Em hiền như Ma soeur …

Bài hát “Em hiền như Ma soeur” là một bài hát rất quen thuộc gắn với tuổi hoa niên của những người cùng trang lứa với tôi, từ lâu lắm. Lời ca và giai điệu phảng phất nét tôn giáo khiến tôi đinh ninh rằng đây là một bài hát nước ngoài được Việt hóa, như nhiều bài hát khác tôi từng biết. Cho đến gần đây, qua blog Phay Van tôi mới biết thì ra đây là một bài hát Việt, bài hát của nhạc sĩ Phạm Duy, phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên.

Nhạc sĩ Phạm Duy đã quá nổi tiếng, ai cũng biêt. Còn nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên thì chắc không phải ai cũng biết.

Nguyễn Tất Nhiên, tên thật là Nguyễn Hoàng Hải, sinh ngày 30 tháng 5 năm 1952 tại quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa và mất ngày 3 tháng 8 năm 1992 tại California.

Nguyễn Tất Nhiên theo học trường trung học Ngô Quyền từ năm 1963 cho tới năm 1970. Lúc mới vừa lên trung học đệ nhất cấp, Nguyễn Tất Nhiên đã làm thơ. Theo lời những người bạn cùng trường lúc đó, thơ của Nguyễn Tất Nhiên đã rất hay từ nhỏ. Lúc đó Nguyễn Tất Nhiên thành lập thi văn đoàn với bạn học là Đinh Thiên Phương, tên thật là Đinh Thiên Thọ. Cả hai thi sĩ học trò này cùng chung nhau xuất bản tập thơ “Nàng thơ trong mắt” năm 1966, khi đó Nguyễn Tất Nhiên được 14 tuổi. Trong tập thơ này Nguyễn Tất Nhiên lấy bút hiệu là Hoài Thi Yên Thi.

Thời gian này, Nguyễn Tất Nhiên đã gặp một cô gái người miền Bắc tên là Duyên và có một tình cảm nhẹ nhàng với cô nhưng không thành công, vì hoàn cảnh gia đình và cả tính nghệ sĩ của Tất Nhiên. Dù vậy, cô cũng là cảm hứng cho Tất Nhiên sáng tác khá nhiều bài thơ như Khúc tình buồn, hay các bài Cô Bắc Kỳ nho nhỏ, Linh mục, Em hiền như ma sơ…

Tâm hồn nghệ sĩ của Nguyễn Tất Nhiên đã bộc lộ từ lúc ông còn rất trẻ. Đầu óc ông được miêu tả lúc nào cũng như mơ mộng suy nghĩ đâu đâu, không tập trung ngay cả khi đang học. Bạn bè thời gian này gọi đùa ông là Hải Ngáo hay Hải Khùng. Tương truyền, có một buổi sáng, Nguyễn Tất Nhiên đứng giữa ngã tư ở Biên Hòa như chỗ không người, bỏ tay trong túi quần nhìn lên trên trời.

Dường như mối tình vô vọng với cô Duyên, nỗi đam mê, niềm đau khổ làm người đã tạo nên phong cách thơ của ông.

Theo lời kể của nhà thơ Thái Thụy Vy“hồi chưa nổi tiếng, trời nắng chang chang mà anh ưa mặc cái manteau mua ở khu Dân sinh, mồ hôi nhễ nhại, ưa đạp xe đạp đi cua cô em Bắc Kỳ nho nhỏ tên Duyên…”

Sự nghiệp của Nguyễn Tất Nhiên thời gian đầu không mấy thành công: thơ ông in ronéo tặng không cho các nữ sinh đều bị quăng vào thùng rác, còn những tập thơ gửi bán trong các tiệm sách đầu chợ Biên Hòa thì để lâu đến nỗi giấy đổi màu vàng vẫn chưa bán được.

Cho đến khi thơ ông được một số thầy giáo gửi đăng báo Sáng tạo của Mai Thảo, rồi sau đó nhờ Phạm Duy, Nguyễn Đức Quang nhìn thấy mà phổ nhạc thì ông mới bắt đầu nổi tiếng.

