quê ta nhiều người vẫn thích cái sự kết hợp bởi sự tiện lợi. Dân tộc kết hợp với hiện đại, giữ bản sắc kết hợp với hội nhập sâu, kinh tế TB kết hợp với định hướng XHCN, vưn vưn … Giống như một người thích đi hai hàng, để có thể thưởng thức hết được khoái cảm từ cả hai con đường đem lại.

Có điều đi hai hàng thì không đi nhanh được, và rất dễ làm người khác ngứa mắt mà đá cho một phát vào háng. Ở tư thế đang đi hai hàng ấy mà bị đá thì rất khó đỡ, và bị đá trúng thì rất đau.

Tháng 7/2011

 

221 responses to “Định mệnh

  1. Tem cái định mệnh này xem sao rồi khuya về sẽ xem sau! 😀

  2. đứa nào giở quẻ kiểu tq, em đập cho pheng pheng. Gét lắm rồi đới.

  3. Công nhận rất chi là Dân Xây dựng, nói đâu vào đó và toàn đúng trở lên. Thế có nghĩa là VN nên tiếp thu Dân chủ kiểu Mỹ chứ gì? Khoái! 😆

  4. Sao chú khộng chuyển qua chỗ anh Huynh làm hè ?

  5. Hóa ra lý do mấy lâu nay anh KuA chậm cho bài mới lên là vì anh KuA chuẩn bị bài này công phu thế này đây!
    ve ri gút anh Kua nờ! Ai lai bài ni ve ri mát!

  6. Anh KuA, tại sao ta lại không thể thoát ra cái bóng của TQ?

  7. Cho đến bây giờ, ở quê ta nhiều người vẫn thích cái sự kết hợp bởi sự tiện lợi!
    —–
    Câu ni thâm thúy!

  8. Thế bây giờ bác không thích đi hai hàng thì đi một hàng vậy , dưng mừ hàng dọc hay hàng ngang ?

  9. định mệnh của cua là thò càng nào cũng thấy bám một ít đất, đố có thoát được. 🙂

  10. đừng giận em nghen cua, quý lắm mọi ghẹo chút đới… lẳng lơ chút cho đỡ buồn

  11. Hi Cua !
    Chọn tit entry này là Định mệnh thì phải đùa tý nhé ! Phu tử nói: Thiên hạ hà tư hà lự, nhất trí nhi bá lự đồng quy ư thù đồ. Ý rằng người dưới trời này lo nghĩ gì, Một trí mà lắng lo trăm sự rồi cũng về một mối thôi.
    Có học trò hỏi: thày theo thuyết định mệnh mà thày tin không ? Phu tử nói Tin chớ, tin chớ ! Dưng mà thấy tường sắp sập chớ có trèo lên.
    Thày cũng dạy, nhứt ẩm nhất trác giai do tiền định/ miếng ăn miếng uống đều do định trước.
    Như thế nhà Hồ mới khuyến làm Viện Khổng khắp nơi. TQ có cai trị thì cũng do tiền định rồi, mà tiền nhân dân thì tệ cũng cỡ nhân dân.
    Biển cũng tiền định, đất và rừng cũng tiền…định .
    Lẽo lự vậy mà cũng lắm thằng tin, nhất là Phi châu, nhì là Mỹ la tinh,… Nhưng tự nhận là anh em cật ruột chỉ có hai, một là Đông di, phía bắc; hai là Nam man, gần xích đạo.
    Tin lắm thì bán lúa giống, nên dân Man Di tự lệ thuộc, tự vào tròng bằng các chủ trương ngăn cản việc đầu tư công nghệ trong nước, sản xuất trong nước.
    Ai đó đã viết luận về thoát Á, ta đang Á nên bàn ngay chuyện thoát Hoa.
    Nhiều người nghĩ rằng không có người Hoa, ta sẽ chết vì thiếu thốn sản phẩm công nghệ rẻ. Hỏi biết bao tộc người phi Ấn phi Hoa tên mọi miền nước ta đã không ảnh hưởng gì, vì đâu ?
    Họ không vọng ngoại, không thích văn hóa ngoại lai, thậm chí tẩy chay hàng hóa chữ vuông. Như thế, thoát Hoa ta không chết, mà còn phát triển nhanh hơn là khác.
    Chủ động khai thác vốn liếng công nghệ cuốc ra trước đã. Đầu tư vào cơ bản, xây dựng công nghệ mới cũng là việc cần.
    Thôi tạm thế đã, mai đầu tư thêm.

