Album ảnh

Về miền Tây (P. cuối)

Ngày thứ tư.

Từ thị trấn Hòn đất đi vào mộ chị Sứ chừng hơn chục cây số. Tôi hơi thắc mắc không hiểu tại sao trên biển chỉ đường người ta không ghi là vào khu di tích Hòn đất chẳng hạn, mà lại ghi theo tên một nhân vật trong tiểu thuyết – nhưng rồi lại tặc lưỡi, thôi, sao cũng được.

Cách thị trấn chừng vài cây số, con đường vào khu di tích đi qua một dãy xưởng chẻ đá. Tiếng đục đá vang lên lách cách khắp nơi. Những người thợ đá chẻ những tảng đá lớn ra thành những cây cột nhỏ vuông cạnh, mỗi chiều chừng 15- 20 cm và dài tới 2- 3 mét tùy theo cỡ đá. Trên dòng kênh cặp theo con đường tôi đang đi, thuyền bè đậu san sát, cái thì bốc đá tảng xuống, cái thì bốc đá chẻ lên, chẳng biết chở đi đâu và dùng vào việc gì.

Khu di tích Hòn đất nằm trong một khuôn viên gồm mấy dãy nhà và một cái sân bê tông rộng mênh mông, vắng lặng. Cuối sân, trong một cái lầu bát giác giáp sườn núi là mộ chị Sứ, tên thật là Phan thị Ràng, một cán bộ từ An giang sang Hòn đất hoạt động cách mạng. Ra khỏi cổng khu di tích, rẽ phải, đi theo con đường đất nhỏ gập ghềnh một đoạn vài trăm mét là tới lối vào các hang Hòn, nơi diễn ra các trận chiến đấu được nói tới trong tiểu thuyết Hòn đất của nhà văn Anh Đức. Lối vào rất khó nhận ra vì biển chỉ dẫn bé tí đóng trên cây, bên dưới là con đường nhỏ đi xuyên qua vườn cây của nhà dân. Có vẻ như việc cho vào thăm hang Hòn là một dịch vụ du lịch tự phát của người dân địa phương chứ chưa hề được chính quyền hay ngành du lịch để ý tới.

Nằm sát bên Hòn đất là núi Hòn me. Một con đường nhỏ trải nhựa quanh co và dốc đứng chạy thẳng lên đỉnh núi. Chợt nghĩ tới những chiếc xe lu phải bò tới bò lui trên con đường dốc ngược này khi làm đường mà khâm phục những người thợ – và cả những người đã mạnh dạn nghĩ tới việc làm ra nó nữa. Trên đỉnh núi là một trạm phát sóng, không rõ là truyền thanh, truyền hình hay cả hai. Dưới chân cột ăng ten cao ngất là một nhà hàng bỏ không, vắng ngắt, còn phía ngoài, ngay đầu dốc là một nhà lưu niệm bày tranh ảnh, hiện vật thời đánh Mỹ và một tấm bảng lưu lại bút tích của thủ tướng NTD khi lên đây thăm vài tháng trước.

Trên đỉnh Hòn Me

Đỉnh Hòn Đất, nhìn từ Hòn Me

Từ đỉnh Hòn Me nhìn về thị trấn Hòn Đât. Hòn núi nhỏ trước măt, nằm ở khoảng giữa đoạn đường từ khu di tích ra thị trấn là nơi cung cấp đá chủ yếu cho các xưởng chẻ đá hai bên đường

Về tới Rạch giá thì đã giữa trưa. Hỏi thăm hòn Phụ tử ở đâu, người ta nói nó cách Rạch giá chừng 90 cây số, gần Hà tiên, còn hôm trước, khi đang ở Hà tiên thì người ta lại nói nó gần Rạch giá. Thế là bỏ lỡ mất một dịp thăm một thắng cảnh của Kiên giang, và mới biết quảng bá du lịch cần thiết thế nào.