Vào khoảng năm 1972 hoặc 1973, Nguyễn Tất Nhiên nhận được giấy gọi nhập ngũ vào trường Võ bị Thủ Đức. Tuy nhiên mới vào Trung Tâm 3 Quang Trung, ông đã được cho thôi về vì lý do tâm thần bất ổn. Sau năm 1975, Nguyễn Tất Nhiên sống ở trong nước vài năm, sau đó sang định cư tại Pháp, rồi cuối cùng sang Mỹ sống ở Quận Cam.

Sau ông lấy vợ có tên là Minh Thủy, có 2 đứa con trai.

Ngày 3 tháng 8 năm 1992, người ta thấy ông nằm chết trong một xe hơi cũ, đậu dưới bóng cây trong sân chùa tại California.

Đây là bài thơ của ông, sau này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc

Masoeur
Ðưa em về dưới mưa
Nói năng chi cũng thừa
Phất phơ đời sương gió
Hồn mình gần nhau chưa ?
Tay ta từng ngón tay
Vuốt lưng em tóc dài
Những trưa ngồi quán vắng
Chia nhau tình phôi thai

Xa nhau mà không hay
Hỡi em cười vô tội
Ðeo thánh giá huy hoàng
Hỡi ta nhiều sám hối
Tính nết vẫn hoang đàng !

Em hiền như ma soeur
Vết thương ta bốn mùa
Trái tim ta làm mủ
Ma soeur này ma soeur

Có dịu dàng ánh mắt
Có êm đềm cánh môi
Ru ta người bệnh hoạn
Ru ta suốt cuộc đời

Cuộc đời tên vô đạo
Vết thương hành liệt tim!

Ðưa em về dưới mưa
Xe lăn đều lên dốc
Chở tình nhau mệt nhọc!

Ðưa em về dưới mưa
Áo dài sầu hai vạt
Khi chấm bùn lưa thưa

Ðưa em về dưới mưa
Hỡi em còn nít nhỏ
Chuyện tình nào không xưa ?

Vai em tròn dưới mưa
Ướt bao nhiêu cũng vừa
Cũng chưa hơn tình rụng
Thấm linh hồn ma soeur

(1971)

Và đây là lời bài hát “Em hiền như Masoeur” do nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc:

Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa
Như mưa đời phất phơ, chắc ta gần nhau chưa?
Tay ta từng ngón tay, vuốt tóc em lưng dài
Đôi ta vào quán trưa, nhắc nhau tình phôi pha..

Em mang hồn vô tội, đeo thánh giá huy hoàng
Còn ta nhiều sám hối mà sao vẫn hoang đàng..
Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa
Đưa em về dưới mưa, có nhau mà như xa…

Em hiền như ma-soeur, vết thương ta bốn mùa
Trái tim ta bệnh hoạn, ma-soeur này ma-soeur
Ta nhờ em ru ta, hãy ru tên vô đạo,
Hãy ru tên khờ khạo, ma-soeur này em ma-soeur

Đưa em về dưới mưa, chiếc xe lăn dốc già
Đưa em về dưới mưa, áo em bùn lưa thưa
Đưa em về dưới mưa, hỡi cô em bé nhỏ
Ôi duyên tình đã qua, có bao giờ không xưa?

Vai em tròn dưới mưa, ướt bao nhiêu cũng vừa
Như ưu tình đã xa, thấm linh hồn ma-soeur…

Đến bây giờ, trong ký ức của tôi vẫn còn hình ảnh mấy thằng choai choai chúng tôi hồi ấy thường ngồi với nhau, khoe khoang hay mơ mộng về những chiến tích tưởng tượng trong tình trường của mình, thỉnh thoảng lại nghêu ngao hát như là những thằng thất tình hay bị tình phụ(!), dù chưa thằng nào biết đến yêu mà mới chỉ có những nỗi niềm “ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu” – như ý thơ của thi sĩ Chun do Kwan. Và một trong số những bài hay được hát nhất hồi đó chính là bài này, mặc dù không thằng nào hát trọn vẹn được cả bài, lại còn hát nhầm lung tung đoạn nọ xọ đoạn kia vì giai điệu lặp đi lặp lại của bài hát. Vậy nhưng đối với tôi, những thằng bạn đó mới là những ca sĩ hát bài này hay nhất, vì trong cách hát của bọn chúng có vẻ gì đó da diết não nề, mang theo được cảm giác đau khổ pha chút đau đớn, tuyệt vọng mơ hồ trong những câu hát như:

“Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa

Đưa em về dưới mưa, có nhau mà như xa …”

Hay là:

‘Ta nhờ em ru ta, hãy ru tên vô đạo,
Hãy ru tên khờ khạo, ma-soeur này em ma-soeur”.

Rồi về sau này, khi có điều kiện được nghe các ca sĩ nổi tiếng hát bài này, thực lòng tôi không thích lắm. Bởi thay cho cách ngắt nhịp 5 tiếng một đã nghe quen từ ngày xưa, họ lại ngắt hơi theo kiểu “đưa em về – dưới mưa – chiếc xe lăn – dốc già …” , mà theo cảm nhận của tôi, cách hát này hình như đã làm mất đi giai điệu du dương, tha thiết vốn có của bài hát.

Cũng không hiểu tại sao khi biết lời bài hát này được viết bởi nhà thơ Biên hòa, mặc dù có người bạn ở Biên hòa cho biết con dốc già mà bài thơ nhắc đến thường được gọi là dốc Ngô Quyền (vì chạy qua cổng trường Ngô Quyền xưa), nằm ở trung tâm thành phố Biên hòa, nhưng tôi vẫn nghĩ cái dốc ấy là con dốc ở tận cửa ngõ từ phía bắc vào thành phố Biên hòa. Một con dốc thoải, dài suốt mấy cây số, chạy qua Tân biên, Hố nai xuống đến tận Trảng dài, hai bên có rất nhiều nhà thờ. Và trong những chiều mưa, mỗi khi đi qua con dốc này, giữa chen chúc huyên náo người xe, tôi vẫn thấy dường như ở đâu đó hình bóng nhà thơ Biên hòa đang gò lưng đạp xe, phía sau là tà áo dài ướt mưa, lướt thướt chấm bùn của cô Bắc kỳ nho nhỏ …

Tháng 4/2011

Nguồn tham khảo:

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=TwDtlrnAgN)

http://123hoang.wordpress.com/2010/12/16/nha-th%C6%A1-x%E1%BB%A9-bien-hoa-nguy%E1%BB%85n-t%E1%BA%A5t-nhien/

http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_T%E1%BA%A5t_Nhi%C3%AAn)

 Thêm: Một vài hình ành về Biên Hòa, trong những lần rong chơi qua nơi này.

Trong công viên văn hóa Bửu Long. Công viên này nguyên là một mỏ đá nay đã ngừng khai thác.

 

Trong công viên văn hóa Bửu Long

Trong công viên văn hóa Bửu Long

 

Trong công viên văn hóa Bửu Long

Bến thuyền trong công viên văn hóa Bửu Long

Hồ nước này trước đây cũng là một mỏ đá.

Cổng Văn miếu mới xây của Biên Hòa

Nhà thờ Biên Hòa

Cà phê vỉa hè ở Biên Hòa

Sông Đồng Nai, nhìn từ trên cầu Hóa An

414 responses to “Em hiền như Ma soeur …

  1. Công viên Bửu Long? em chưa nghe thấy bao giờ, nhìn hình đẹp phết anh nhỉ?

    Thơ Nguyễn Tất Nhiên em cũng mới được biết đến cách đây khoảng 5 năm. Sau đó mới tìm đọc những bài thơ của ông ấy.
    Thơ mộc mạc, ngôn ngữ trong thơ, cách hành văn, mang chất Nam Bộ.

  2. Duyên tình con gái Bắc

    Ta sẽ về thương lại nhánh sông xưa
    Thương lại bóng hình người năm năm trước…

    Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc
    Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền
    Nhớ dịu dàng nhưng thâm ý khoe khoang
    Nhớ duyên dáng, ngây thơ mà xảo quyệt!

