Album ảnh

Chuyện trình độ văn hóa, chuyện học tập và làm theo …

Tôi vẫn còn nhớ mãi cái cảm giác khó tả ngày xưa, mỗi khi phải điền các mục từ của mẫu Sơ yếu lý lịch. Không phải vì lý lịch của tôi bị đen bởi có các cụ xỏ nhầm giày Tây, ngược lại tôi còn có lý lịch trong suốt như pha lê, với hơn ba đời ăn củ chuối. Tôi cảm thấy rất khó xử chỉ vì không biết điền vào cái mục từ “trình độ văn hóa” những cái gì cho nó đỡ áy náy.

Dù bây giờ hình như cái mục từ “trình độ văn hóa” đã được thay bằng “trình độ học vấn” và bản thân tôi đã hết tuổi đi xin việc hoặc phải bẩm báo (nên ít khi sờ đến bản mẫu SYLL) nhưng bản tính thù dai vẫn làm tôi ấm ức mỗi khi nghĩ tới cái câu hỏi ngô nghê “trình độ văn hóa” của một thời. Nó không đơn giản chỉ là gây khó cho người phải kê khai mà thực ra nó còn phản ánh một vấn đề lớn hơn nhiều, đó là cách hiểu về chữ Văn hóa của những nhà quản lý, các nhà giáo dục, các nhà vưn vưn … và kéo theo đó là đủ thứ hệ lụy cho mọi người, cho xã hội, cho hôm nay và chắc là còn cho cả ngày mai.

Ai cũng biết Văn hóa là một khái niệm rất rộng nhưng cũng rất thiết thực với xã hội nói chung và với mỗi người nói riêng. Tuy nhiên cho đến bây giờ, dù đã có sự thay đổi chút ít trong nhận thức thể hiện qua việc dùng chữ học vấn thay cho chữ văn hóa, thì ở quê ta vẫn chưa hề có một định nghĩa hay giải thích rõ ràng, thống nhất và đầy đủ cho khái nệm này, hay nếu có thì có lẽ nó còn đang nằm đâu đó trong các ngăn kéo hay hộc tủ của các nhà văn hóa (bao gồm các nhà văn hóa xây bằng gạch hoặc cây que, bên ngoài có biển hiệu, cờ phướn, bên trong có nhiều thứ như bàn ghế, sách báo v.v…, và gồm cả các nhà văn hóa biết đi lại, ăn uống, bên trong túi áo và trong bụng, trong đầu cũng có rất nhiều thứ), hay của các nhà quản lý văn hóa, v.v… chứ chưa được đưa ra quảng bá cho mọi người. Nhưng dù định nghĩa kiểu gì đi nữa, và bỏ qua tính chiến đấu, tính giai cấp, tính xyz v.v… của văn hóa mà tôi không đủ trình độ để bàn tới, thì cũng khó có cơ sở nào để cho một người đủ tự tin viết rằng mình có trình độ văn hóa là 7/10 hay 10/10 chẳng hạn. Có lẽ đối với những người đặt ra đề mục này, văn hóa chỉ là biết một vài con tính, thuộc dăm ba bài thơ có tính chiến đấu, nhớ một chút lịch sử (đã được biên tập) và là một thứ có thể đo đếm, phân chia cao thấp. Và với những người cầm cân nảy mực như thế thì việc xã hội quan niệm rằng ông tiến sĩ có văn hóa cao hơn ông kỹ sư, ông kỹ sư có văn hóa cao hơn ông già (nhưng chưa đỗ tú tài) và  mặc dù ông TS vẫn có thể chửi bậy, ném chuột chết ra đường, hay ông kỹ sư có thể cầm gậy đuổi anh em chạy vòng vòng quanh khu tập thể thì văn hóa của các ông vẫn cao hơn người khác là những chuyện đương nhiên, không có gì phải nghĩ. Chưa nói tới những gì cao xa hơn của khái niệm Văn hóa, như cái chuyện “vật thể” và “phi vật thể”, chuyện kiến trúc thượng tầng …

Với sự tồn tại những cách nghĩ, cách hiểu thô sơ về văn hóa như vậy thì có lẽ xung quanh chuyện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức…” cũng không tránh khỏi có điều để nói. Một cuộc vận động mà theo thông lệ luôn luôn là thành công rực rỡ, ý nghĩa lớn lao, dù mục tiêu (và cả kết quả) đưa ra rất chung chung và mơ hồ. Học cái gì, tại sao học điều đó ở người này mà không học ở người khác (vẫn với những cái đó), rồi học để làm gì, phải chăng học lãnh tụ là để làm lãnh tụ, v.v… Trong khi dường như cái đáng học nhất ở lãnh tụ là tư tưởng dân tộc và tình yêu dân tộc thì lại bị bỏ qua (hay lờ đi) bởi chính những người đưa ra cuộc vận động “Học tập và làm theo…”, là những người bị dư luận xã hội cho rằng họ ít làm theo lời lãnh tụ hơn so với nhiều người dân bình thường khác.