Một góc bến tàu Rạch Giá

Qua khỏi Rạch giá, con đường từ Rạch sỏi về Lộ tẻ chạy cặp theo một con kênh lớn, giống như đa phần các con đường khác ở miền Tây, một bên là đường lộ, một bên là kênh đào. Nhìn hệ thống kênh đào dày đặc dọc ngang khắp cả miền đồng bưng này mới cảm nhận được biết bao công sức của những người đi mở đất từ thời xưa đến giờ. Chợt thấy lịch sử có vẻ hơi bất công với nhà Nguyễn, chỉ vì quá sợ ngoại bang, coi thường dân chúng mà bao nhiêu công lao xưa đã bị người thời nay quên sạch.

Qua phà Vàm cống, tôi lại đặt chân lên Đồng tháp. Một Đồng tháp miệt vườn trù phú, khác với một Đồng tháp miền bưng cô liêu trong mùa nước nổi mà tôi vừa đi qua mấy hôm trước.

Phà Vàm Cống

Lò gạch bên sông (đoạn gần Sa đéc)

Đoạn đường từ cầu Mỹ thuận về SG đi nhiều lần đã quen nên tôi tranh thủ chạy đêm cho mát. Đến Mỹ tho mới tìm được chỗ nghỉ thì đã sắp 9 giờ đêm.

Ngày thứ năm.

Buổi sáng ở Mỹ tho yên ả chứ không sôi động như ở SG. Ăn sáng và ngồi uống cà phê trên đường Yersin mãi mà vẫn còn sớm, tôi quyết định sang thị xã Bến tre chơi, nhân thể lên cầu Rạch miễu xem cho biết.

Cầu Rạch Miễu

Cù lao Thới sơn bên sông Tiền, nơi đã từng được dự định làm nơi tổ chức thi hoa hậu thay cho Nha trang

Nhìn lướt qua, thị xã Bến tre còn giữ được khá nhiều kiến trúc xưa nhưng không có vẻ cổ kính cho lắm. Một thị xã đẹp và bé nhỏ, chỉ có con đường mới mở từ cầu Rạch miễu vào là lớn. Nhưng chắc chỉ vài năm nữa thôi có lẽ Bến tre sẽ rất khác bây giờ. Ngồi nghỉ ở một quán giải khát vỉa hè bên hồ Trúc giang mãi tới gần trưa, dù rất luyến tiếc khung cảnh nơi đây nhưng tôi vẫn phải lên đường.

Sông Tiền và thành phố Mỹ tho

Chừng 3, 4 giờ chiều tôi đã về đến Sài gòn khói bụi. Côngtơmét chỉ hơn 1000 km. 5 ngày, đi qua 5 tỉnh (không kể Cần thơ và Bến tre) nên khó mà hiểu kỹ về những nơi đã đi qua. Nhưng vẫn đủ để có một cảm nhận, rằng thiên nhiên, đất nước mình không phải là rộng mênh mông vô tận mà thực ra rất nhỏ, rất mong manh để mọi người có thể thoải mái mua bán, đốt phá, san ủi mà không phải chịu hậu quả gì.

Và càng thêm nhói trong lòng câu hỏi từ bấy lâu nay: Đất nước mình rất đẹp, rất phì nhiêu, người mình rất thông minh, rất chăm chỉ. Mà sao vẫn nghèo lâu thế?

Tháng 6/2010

216 responses to “Về miền Tây (P. cuối)

  1. Hôm ni mình gặp may rồi, được bóc cái TEM VÀNG 🙂

  2. Saigon ngày xưa mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông, nếu không có biến cố 1975 thì sẽ còn phát triển nữa.
    [Thế nhưng, sau 1975 thì em lại được học (trong môn chính trị) rằng: xã hội miền Nam dưới chế độ Mỹ ngụy là một xã hội phồn vinh giả tạo.]