    Ta sẽ nhớ dặn dò lòng nên tha thiết
    Nên vội vàng tin tưởng chuyện vu vơ
    Nên yêu đương bằng khuôn mặt khờ khờ
    Nên hùng hổ để đợi giờ thua thiệt!

    Nghe nói em vừa thi rớt Luật
    Môi trâm anh tàn héo nụ xa vời
    Mắt công nương thầm khép mộng chân trời
    Xin tội nghiệp lần đầu em thất vọng!

    (Dù thật sự cũng đáng đời em lắm
    Rớt đi Duyên, rớt để thương người!)
    Ta – thằng ôm hận tú tài đôi
    Không biết tìm ai mà kể lể

    Chim lớn thôi đành cam rớt lệ
    Ngày ta buồn thần thánh cũng thôi linh!
    Nếu vì em mà ta phải điên tình
    Cơn giận dữ đã tận cùng mê muội

    Thì đừng sợ, Duyên ơi, thiên tài yếu đuối
    Tay tre khô mối mọt ăn luồn
    Dễ gãy dòn miểng vụn tả tơi xương
    Khi tàn bạo siết cổ người yêu dấu!

    Em chẳng bao giờ rung động cũ
    Ta năm năm nghiệt ngã với tình đầu
    Nên trở về như một con sâu
    Lê chân mỏng qua những tàn cây rậm

    Nuôi hy vọng sau ngàn mưa nắng lậm
    Lá xanh em chưa dấu lở loang nào
    Ðể ta còn thi sĩ nhất loài sâu
    Nhìn lá nõn, tiếc, thèm… đâu dám cắn!

    Nếu vì em mà thiên tài chán sống
    Thì cũng vì em ta ngại bước xa đời!

    (Ôi, duyên tình con gái Bắc, bài này em thích nhất đấy).

  3. Thực tình tôi không hạp với nhạc của Phạm Duy, lí do là mình có đôi tai trâu, người ta nói ông ta nổi tiếng , thực ra nhạc cũa ông nghe nó sên sến, nhàn nhạt làm sao ấy. Nó phù hợp với phong thái những thập niên 60 của thế kỉ trước.
    bài thơ ( những ) của NTN thấm quá,

    • Phạm Duy cùng thời với nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Em vẫn thích nhạc của ông Tý hơn.

      • Anh lại thích nghe nhạc của khá nhiều nhạc sĩ, trong số đó rất khó nói là thích ai hơn ai. Tham thế chứ 🙂

      • Anh nào mà không thích Tý , sẽ không lớn nổi thành người .

      • Lếu chị Cún mà thích nhạc ông Tý, hay ông , anh..Tèo mô đó chứng tỏ chị Cún bình sinh ưa cái sự mộc mạc , giản dị nhưng ..lồng làn của ngài Nam bộ.Chị Cún nam tiến là phải nắm nắm.Nhạc ông Tý ni toàn thấy “Phân với gio” hoặc “Bếp hồng hơi ấm nồi cám lợn..”.Chúc chị Cún khỏe , ngày nghe 10 lần bài Dư âm của ông ni nhé, cho cái phần hồn nó nãng đãng , bớt nhọc nhằn.

        • Chị cún thích ông Tý nên để tóc dài ghê

        • Anh Giai Cú tổng kết nhạc ông Tý hay ghê!

        • Bác Cú không nhớ là còn có cả “Nghe xuân sang chim đâu bay đến …” hay sao nhể? 😀

          • ha ha ha em buồn cười quá! tiếp là” mà nhìn chi mãi con tàu vào bờ, nhìn bến cảng lại nhớ ngày xưa, thương con thuyền cắm con sào đúng đợi, quả đầu mùa hạt sương rơi, lung linh nỡi nhớ”!