  12. Ha ha, nghe các bác bàn chuyện thiên hạ hay quá ta, quan vi quí, xã tắc thứ chi, dân vi khinh sách luận ngữ đã dậy rồi mờ các bác bức xúc làm chi hở

    • Em xinh thông hiểu tam giáo tứ thư ngũ kinh inh inh ẹ ẹ ẹ …. óa óa 😀

      • Xinh lặc lô không chỉ giỏi ..tam tứ thư ..ngũ thập kinh mà còn rất giỏi về phụ nữ kinh …( kinh mặt trăng) nữa đấy.Đề nghị Cua mở thêm mục “Chị em thủ thỉ” nhờ Xinh cáng cho khoản ni.Cứ coi như Cuadongsblog học tập mần theo các báo lề phải…thêm cái mục Sức khỏe chị em …phòng chống “Cướp giết hiếp” ấy mà

  13. Các bác bàn cao xa quá. Em đọc xong khẳng định một điều: mai mốt em có xây biệt thự thì nhất định sẽ vời bác về làm kỹ sư trưởng! 😀

    • Anh chuyên về xây nhà không móng, xây nhà từ nóc đây. Toàn công nghệ cao của thế giới, bản sắc Việt xịn đấy 😀

      • Bố kh..ỉ.. tài tài thật, tiên sư anh In de nhe..Cua dong,đọc “Xây nhà không móng” của Cua lại nhớ đến chuyện hài ước của ông Adit Nezil bên Thổ Nhĩ Kì, đại ý..sau khi nhà nác “bịt miệng” nhà báo, có 1nhà báo đến bác sĩ cắt Amidal ( cắt 2 cục trong họng), do nỏ mở miệng để bác sĩ thao tác, ông bác sĩ đã có sáng kiến..cắt Amidal qua đường hậu môn.

  14. Em nghi là vợ bác tên Thúy nên bác viết bài nào cũng thâm 😀

  15. Em khoái cái hình ảnh đi hàng hai của bác 😀

  16. Sao lạ dậy kà?
    Khi xưa thằng Tây, thằng Mẽo sang thay đổi bớt cái tinh thần thủ cựu Bắc thuộc mà dân ta cứ oang oảng chống đối. Giờ đành chịu chứ kêu ca nỗi gì.

    • Chuyện thay đổi bớt cái tàn dư Bắc thuộc chỉ là cái kèm theo thôi, nên phản đối chúng nó là đúng chứ sao bác Choi?
      Cái đáng buồn là mình không tự thay đổi được.

    • đó, em cũng nghĩ như bác Chổi, đằng nào cũng nhược tiểu, đằng nào cũng thuộc địa, làm thuộc địa của bọn Âu Mỹ chả hơn làm chư hầu cho bọn khựa sao.

      • Đồng chí (con chấy bằng đồng?) này mất lập trường quá. Làm gì có nước nào trên thế giới này là nhược tiểu đâu, chỉ có một số người tự nghĩ nước mình ra như vậy rồi bắt mọi người tin theo thôi. Đừng tin chúng nó Phay Van à.

        • nh nh qúa..con chấy bằng đồng con cua bằng đồng ạ, hơi tiếc là cu Hiếu nỏ có ở đây.Cua nên đi tìm và ới cu Hiếu về phụ trách cái tiết mục Nh nh ni đỡ cho Cua thì tuyệt quá.

  17. Định mệnh đã đặt VN nằm ở phía nam của một đất nước khổng lồ có tư tưởng bá quyền.

    Thoát ra khỏi ảnh hưởng của TQ ư? Làm sao thoát được khi còn có những bộ phim kiểu như Đường đến thành TL? Khi mà trong tư tưởng của các nhà lãnh đạo vẫn còn điều sợ hãi, quị lụy, khúm núm, vẫn còn thường xuyên sang chầu thiên triều khi có lệnh đòi, …

    Người dân yêu nước thì đã thoát, nhưng lãnh đạo thì không. Bác bảo phải làm sao giải quyết mâu thuẫn này?