    • Đấy đấy, bi giờ là phồn vinh thực

    • “Thế nhưng, sau 1975 thì em lại được học (trong môn chính trị) rằng: xã hội miền Nam dưới chế độ Mỹ ngụy là một xã hội phồn vinh giả tạo”.
      Theo một nghĩa nào đó thì không sai. Cái phồn vinh thời đó chủ yếu là do viện trợ của Mỹ và các nhà tư bản nước ngoài đầu tư theo kiểu hớt váng, không thể phát triển bền vững. Đó cũng do đ/k chiến tranh. Còn bây giờ có phồn vinh không và phồn vinh kiểu gì thì ai đôn lâu

      • Còn bây giờ có phồn vinh không và phồn vinh kiểu gì thì ai đôn lâu …
        —————————
        Ai đôn xinh xô, du nâu bất du đôn oăn tu xây!

      • Emkhông cho rằng các nhà tư bản nước ngoài đầu tư theo kiểu hớt váng đâu, bác Cua. Sau 1975, nhà máy của họ bị VN chiếm đoạt, mới thấy công sức họ đầu tư thế nào.
        VN có thời gian dài bị Mỹ cấm vận, không TBGC nào vào, đất nước đã thấy lao đao.
        Cũng như hiện nay thôi, TBGC vào VN đầu tư. Thời nào thì cũng phải làm nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Sau đó là lợi nhuận.
        Cái chính là sự đầu tư của họ góp phần tạo công ăn việc làm, mang lại thu nhập (thuế) cho nước sở tại, qua đó làm cho đời sống tiến bộ hơn.

        • Chuyện hớt váng hay không thì phải cần đến những phân tích kỹ hơn, song theo quan điểm riêng của anh thì từ xưa tới giờ ở VN đa số là đầu tư kiểu hớt váng, do nhiều nguyên nhân cả chủ lẫn khách (quan)

  3. Em có dịp đi trên cầu Hàm Luông (hoàn thành sau cầu Rạch Miễu) , nhìn về phía bờ thuộc huyện Mỏ Cày chỉ thấy rừng dừa bát ngát, lúc đó khoảng 5-6g chiều, đã tắt nắng, có cảm giác hơi sờ sợ, kiểu như đang đi vào rừng rậm Amazon.

  4. GS Lê Trần Bình, Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội và các cộng sự đã có một công trình nghiên cứu gần 10 năm về nguồn gốc Rùa Hồ Gươm.

    Kết quả phân tích cho thấy, cụ Rùa hồ Gươm thuộc loài rùa lớn mai mềm nước ngọt ở Việt Nam, được phân bố tại nhiều điểm khác nhau trên sông Hồng, sông Mã, sông Đà… thuộc miền Bắc nước ta.
    ——————————————-
    Đ m, cái kết quả kia thì cần đéo gì gs mí lại ts, cái con bé 5 tuổi vẫn còn để l ra ngòai nó cũng biết

  5. Câu kết của bác nghe buồn buồn làm sao ấy.
    Đúng là đất nước mình nhỏ bé, mong manh, sẽ vỡ vụn nếu người ta đối xử đất mẹ như thế này mươi năm nữa.

  6. Đi , nhìn và cảm nhận ra một điều thật là sâu sắc , như một tiếng chuông cảnh tỉnh cho những người bấy lâu nay quen ngộ nhận nước Việt trải dài từ địa đầu Móng Cái đến Mũi Cà Mâu , đất nước ta rừng vàng biển bạc .
    Mà tui vẫn thắc mắc trong lòng , không hiểu bạn đồng hành với Cua Đồng là ai 😀

  7. Chuyến này anh đi được nhiều quá! Vô Miền Tây là cả một giấc mơ của em. Chắc rồi cũng có ngày vô được anh Cua nhỉ.

  8. hì hì, tiếc là bác không được đi phà Cần Thơ rồi 😀

  9. Bác cũng chưa thưởng thức món cá lóc nướng trui hè 😀

  10. Nhưng vẫn đủ để có một cảm nhận, rằng thiên nhiên, đất nước mình không phải là rộng mênh mông vô tận mà thực ra rất nhỏ, rất mong manh để mọi người có thể thoải mái mua bán, đốt phá, san ủi mà không phải chịu hậu quả gì.
    ————————
    đúng là như anh Kua đã nói ( trích trong tuyển tập Mr. Kua) không đi thì tiếc k đi, đi rồi có những cái cũng đau lòng!