            • “Nghe xuân sang chim đâu bay đến …”, xong rồi lẽ ra bọn nó “đậu cành dâu chín … ” mà Hàlinh nỡ lòng nào lại bắt nó “nhìn chi mãi con tàu vào bờ, nhìn bến cảng …”, thế thì chim chết đói hết rồi còn gì 😀

              • “Chim lấy được quả chín hồng tươi. Ta cũng tìm kiếm chi vài dăm quả. Quả đầu mùa, giọt sương mai lung linh nỗi nhớ…Trâu ơi!…”

                Chả biết năm ấy cụ Tý bao nhiêu tuổi mà khỏe thế, lại toàn hàng đầu mùa bóc tem.

                Kinh! Không thể quên được là phải!

              • Hồi í bác Tý ăn cơm nhà mậu, 13 cân rưỡi nên khỏe như trâu là đúng dồi

              • Bác Vui: Chắc tại cụ Tí toàn ăn quả đầu mùa nên khỏe chăng? (Xin lỗi cụ, xin cụ cho đùa một chút cho vui)

              • Em xinh lại nói ngược đấy à?

              • Vậy đó không phải là cùng bài hay sao anh KuA?

              • Hà Linh@: Bọn nó ở cùng một bài, nhưng nằm ở hai đoạn khác nhau

                Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh
                Nhớ núi Hồng Lĩnh nhớ dòng sông La,
                Nhớ biển rộng quê ta ớ ơ ơ ơ
                Những cánh đồng muối trắng
                Tình sâu (mấy) nghĩa nặng, biển ta lại nhớ rừng
                Nên chi giữa đồng bằng (mà) gió ngàn bay (i) về
                Tìm âm vang sóng vỗ ….

                Ai đi xa mô đó biết có nhớ lấy đường về
                Đường Đồng Lộc, đường Khe Giao
                rồi đường Hồng Lam, Đèo Ngang, Linh Cảm
                Cùng bao nhiêu con đường ra mặt trận
                Giặc điên cuồng trút hàng vạn bom rơi
                Đường hiên ngang vượt qua truông qua suối
                Thêm bao nhiêu con đường lứa tuổi hai mươi.

                Ai hôm nay ra khơi buông lưới
                mà nhìn chi mãi con tàu vào bờ
                Nhìn bến cảng lại nhớ ngày xưa,
                thương con đò cắm con sào đứng đợi
                Cả cuộc đời ngày hôm nay lên trang sách mới
                Trâu ơi theo bầy ta về đồng cỏ mênh mông
                Đắp hồ đầy để điện đưa nhanh dòng nước tới
                Lúa trên đồng, lúa lại thêm bông

                ***

                Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh
                Nhớ núi Hồng Lĩnh nhớ dòng sông La,
                Nhớ biển rộng quê ta ớ ơ ơ ơ
                Những cánh đồng muối trắng
                Tình sâu (mấy) nghĩa nặng, biển ta lại nhớ rừng
                Nên chi giữa đồng bằng (mà) gió ngàn bay (i) về
                Tìm âm vang sóng vỗ ….

                Ai đi xa mô đó biết có nhớ lấy đường về
                Đường Đồng Lộc, đường Khe Giao
                rồi đường Hồng Lam, Đèo Ngang, Linh Cảm
                Cùng bao nhiêu con đường ra mặt trận
                Giặc điên cuồng trút hàng vạn bom rơi
                Đường hiên ngang vượt qua truông qua suối
                Thêm bao nhiêu con đường lứa tuổi hai mươi.

                Nghe xuân sang chim đâu bay đến
                đậu cành sim chín, chín mọng vườn đồi
                Chim lấy được quả chín hồng tươi,
                ta cũng lấy được chi vài dăm quả
                quả đầu mùa hạt sương mai lung linh nỗi nhớ
                Yêu quê hương mình nhớ về từ thuở xa xôi
                Đất nào cần vì còn mưa rơi còn gió cuốn
                Có công ta vun trồng thì màu đất lại thêm tươi

    • Bác Trà@: Em cũng không hợp với nhạc Phạm Duy lắm. Rất ít bài của Phạm Duy mà em cảm nhận thấy hay. Hay bởi vì em biết còn ít về nhạc Phạm Duy.