  18. Một bài viết thật công phu!
    Chỉ có thể thoát ra khỏi “tư tưởng lớn” của ông bạn lớn thôi, còn văn hoá thì khó, vì văn hoá VN bị ảnh hưởng rất nặng, ngay cả trong ngôn ngữ cũng vậy.
    Còn nhớ có một thời người ta hô hào sử dụng ngữ thuần Việt, nhưng rồi không thể bỏ được ngữ Hán Việt được. Ngay cả quốc hiệu Việt Nam cũng đủ thấy rõ điều đó.
    Chỉ có điều cốt cách Việt Nam của cha ông để lại trong dựng nước và giữ nước thì phải giữ và tuyệt đối không chấp nhận bị mất nước, bị làm nô dịch cho phương Bắc.

    • Bác Mô@
      Em nghĩ khó mà tách bạch tư tưởng và văn hóa một cách rạch ròi, cũng như việc thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa Tàu không thể làm theo kiểu máy móc, đào tận gốc, trốc tận rễ theo kiểu “một thời người ta hô hào sử dụng ngữ thuần Việt, nhưng rồi không thể bỏ được ngữ Hán Việt được”. Đó chắc là một việc rất khó và rất tốn công, nhưng trước hết là ta phải muốn làm đã.
      Chuyện giao thoa văn hóa là đương nhiên, cái cần thoát theo em là cách suy nghĩ theo kiểu phong kiến đang ăn sâu trong đầu dân mình. Dưng mà cách nghĩ ấy trong một chừng mức nào đó thì lại rất có lợi cho những người có quyền …

  19. Rất phục anh KuA về bài viết này.
    Anh giải thích cho em cái định nghĩa Tam Giáo với!
    đi làm việc đã rồi quay lại sau nhé!

  20. Dân Việt mình lành quá nên thường bị láng giềng ức hiếp, chớ chi ông bà mình xưa mà chịu chơi thì hẳn là Túng Của đã có thêm một Vạn lý trường thành ở phía Nam, và vận mệnh nước ta đã khác, bác Cua nhà em cũng không phải viết một entry trăn trở thía lày! 😛

    • Bác Lý có ý nghĩ hay đấy chứ nhỉ, giá sử có cái Nam Vạn lý trường thành thì bây giờ mình đi tham quan cái đó cũng gần 😀

      • Làm gì có chuyện giả sử nữa, ở Đà Lạt người ta đang xây hình tượng Vạn Lý Trường Thành, có cả hình nộm lính TQ để “thu hút khách du lịch” kia kìa, lúc nào anh Cua bò lên Đà Lạt mà coi

        • Nếu ở đó người ta làm cả mô hình tháp Eiffel, tượng Nữ thần Tự do, đền Taj Mahal, Ăng co Vát v.v… để thu hút khách du lịch thì chắc là không có chuyện gì đáng nói. Lúc đó anh sẽ rủ Cùn cùng lên Đà lạt coi chơi 😀