  11. Thật tuyệt vời Cua ạ! Mô rất ao ước được đi miền Tây mà vẫn chưa thực hiện được. Sông nước và con người miền Tây đi vào sử sách và văn chương rất nhiều. Mô quý nhất là cái đức thật thà chất phác của con người ở đây.
    Đọc cái đoạn thời Nguyễn mà thấy chạnh lòng. Thực ra chúng ta không công bằng để đánh giá khách quan những gì thuộc về công lao của thời Nguyễn. Chế độ nào cũng vậy thôi, đều có công và có tội cả, nên sự công bằng trong đánh giá là cần thiết và quan trọng đối với lịch sử nước nhà cho các thế hệ sau được biết.
    Đoạn cuối của bài viết đọc thật buồn và đáng để suy ngẫm.

    • Em cứ hay nghĩ linh tinh thế đấy bác ạ, may mà bác không bảo em hâm 😀

    • Bên ni bạn bè cứ rủ Giai cú đi nghỉ nào là Malocca, Roma, Venice..đại loại là những địa danh nổi tiếng của châu Âu. Giai cú một mực từ chối với lí do , Xiền để về VN thám hiểm đât nác miềng thú hơn.Bọn chúng nhìn mình với con mắt đầy thương hại…giai cú..hâm hấp rùi, có đứa lại giả bộ sờ trán giai cú..khổ rứa, đến tình yêu thiên nhiên đất nác mình cũng bị cho là..dở hơi.Dưng khi giai cú mần chuyên du lich “Đất rừng phương nam” trở lại ,thì giai cú lại có cảm giác..thương bọn bạn bè..quá, chúng chỉ vì bị cái tư tưởng “sành điệu” chi phối mà..chẳng biết đến 1 vùng đất trời, mây ,sông ,nác hòa trộn làm một , nơi đó bao bọc , chở che, nuôi sống biết bao đồng bào lam lũ của giai cú.

  12. thế nào mà từ Đồng tháp vèo một cái là Bến tre nhỉ? Văn của Kua hiền quá cơ, hiền như người…

  13. Công nhận dân ta ghiền miền Tây quá đi mất thôi. Quay đi quay lại đã thấy các còm sĩ đông đủ….

  14. Học đi em
    học đi mà nhớ mãi
    quê hương ta một giải
    Từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái


    Đất nước ta giàu đẹp
    rừng vàng biển bạc
    đất phì nhiêu


    Ấy là trong sách vở người ta dạy thế,thực tế :
    Chúng ta đang
    ôn truyền thống
    Sống tiềm năng
    Chết đói nhăn răng vì thiếu gạo !
    Mượn câu kết của lão cuadong@ : ” Và càng thêm nhói trong lòng câu hỏi từ bấy lâu nay: Đất nước mình rất đẹp, rất phì nhiêu, người mình rất thông minh, rất chăm chỉ. Mà sao vẫn nghèo lâu thế? “

  15. Kua đi thế nào mà thấy toàn cầu với đường. Em đọc mê mải vì em chả bao giờ để ý đường với cầu.

  16. Hình như Cua quên mất đoạn du lịch sông Tiền? Nghe bảo ở đó có giáo phái được lấy 10 vợ, mà phải cởi truồng cả ngày bên chồng. Mình vội đến để theo thì Ông Giáo trưởng chết toi bảy hoánh rồi, hình như sau khi ra tranh cử Tổng thống với Ông Diệm thì phẩy. Tiếc đứt ruột ! 😀