      • Phạm Duy có bài Tình Ca “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời… Tiếng nước tôi, bốn ngàn năm ròng rã buồn vui…”

        • Bài này anh có nghe vài lần nhưng không ấn tượng lắm Phay Van ạ

          • Phay Van@ & cuadong@ : Thực tình nhạc PD so với ” nền ” nhạc thời bấy giờ thì chưa réo rắt bằng ai, nói theo kiểu tiền chiến, thực sự tôi thích Nguyễn Văn Thương,… .
            PD được cái ẻo lả nhưng không thấm sâu…
            Có thể do trình độ mỗi người mỗi khác chăng ? Còn về chuyện thích ai thì vô chừng phải không ? Làm sao lí giải rõ ràng tôi thích người này do là … thế này thế kia … ? Đơn giản : tôi thích vì tôi thích !

  4. Ui hôm nay chuyển hướng hả anh KuA!

  5. Khoản nhạc thì mình tịt, nhưng đi hát Karaoke cũng tàm tạm, chỗ nào không thuộc thì mấp máy môi cho oai. 😆
    Cái công viên trông đẹp phết, hôm nào phải tranh thủ thăm tý, nhưng có Cua làm hướng dẫn viên thì tuyệt! 😆

  6. Đọc bài thơ phổ nhạc thành bài hát đã thấy thích, được ngắm phong cảnh của Biên Hòa đã khoái. Đọc bài thơ của Cún lại càng khoái hơn. Đúng là những lời thơ rất mộc mạc, rất gần gũi với đời thường nhưng nghe sao mà da diết vậy.

  7. Ngày xưa , cái thời trai trẻ chưa đẻ lứa nào , mỗi khi ca bài này tâm trạng đứa nào cũng như đang sám hối bác nhể .
    Túm lại con gái Biên Hòa có hiền như Ma soeur không hả bác . Nếu bác đã ” thẩm định ” rồi thì ới anh em một câu để còn tính tiếp nhá .

  8. TP. Biên Hoà nhỏ, hiền hoà lắm các bác ơi.

  9. Bác Phạm Duy này hôm 5/6 cũng lên đường ở Sg. Ct trông bác ý có thơ mới.

  10. Mấy chục năm qua nghe bài hát này, mình chỉ nhớ nhất và thấy có ý nghĩa nhất là câu” Hãy ru tên vô đạo”.

  11. Mình nhớ ngày xưa lính Sài Gòn rất thích bài này…

    Hôm đi qua Biên Hòa cũng lượn qua bùng binh trước nhà Thờ, mà từ SG lên BH nhiều nhà thờ thật, chắc dân Bắc Kỳ 54 chạy vô ở khu vực này thì phải.

    Cái công viên kia thì mình không nghe ai kể lại cả, giờ mới biết.

    • Nhà thờ ở Biên Hòa nhiều nhất là phía Tân biên, Hố nai bác ạ. Gần như là san sát nhau.

      • đoạn đường từ chợ Sặt (Hố Nai) lên tới Biên Hoà là dân bắc 54 gốc ở Hải Dương và Hải Phòng (thuộc địa phận Hải Phòng). Đoạn Tân Mai Tam Hiệp là gốc Bùi Chu (Nam Định). Đoạn từ chợ Sặt lên khu vực chợ Thái Bình là gốc Thái Bình và Hưng Yên. Đoạn Gia Kiệm là gốc Phát Diệm Ninh Bình… Đại loại thế các bác ạ. Di cư năm 54 người ta sống theo địa phận CG ngoài Bắc.

        • Thế mà bây giờ Phay Van mới nói 😀

          • ờ nhỉ, em quên mất, em xin lỗi bác Cua nhé. Người ta sống theo địa phận CG, rồi trong mỗi thôn xóm người ta sống theo giáo xứ. Như chỗ em đang sống hồi ở ngoài Bắc là xứ Xuân Sơn, Kiến An, thuộc địa phận Hải Phòng. Cả một làng di cư vào sống quây quần với nhau quanh ngôi nhà thờ mới. Hồi bé mỗi lần đi nhà thờ (vì nhà thờ nằm giữa vùng dân cư) chúng em gọi là “đi xuống làng”. Văn hoá vẫn còn rất đậm nét nông dân miền Bắc. Bằng chứng là em sinh trưởng tại BH nhưng vẫn nói giọng bắc, còn rặt hơn cả rất nhiều người bắc vào nam sau 1975.