  21. Ban nãy, gõ xong cái còm cho bác Cua Đồng thì em… ngủ gục (dạo này ôm đồm nhiều việc quá nên cứ là mất ngủ, ngồi mà cũng chợp mắt được 😛 ), chả biết có phải tại vụ “hai hàng” của bác Cua không mà em bỗng… nằm mơ, cũng vui vui nên ghi lại đây chơi:
    Vía em đang đi lơn không tơn ngang một cái cầu ba cẳng thì nghe tiếng một tiền bối ăn mày cụt giò kêu réo:
    – Ê mày nhỏ, lượm giùm tao chiếc dép coi!
    Nhìn cái chân nguyên lành của lão có mang dép đàng hoàng, vậy mà còn kêu mình lượm dép, em đã tính… quạu, nhưng dòm lại dưới sông quả có chiếc dép lào đang trôi lềnh bềnh, em đành ùm xuống vớt lên. Đưa chiếc dép cho lão xong, em vừa quay gót thì lão già bài hãi:
    – Ê nhỏ, rớt rồi, mày lượm lại giùm tao coi!
    Lại phải làm cái lò cò lặn lội xuống sông đặng vớt dép đưa cho khứa lão tiền bối; đến ba lần như vậy luôn cha! Tức quá, em hỏi:
    – Ông mần gì mà rớt dép hoài cha nội?
    – Thì tao mang vô chân chứ mần gì? Mày ngu vừa nó nghen, hổng lẽ dép để đội?
    Ăn mày mà nói giọng xốc óc ớn! Em cự nự:
    – Ông mang kiểu gì mà rớt hoài vậy cha?
    – Đèo mẹ! Thì xỏ vô vầy nè!
    Vừa nói, lão già vừa xỏ… cái chân cụt lủng lẳng đến gối vô chiếc dép lào! Em chịu hết nổi, bèn giằng lấy, lột chiếc dép bên chân phải lành lặn của lão ra, tra chiếc dép chân trái vô cho lão… kẹp.
    – Đèo mẹ! Vậy đi cho khỏi rớt!
    Thuận tay, em liệng luôn chiếc dép trong tay xuống sông. Lão già la làng chói lói:
    – Ê! Ê! Dép tao, dép tao! Trả cho tao!
    Híc, cái thằng trời đày là em lại phải lóp ngóp xuống sông lượm dép lại!
    – Ê, tía! Tía có một giò mà cứ muốn xài hai chiếc dép là sao vậy hả tía?
    – Mày ngu! Ai biểu mày có tới hai chân chi, thành ra chỉ mang được có một đời đôi dép, qua đây nhờ có một cẳng nên mang dép được tới… hai nhiệm kỳ! Cứ hễ dép trái mòn thì qua xỏ dép phải, khà khà!
    Thiệt tình, đúng là đồ… quỷ một giò, hi hi!

  22. Bài viết hay và công phu lắm bác Cua ạ. Cứ ngỡ bác chỉ viết mấy bài linh tinh theo kiểu “Mừng sinh nhật bác Washington thôi”, ai ngờ bác còn viết văn chính luận sắc sảo thế. Bác cố lên, văn tài đã có rồi, giờ chỉ còn tư tưởng là còn hơi … chưa vững vàng, ráng học tập noi gương bác Tố Hữu (bác ấy làm thơ, còn bác Cua thì làm văn), thì chẳng mấy chốc có thể lên đến Trung ương Ủy viên, không biết chừng! Lúc ấy, bác nhớ chạy cho em cái chân … dịch Nghị quyết của Đảng ra tiếng Anh nhé, để phổ biến cho bọn tư bản giẫy chết chúng nó học hỏi nhé!

  23. Anh KuA à, (bắt chước HL.)
    đạo Phật không đi qua TQ vào miền Bắc mà theo ngã phương Nam đi ra. Thế kỷ thứ hai, tại Luy Lâu đã dịch được 15 bộ kinh. Thế kỷ thứ 3, Khương tăng Hội sang học đạo và truyền về Tàu,
    Tại Đồng Dương, nay thuộc xã Bình Định, Thăng Bình Quảng Nam còn tàn tích tu viện Phật học Đồng dương từ thế kỷ 8.
    Việc ta dùng từ Hán Việt còn nhiều quan điểm khoa học khác xa và trái ngược nhau.
    Ai cũng biết thời Tần thỉ Hoàng đốt sách giết học trò, thống nhất dùng chữ triện. Ba mươi năm sau Hán Cao tổ lên ngôi, chữ Hán từ đâu mà ra ?
    Tất cả Kim thạch văn chỉ được rất ít chữ. Mà chưa có hình tượng chữ vuông, ngang ngay sổ thẳng.
    Nguồn gốc chữ vuông có từ văn hóa Hòa bình Bắc sơn mà tại Trung quốc rất hiếm hoi. Trong lúc đó ở nước ta lại khá phong phú. Do đó giả thuyết về văn tự Hán có nguồn gốc phương Nam được nhiều học giả, nhà tu từ học TQ ủng hộ.
    Sự ngộ nhận lớn lao do bị tuyên truyền, nhồi sọ rằng chữ Nôm/ Nam vay mượn và ghép từ chữ Hán rất vô lý, vì rằng vốn từ tiếng Việt phong phú hơn tiếng Hán. Chữ Hán chỉ hơn 10.000, phần còn lại là gán ghép. Chữ Việt khoảng 140.000, rất tách bạch.
    Ta phong phú hơn họ cả tĩnh từ, như màu trắng có hàng chục mức độ thể loại, họ chỉ một chữ bạch; màu đen cũng vậy. Ta phong phú về động từ như phun thuốc, bắn súng,… thì họ chỉ một chữ tả. Trạng ngữ cũng thế, ta có chữ cuối hay ho như …thiếp tại tương giang vĩ/… nàng ở cuối sông tương, thì họ chỉ có một chữ vĩ/đuôi….
    Không một chữ Hán nào không có từ Hán Việt, nho sĩ ta đều đọc thông chữ hán. Nhưng không một nho sĩ nào của họ đọc được và hiểu chữ Nôm. Từ vị Hán Nôm ta nhiều, ngược lại từ vị Nôm Hán họ không có lấy một bản. Vì sao? Anh ra rả bảo tôi vay của anh, trong khi vốn liếng anh quá ít so với tôi, ai tin ?
    Bản thân chữ Nho, gồm chữ nhân đứng với chữ nhu, là một chữ Nôm, phần nghĩa là người phần âm là nhu/nho. Nho học là học làm người, họ lại giải thích là học cái cần cho người. Quá đáng ! Thế thì nho giáo, nho sĩ, nho sinh cắt nghĩa là gì ?
    Trong khi họ nói rằng họ khai hóa ta, mà căn bản đạo đức từ xưng hô, tiếp xử, tín ngưỡng,…đều kém xa ta. Cha mẹ vợ con đều ngộ nị, nói thưa chỉ ừ à. Vân vân và vân vân.
    Tôi theo trường phái ngược lại với cách tuyên truyền của họ, là nền văn minh nông nghiệp, ngư nghiệp của người Việt vốn sâu, lâu đời hơn văn minh du mục (văn hóa Điền), chỉ có điều ta không khôn vặt, cầm nhầm, to mồm như họ Ta không gian ác bằng họ, thế thôi.