  17. bác Trọc có huyền thoại gì vậy, nghe như bọn tây ” No string” viết lại Lonely Planet về nam bộ vầy

  18. Cái đoạn áp chót bác viết có vẻ không trung thực lắm. Em thấy thường thì trong một cái nhỏ nhỏ có một cái to to và trong một cái to to lại có cái nhỏ nhỏ… Vậy đó bác. He he 😀

  19. Bác tự kiểm duyệt đấy à? Sao em thấy bản đầy đủ hôm trước bác gửi cho em đọc thấy hơi khác. Em khoái đọc bản đầy đủ hơn, nhất là những đoạn xyz… 😀

  20. Uổng, giá được biết nhau sớm, em đã phượt với bác một chuyến, về miền Tây bằng xe gắn máy mà đã được cái ký sự đáng suy gẫm; ngồi trên xuồng nhỏ len lỏi qua lau lách kênh rạch tanh bùn đi bác, để viết thêm phần 4, phần 5…

  21. “Và càng thêm nhói trong lòng câu hỏi từ bấy lâu nay: Đất nước mình rất đẹp, rất phì nhiêu, người mình rất thông minh, rất chăm chỉ. Mà sao vẫn nghèo lâu thế?”
    Tiên sư anh Tào Tháo ! Hỏi đểu thế không biết .

  22. thích cua lắm í cua ạ-

  23. Nác miềng đất phì nhiêu, thiên nhiên ưu đãi răng mà cứ nghèo rứa không biết ??? Bởi con cháu ta cứ bận học, học nữa..học mãi mà vẫn tít mù nó lại vòng quanh. Cả 1 đội ngũ trí thức hùng mạnh mà…không giám định được chất lượng máy bay tự chế của Hai lúa, nhà cao nghiêng lún..thì lại do mấy Thần đèn chưa học hết phổ thông.. xử lí .Trong khi đó thì các vị nãnh đạo cùng toàn quân toàn dân cứ bận “Học tập , làm theo” mãi mãi..

  24. Hôm nay đọc lại lần nữa, thấy Cua viết lướt lướt quá, cứ thấy tiếc. Sông nước cảnh vật miền Tây tuyệt đẹp lắm, giá như tả kỹ một tí nữa để Mô được chiêm ngưỡng thì “sướng” biết mấy!

  25. Anh cua, chị HL…bên nhà chồng em có chuyện của anh giai cú hay lắm nhá
    Mịa, không biết hàng ngày anh ấy ăn gì mà văn chương hay vậy?

  26. Mấy hôm không qua nhà chú thật phí. Nay qua thấy khách khứa tấp nập còm đi còm lại đọc mà pùn kừi wá. Có 5 ngày đi qua 5 tỉnh, thu về bao nhiêu chiến lợi phẩm đem tặng pà kon thật là qúy hóa. Nhưng lần sau đừng có đi một mình đấy.

  27. Xăng đắt quá chả dám đi đâu, ngồi nhà viết mấy dòng chúc cả nhà vui tối cn vậy

  28. Cù Lap Thới Sơn đẹp thật!

  29. Trên xóm nhỏ WP, có 3 chàng trai chưa vợ, Small thông báo với cả 3 chàng về đề tài mới của small viết luôn, các chàng trai chưa vợ đọc xong rồi cho biết quan điểm của mình thế nào với nhé! 🙂

  30. em vừa sang blog 5 xu, thấy nói Vina mình đang cần một cái quyền. ấy là quyền Nhường nhịn. Ối giời ơi xướng ơi là xướng, sao có người nói đúng thế không biết.

  31. Đi nhiều như vậy chắc phải có nhiều” nhà” lắm đấy nhỉ. Đcọ mây cái đi của Cua mà thèm. Chẳng biết bao giờ dwọc đi đến những đất trong cái ẻn này. Hãy Đợi đấy.
    Tức thế không biết, từ hôm nọ vào đọc toàn thấy hình ô vuông thay cho những từ Nguyên âm. Chả đọc được hết, chỉ xem ảnh thôi.