    • Nhớ nhất là ở đó cái cái nhà thờ xứ Hà nội.
      Đoạn này nghe nói ngày xưa dân di cư được chính quyên tập trung vào đó nên mới có các giáo xứ mang tên nguồn gốc của nơi đã ra đi.
      Đoạn dốc mà cua dong@ tưởng tượng ra là đoạn dốc có nhiều tai nạn giao thông nhất đấy: Thoai thoải, thẳng băng, không có cảm giác là dốc, đến lúc phát hiện ra thì xe đang lao vùn vụt. Kinh.
      Mình thiên về đáp án của người bạn ở Biên hòa hơn. nó thơ hơn, lãng mạn hơn con dốc qua Hố nai tuy rằng ở đó có nhiều nhà thờ.

  12. HL@, gửi 3 phát rồi mà ko được, lạ hè
    http://www.namdinhonline.net/forum/showthread.php?t=10836

  13. Qua thăm anh, đọc comment của mọi người, rồi chào anh và mọi người, em về!
    Nhưng anh đừng tin anh Đồ trọc nhé! He he!

  14. Hồi nhỏ em nghe các anh đẹp giai Biên Hòa chúng em thường hay hát vầy:
    Đưa em dzìa dưới mưa
    Ép em vô gốc dừa
    Hôn em hoài tới chưa
    Hỏi em chừa hay chưa?
    Hỏi gì vô duyên dữ: chừa sao đặng mà chừa, hê hê!
    Cảm ơn bác Cua về mấy tấm ảnh Biên Hòa, nhất là ảnh nhà thờ mới xây dựng và sông Đồng Nai trên cầu Hóa An, gớm, bác làm em rơm rớm nước mắt đây này!
    Dạo công viên Bửu Long mới xây dựng, em đang làm chân chạy vật tư cho bên thi công, cứ tưởng… dự án phải phá sản, không ngờ vẫn nên vóc nên hình; tuy nhiên núi Bửu Long là nơi tế tự mà biến thành khu vui chơi e khó làm dân BH vui, ế là phải, quảng cáo bao nhiêu cũng chẳng nên cơm cháo gì đâu, he he!

  15. Biên Hoà đẹp ghê ta! Mô đã đi Biên Hoà khá lâu rồi (1996), nhưng chưa được đến nơi này.
    Vẫn thèm được đi BH một chuyến mà chưa có dịp!

    • Nói gì thì nói ở TQ có nhiều cái mà chị nghĩ là không thể phủ nhận là đặc sắc: họ có đoàn nghê thuật của những người khiếm thính biểu diễn phải nói là Xinh mà xem thì chỉ có nghĩ là hay và cảm phục thôi…Ban nhạc dân tộc của họ cũng làm mưa làm gió ở Nhật đó Xinh…

      • Kể ra thì cũng đúng thôi, Hàlinh nhỉ? Nhưng vẫn có một chút gì đó …

        • nhưng mà tập luyện hà khắc lắm!
          em nghĩ thôi thì cái mô ra cái nớ anh KuA nờ, họ tài nghệ về nghệ thuật thì vẫn phải khen chứ!

          • Có đôi lần anh được xem video các tiết mục xiếc Tàu. Nhưng vẫn có một ấn tượng không hoàn hảo về nó, vì nó có vẻ quá hoàn hảo và máy móc.

            • Nhà em đọc ở đâu đó rằng họ khổ luyện kinh lắm, đám lớn thì chả nói làm gì, đám nhỏ cơ, ngày 12 tiếng tập vì thế có phóng sự nói về những talent không có tuổi thơ

              • có trường dạy võ Kungfu, trẻ con mới 4 tuổi đã xa cha mẹ vào trường sống và phải tập như ….người lớn!
                em thấy phục những ông bố bà mẹ có thể làm được điều đó!