    • Thân mến gởi Đoàn tiên sinh : thú thật, cái sự học của GC, đặc biệt hiểu biết về tiếng Hán, tiếng Nôm coi như bằng 0, chỉ xem chưởng , mí lại kiếm hiệp nên nhặt nhạnh vu vơ được mấy câu kiểu huynh huynh đệ đệ tỉ tỉ..nên nỏ hiểu mối liên hệ môi răng của chữ Hán và chữ Nôm ra răng…Hàng ngày lắc chảo trong quán Tầu , lúc rỗi rãi hay nhăng nhít với bọn chúng, thấy tiếng Việt nhiều câu phát âm na ná tiếng Tầu thí dụ phản tảng = phản đảng…tả tảo = đả đảo.. Cung lỉ = công lí..liệu có đến 50% từ trìu tượng trong tiếng ta có nguồn gốc từ Tầu ???
      Lại nghe 1 số bậc cao minh nói Tư Đại Lâm là Stalin, Liệt ninh = Lê nin..rồi Bàn nê tây lâm = thuốc penicilin , Bà diên viên điên ảnh MarilinMonre là..là Mộng Lỗ ???? lạ thiệt

      • Bác Cú: Em nghe đồn âm (tiếng) Hán mình đang xài bây giờ là thứ tiếng người TQ xài từ đời nhà Đường, sau này hai bên có biến đổi theo thời gian, tạo nên sự khác biệt như bây giờ.
        Xem phim TQ thì thấy nhiều từ nghe quen lắm, như: sư phò, lảo sư … 😀

        • Hè hè, anh giai Kú lại đùa. Khả năng trừu tượng thì ta ăn đứt anh Ba Si-noa. Nói đúng hơn là khái quát. Mỹ thuật Việt cổ như nét vẽ khắc trên trống thạp đồng chỉ một chi tiết nói lên cả tổng thể, nay cũng còn lại nhiều, chỉ cái dải yếm thôi mà viết lách mô tả, khảo tả vẽ vời vẫn chưa cạn ý. Tây mê như điếu đổ, ta thì vênh vênh. Nay cách điệu ra áo dây, mai sửa sang theo áo lót, áo nâng, áo sửa,… Một chữ nhân thời cụ Nguyễn Trãi mà bao nhiêu học giả đông tây nghiên cứu mãi chưa tròn, ăn đứt cái khái niệm nhân của Khổng thánh. Đấy đấy.
          Chẳng phải mình nationisme hay dân tộc hẹp hòi tự cao tự mãn, người ta nói cả đấy, mà không phải do bạn khen đâu nhé, còn có cả chửi đểu nữa nhưng không thể không công nhận.
          Còn cách phiên âm mới chết cười, như họ phiên I-ta-lia khá chuẩn, ký âm thành chữ Ý-đại-lợi; Inspiration thành yên-sỉ-phi-lý-thuần,…đó là cách đọc lại ký âm qua âm Hán Việt, chứ đọc theo âm Bắc-Kinh thì rất nguyên bản, Monroe là Mộng-lỗ,… chính vì thế.