    • Thỉnh thoảng em vẫn bị dính cái vụ này. Bác đang dùng IE, Fire Fox, Opera hay Chrome? Hình như dùng Chrome tiện hơn, dễ cài đặt.
      Cái vụ đi chơi này thì em còn phải học bác nhiều. Bác đi chơi Hải vân mà còn mượn được vợ thằng Tây để ôm cho đỡ rét chứ em thì chẳng có mầu xít gì 😀

  32. Sao chờ mãi không thấy về đâu nữa cha? 😀

  33. Chà chà, đang chờ bác viết Về miền Tây – P. cuối (2) đây bác ạ 😀

  34. Hề hề, hà hà, hờ hờ, không phải kiếm tiền bao chị cả a mờ du hí nhiều vậy hở anh cua

  35. “Take last day to enjoy a holiday”.
    Em vừa đi qua hồ, nước quá đầy, sóng sánh. Gió cũng rôn rốt đậm đặc hơi nước và màn đêm như nhung. Chưa hết mùa xuân, phải qua một cơn mưa thì mơi hết muỗi, giờ muỗi bay tứ tung. Cảm xúc của em đến đây là hết. Đã về đến nhà.Chúc anh cua ngủ ngon.
    … và chúc mọi người ngủ ngon. MP.

  36. Chào anh, em đọc bài này thấy nhớ quê ( Quê nội: Vĩnh Kim, quê ngoại : Bạc Liêu)… Những nơi anh đi qua, em biết đa phần, nếu có dịp ở lại nhà người dân Miền Tây, còn nhiều cái hay nữa kia…

  37. Phù phù, đọc hết số còm còn phờ râu hơn cả đi miền tây nữa bác Cua ạ 😀

  38. …Đi đi em cho đường tàu khỏi phá,
    đi đi em cho rau má nẩy mầm,…
    Nhớ Thanh Hóa mà gặp miền Tây nam nghèo nhất nước, thất học nhất nước, bia ôm nhất nước,…
    Hôm nao đi miền ngược ta hú nhau nhé !

  39. Giờ em mới biết anh Cua đã có gia đình rồi, vậy mà em cứ tưởng anh Cua còn rất trẻ, thế nên em cứ nghĩ trên xóm nhỏ WP này có 3 chàng trai chưa vợ, đó là anh Cua, cậu Po và Đangthienson nữa chứ, he he. Thành thật xin lỗi anh Cua về điều này 🙂

  40. Chào anh cua đồng. Em là Rau đắng đất là khách viếng thăm. Bình thường thì em lặng lẽ ra về mà không nói chi. Hôm nay, đọc loạt bài Về Miền Tây của anh bổng thấy nhớ…bà ngoại ghê vì em là dân Miền Tây mà. Vì là dân Miền Tây nên em phải gọi anh là dượng Cua đồng mới đúng.
    Dượng Cua đồng à, đọc bài viết của dượng tui thấy tiêng tiếc làm sao á. Vì dượng đi mà không có bạn đồng hành là dân Miền Tây thứ thiệt nên dượng chỉ ngó thấy vẻ đẹp bên ngoài như son phấn của Cô gái Miền Tây thôi (ngược lại Cậu ĐNS thì nhìn quá gần nên chỉ thấy toàn là… mụn trên mặt cô ấy). Cô gái Miền Tây trong thời Đô thị hóa như cô gái miệt vườn đang tập mang guốc. Có đôi chút đua đòi, nhưng còn chất phác hồn hậu lắm. Nếu như dượng có thời gian dừng lại, đắm mình giữa sông nước Miền Tây dượng sẽ thấy nhiều hơn dậy. Dượng sẽ được ngồi bập bềnh trên chiếc xuồng chèo nhỏ, giữa giàn đáy trên sông Cái Lớn lắng nghe tiếng “xuống xề vọng cổ ” của cô bạn (hay anh ban) Miền Tây. Rồi trong không gian bao la đó dượng sẽ được nhâm nhi ly đế với những con tép bạc vừa mới đổ đáy xong còn nhảy xoi xói. Có khi dượng hớp luôn cả một mảnh trăng trong chung rượu…
    Rồi dượng được gặp những người “làm guộng” hiền lành, suốt đời cơ cực nhưng vẫn hóm hỉnh hào sảng. Dượng có thể gặp anh hùng bất cứ ở đâu. Những người anh hùng không hề biết mình anh hùng. Giong như Bác Ba, bây giờ đã già cả hom hem, thường hài hước tự gọi mình là Chị Ba chém vè vì hồi chiến tranh, Bác có biệt tài “chém vè” nhanh như cắt mỗi khi nghe hơi đầm già.
    Rồi…ui, biêt bao nhieu thứ dượng có thể ngắm nhìn, bằng mắt và bằng cả tấm lòng. Dậy nghe, khi nào đi Miền Tây lần nữa dượng nhớ kiếm bạn đồng hành dân Miền Tây, nghe dượng.