              • Nói đâu xa, mấy VĐV thành tích cao của HN gửi sang TQ học từ hồi còn bé tí để về thi đấu có mấy giải xong thì giải nghệ vì quá tuổi (mà vẫn dưới 20). Chẳng mang lại cái gì thiết thực cho XH, chẳng chứng tỏ được cái gì cho thế giới để đáng với tuổi thơ bị mất. Bố khỉ.

    • Rằng hay thì thật là hay …

  16. Bài hát này gắn liền với một kỷ niệm , một bước ngoặt đáng nhớ của GĐ chị . Hồi đó chị nghe Đôn Hồ hát trong một chương trình ” Thúy Nga Paris ” nói về nhạc Phạm Duy . Bây giờ mỗi lần nghe bài này chị lại sống lại cảm xúc của thời gian ấy

    • Nếu là kỷ niệm vui thì bác kể cho mọi người cùng chia sẻ đi bác? 😀

      • Thi nhân NTN còn có bài thơ phổ nhạc, cũng nhắc tới em Duyên. Trong bài Thà như giọt mưa, lúc ấy choa cũng đôi mươi, cứ nghe đoạn …”ta hỏng tú tài, ta hụt tình yêu, thi hỏng mất rồi, ta đợi ngày đi. Đau lòng ta muốn khóc…” là thương cho mấy thằng cùng lứa. Cứ thi rớt là ra quân trường, mà hạ sĩ quan, kể cả chuẩn úy Thủ đức, thường đi sớm. Nên cứ rớt tú tài thì coi như hết.
        Khúc sau có đoạn:…”những giọt run run, ướt ngọn lông măng,…khiến người tên Duyên, đau khổ muôn niên.” Mới thấy tuổi trẻ trong chiến tranh khắc nghiêt thế nào. Mưa gió cũng xót cho những mầm non tươi, măng sữa ra trận tiền.
        Biên hòa mà qua sống vài đêm trên cù lao Rùa, cù lao Bạch đằng, ven sông Đồng Nai mới tình. Phượt xa lên Vĩnh cửu, lên Mã đà ngủ đoàn kết với các sơn nữ Mạ, Châu ro mới biết đời còn muôn vạn nẽo.

        • Hồi em lên Phú Lý chơi, vẫn là đường đất đỏ, đi mãi mà chẳng thấy sơn nữ đâu, đến lúc gặp dòng suối lớn chắn ngang đường nên phải quay về. Lần sau phải nhờ bác chỉ đường đi chuyến nữa để gặp bằng được sơn nữ mới về 😀
          (Mà gặp sơn nứ rồi thì không biết có về được không?)

        • bác ĐNS : ngủ đoàn kết với các thôn nữ Mạ, là chi hè..nó có giống bên Đức thỉnh thoảng anh em vẫn nhận được thư với câu “Mời anh đến dự bữa cơm và bữa ngủ thân mật” với gia đình ?

      • Đối với GĐ chị là kỷ niệm , nhưng đối với mọi người thì hết sức bình thường , vì thế để chị giữ cho riêng mình nhé .
        Mấy bức ảnh em chụp về Biên Hòa đẹp quá , lẽ ra phải có ghi chú cảm xúc trước mỗi khoảng khắc ấy chứ

  17. Em lại được nghe lại bản tình buồn ni trong chiều tháng 6

  18. Em hiền mãi rồi, Cua cho một bài em ác như chi chi đi 😀

  19. Em hiền như Ma soeur..
    Để cho Cua ngẩn ngơ
    Ngắm mãi chẳng muốn về.

  20. Anh cua và anh cú cẩn thận nhá kẻo phí đời giai tân
    http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/doi-song/24964/-gai-gia–giang-bay-tinh.html

  21. Anh KuA ơi, sau ” em hiền như ma sơ” thì sang ” anh hùng như ma chi chi đó” đi!

Gửi phản hồi cho cuadong2010 Hủy trả lời