          • Hồi xưa em mà biết được mấy cái ký âm này để mang ra dọa bọn con gái cùng lớp thì hay biết bao nhiêu 😛

            • Bây giờ mang dọa các em Cún, Hà linh, Như Mai,… vưỡn được chứ sao ?(cần gì ta núp sau cánh gà, phiên dịt cho)

              • Bác nói to thế thì lộ hết rồi còn gì nữa? 😀

              • Bây giờ mang dọa các em Cún, Hà linh, Như Mai,… vưỡn được chứ sao ?(cần gì ta núp sau cánh gà, phiên dịt cho).Cua đừng dại dột nghe nhời bác Đoàn.”Đương sự” mà mần cái nhiệm vụ cánh gà phiên dịt, nhắc vở cho cua nà toi đấy, nhỡ bác ấy vui miệng lại nhắc vợ cua chuyện ấy thì có mà..này thì Bnog, này thì Hà Ninh.. Như Mai…này thì phiên dịt này thì sinh lí..

              • Vâng, nâng kao kảnh giác, đề phòng âm mưu diễn biến, bác Cú nhể 😀

          • Chúc cho Đoàn tiên sinh …luôn luôn dồi dào sức khỏe, sinh lí dư dật để có nhiều Yên sĩ phi lí thuần, đẻ thêm nhiều đứa con hay như bài Lí sơn.. Cát vàng , Cát dài cho bà con thưởng thức nhé.

        • Còn anh Kua này bị thuốc Tàu nó diễn biến Hòa bình rồi, hi hi. Thời Hán Minh đế (80 SCN), Trương Trọng nước ta đã thi đổ Hiếu Liêm, bằng với Tào Tháo nhưng trước Tháo hàng thế kỷ, được bổ làm quan Thái thú huyện Kim thành. Ông ấy nói và học thế nào mà thi thố, làm việc quan trên xứ họ được. Ai cũng hiểu.
          Thế mà có kẻ xưng tụng Sĩ nhiếp là Sĩ vương, là An nam học tổ, sau này mới đến nươc ta (năm 161),…
          Nhâm diên sang ta sau CN xa lắc, họ bịa chuyện dạy dân ta cày cấy. Chuyên đó dân ta biết từ tời vua Hùng, có bằng chứng khảo cổ. Mà học giả Tàu viết trong (An nam) Dị vật chí của họ là những giống lúa của ta xứ họ chưa có, thế mới biết thằng làm tuyên huấn nó bịa cứ như thiệt.
          Thời nhà Đường thế kỷ 7, thịnh thi thơ nhưng chữ, nghĩa và âm không hề thấy sách sử nào ghi nhận có đổi thay so với thời Tiền Hán thịnh văn bút. Thế đấy Kua à, chưa có gì mới !

          • Thực sự thì em nghĩ nếu như ngáy xưa nhà Hồ không để mất nước, giặc Minh không đốt sách, xóa sử nước Việt thì bây giờ dân ta sẽ biết sử ta nhiều hơn (cho dù có được chỉnh lý cho tăng tính Đảng, tính giai cấp v.v… đi nữa), không phải tìm hiểu sử mình thông qua sử Tàu.

            • Tìm hiểu qua lại cũng được, nác mình toàn đọc chính sử ở Âu Mỹ đấy chứ. Sử ta còn nhiều trong chùa, trong các tu viện và kho sách Tây cướp được của Tàu lúc chiến tranh nha phiến.

        • bẩm cụ Đoàn Nam Sinh
          con thấy Tây nó mê điếu đổ là mê gái Việt được dạy từ bé, vừa thánh thiện vừa nhẫn nhục cụ ạ. Gái bây giờ hỏng tương đương với con, chả được mê mấy nữa đâu. VN phức tạp và trừu tượng quá, ngôn ngữ đúng như cụ nói, lại cộng hưởng với kiểu điệu đà của Pháp nữa, con cám lắm ấy, yêu đương ngắn ngày được, chứ phát triển dài ngày, con e phi tán rồi đâm ra thần kinh ấy, con chả mê. Nói một lúc lại buồn.