  41. Da, là Rau đắng mọc…xa nhà. Trước khi đi cùng tui thì dượng phải biết lội đã (là biết bơi á) vì quê tui toàn ra sông rạch không hà (không có Rạch chim)!

    • Tôi không biết bơi, chỉ biết nổi để chờ cứu hộ ra vớt về thôi 😀
      Tốt nhất là đi đường bộ, lỡ ngày xưa không có Rạch chim mà bây giờ mới có thì tính làm sao?

  42. Quê tui làm gì có cứu hộ mà vớt, chỉ Rau đắng đất thôi. Nếu dượng không tập lội thì dượng phải tập…chìu con gái Miền Tây. Dượng nhắm học cái nào dễ hơn thì học.

  43. Đưa anh về Miền Tây tui sẽ đưa anh đi thăm Sông Cái Lớn. Vì sông là cội nguồn của sự sống mà. Anh sẽ thấy dọc bờ sông có rất nhiều pum(tàu tuần tiễu của Mỹ) chìm. Bây giờ chắc đã bị bán ve chai gần hết. Anh sẽ thấy có rất nhiều địa danh như Rạch, Xẽo, Xép và… Cà. Mỗi địa danh gắn liền với một câu chuyện lịch sử của nó. Có một câu chuyện về… Cà Um. Ngày xưa, thời khẩn hoang, vùng Gò Quao thuộc U Minh Thượng còn rất hoang vu với những rừng tràm âm u,thân cây tràm hàng mấy người ôm mới giáp và có rất nhiều cọp. Ngày đó ông cố tui về khai khẩn, làng mới lập. Có một ông cọp cứ về xóm bắt heo,bò. Chuồng làm cao cỡ nào ổng cũng nhảy qua. Có hôm ổng cõng cả con bò nhảy qua rào cao khỏi đầu người. Tiếng Cà um của ổng làm trâu bò chết khiếp, đứng chôn chân cho ổng cõng đi. Bà con bàn nhau trị cho ổng một trận. Bửa kia bà con biết ổng sắp về, mọi nhà chuẩn bị phèn la, thùng thiếc thậm chí thau chậu…nín thở ngồi rình. Ổng về, tiếng cà…um đầy uy lực mỗi lúc một gần. Ổng đi vào xóm,vừa đi vừa Cà…um. Đợi ổng đến giữa xóm bất thần mọi người đồng loạt gõ phèn la, thùng thiết vang trời. Ổng thất kinh bỏ chạy về rừng vừa chạy vửa cà, cà…một hồi mới nghe tiếng ổng “um”mịt đằng xa. Thì ra ổng hoảng quá cà lăm luôn. Từ đó có địa danh là Cà Um.

Gửi phản hồi cho cú đỉn Hủy trả lời