    • Bác Đoàn: Em chưa tra Gu gồ nhưng em nhớ hình như đạo Phật từ Ấn độ vào VN qua 2 ngả, 1 vào phía Nam qua Thái lan, CPC … và một ngả qua TQ vào miền Bắc, tạo nên 2 sắc thái riêng của từng miền trong cùng một đạo Phật, trên cùng một đất nước. Song vấn đề chính em nghĩ là chuyện hiện tại cái tư tưởng phong kiến TQ vẫn còn ảnh hưởng rất mạnh trong giới trí thức VN và từ đó là toàn XH, liệu có dẫn tới kết cục giống như định mệnh trước đây hay không?

  24. Với Ct, ai có trước, ai học của ai không quan trọng, mà quan trọng là hiện giờ và tương lai, ta đã có, sẽ có những gì. Những cái đó là lợi hay hại, ai tiến bộ hơn.
    Chuyện tiến bộ ta không học mà đi học sự độc ác, trì trệ…, ta không thua người anh Tàu đâu.

    • Đấy đấy, cái ta đã sẵn có bao đời lại đang tâm bỏ đi, rước các thứ giết người như Trăm hoa đua nở trăm nhà đua tiếng dẫn tới vụ Nhân văn; Giai cấp nông dân là lực lượng cách mạng dẫn tới Cải cách ruộng đất; Kiên trì CNXH dẫn tới Thời bao cấp rách bươm,…
      Từ chỗ mặc cảm kém thua dễ dẫn tới nhất mực nghe theo làm theo kể cả cái sai cái quấy. Không tự đứng trên đôi chân của mình, ngồi xe lăn mà tự hào được có người phục dịch!!! Tội thế.
      Ta chỉ có thể có cho ta những gì do chính mình mang nặng đẻ đau, chứ ăn sẵn ăn vay thì bao giớ mới có tương lai ? Có chăng là thể loại “tương lai xuống hố còn ngủ”

    • “Với Ct, ai có trước, ai học của ai không quan trọng”
      Với bác Choi thì có thể không quan trọng, nhưng với nhiều người khác thì rất quan trọng, vì nó liên quan tới nhiệm kỳ, tới truyền thống vinh quang của xxxx, hehe …

  25. Lãnh đạo VN hiện nay đang đi hai hàng, thế mà chẳng ai đá cho nó phát bác nhỉ.

  26. Ôi cái định mệnh thật trớ trêu.

  27. em thấy NB họ học và du nhập mọi thứ từ nước ngoài, khi vào họ thì họ chỉnh cho hợp với ý muốn và thực tiễn của họ thành của riêng họ và sức mạnh của họ!

  28. Bác chia còm nhiều lớp quá nên có đoạn nhỏ xíu làm đọc khó quá chừng. Sáng nay ngồi oai phai ở một quán cà phê, bà con thấy em uống éo tưởng có vánh đề 😀

  29. Hồi xưa học văn sử địa nhiều mờ ít có chi đọng lại, đa số quên béng sau những lần trót dại học vẹt lấy điểm, bây chừ đọc bài anh Cua viết tự nhiên thấy sáng láng ra, vote anh Cua hot bờ lốc *****

  30. Chủ nhật rồi đấy các bác ợ, đã là định mệnh thì hôm nay và mai sau đừng cà phê cà phiếc gì nhá, cứ chè khổ qua hay a ti sô cho lành

  31. Chết rồi, bác Cua lộ hàng nhé 😀

  32. I wanted to put you that tiny observation just to give thanks once again for your pretty tactics you’ve documented on this site. It is simply seriously generous of people like you to give easily what some people could possibly have distributed for an electronic book to help make some dough for their own end, most importantly given that you might have tried it if you ever wanted. Those pointers also served to be the easy way to be certain that someone else have the same fervor like my own to realize very much more with regards to this issue. I’m certain there are some more enjoyable sessions up front for many who look over your site.

Gửi phản hồi cho CÚN Hủy trả lời