Đó là chưa nói chuyện học tập và làm theo một tấm gương đạo đức của ai đó theo tôi là một chuyện rất hình thức, nếu không nói là rất tầm phào, bởi tấm gương đạo đức chỉ là sự thể hiện bên ngoài của một chiều sâu văn hóa bên trong. Không được học và không chịu học để bồi bổ một cái nền văn hóa bên trong, xây dựng một môi trường văn hóa bên ngoài, mà chỉ hô hào, vận động mà mọi người lo học tập, đúng hơn là bắt chước cái vỏ đạo đức của người khác, nếu có thành công thì cũng chỉ có được một thứ đạo đức giả. Viết đến đây tôi bỗng nhớ cách đây khá lâu trên trang cười 24h có đăng một chuyện vui, đại ý có 3 người, một người không hút thuốc, không say xỉn, một người hút thuốc như ống khói và một người hút thuốc, nhiều khi say xỉn và để người đọc đoán xem họ là ai. Kết quả là con người không hút thuốc lá, không say xỉn, con người tưởng chừng là hình mẫu rất nên học theo lại chính là Hítle, trùm phát xít Đức. Rõ ràng không phải vì Hítle có những đức tính đó mà ta phải coi chúng là xấu, nhưng cũng không thể vì nó tốt mà lại có cuộc vận động học tập Hítle, hay không thể nói vì Sớc sin là một tấm gương sáng mà ta nên làm theo chuyện nhậu nhẹt của ông.

Nói vòng vo một hồi như vậy là vì mới có một câu chuyện tưởng chừng như chẳng có chút ăn nhập nào với chuyện đang nói ở trên, lại xảy ra mãi tít tận bên nước Nhựt xa xôi nữa. Đó là câu chuyện về một chú bé 9 tuổi trong thảm họa vừa qua đã có một hành động có lẽ rất bình thường ở xứ sở của người Nhật, nhưng lại được nhìn nhận là rất cao đẹp và hiếm hoi ở nước ta. Câu chuyện này đã được vô số các loaị báo chí đăng tải và bình luận, với rất nhiều lời ca ngợi, nhiều bài học, nhiều mơ ước được đưa ra. Nên tôi cũng chẳng còn điều gì để nói thêm nữa.

Dù sao vẫn còn một chút an ủi rằng khi người ta nhận ra được cái đẹp, dù là ở tận một nơi rất xa, thì có nghĩa là trong tâm mỗi người cái đẹp vẫn còn. Để hy vọng đến một ngày nào đó, câu nói nước Việt ngàn năm văn hiến sẽ không phải là những lời nói suông.

Tháng 3/2011

145 responses to “Chuyện trình độ văn hóa, chuyện học tập và làm theo …

  1. Đó là câu chuyện về một chú bé 9 tuổi trong thảm họa vừa qua đã có một hành động có lẽ rất bình thường ở xứ sở của người Nhật, nhưng lại được nhìn nhận là rất cao đẹp và hiếm hoi ở nước ta
    ————–
    Xác nhận, em nghĩ hành động đó ở Nhật thì cùng lắm được ai đó khen cho câu” ngoan nhỉ” thôi, vì đa số sẽ làm vậy.
    Nhưng lại trở thành hiện tượng ở mình, mới đáng lo. Tất nhiên trong hoạn nạn mà vẫn vậy là tốt, nhưng em không nghĩ thành hieenjt ượng quá vậy.
    Ví dụ ở Nhật chuyện trẻ con 2 tuổi đọc được làu làu, ba tuổi đọc viết đâu có hiếm đâu, và họ k làm ầm ĩ như bên mình, họ xem đó là tự nhiên, có đứa biết sớm, có đứa biết muộn, thườn gchậm thì cũng lên 5 là ổn về đọc. Em thấy truyền thông mình vì ” an lành” nên hay chú ý những chuyện đó làm hỏng đời những chú bé, cô bé hồn nhiên, trong sáng…

    • Người mình đã học là phải học lãnh tụ chứ không học bọn vớ vẩn. Học khó thế nên nếu không thành lãnh tụ được thì “thôi rồi Lượm ơi …”. Lượm ở VTV ấy …

    • Hơ hơ, con trẻ học sớm quá và biết đời sớm quá thì còn chó gì là tuổi thơ, làng miềng bọn nhỏ đi học chậm 1 tuổi là thường tình, lưu ban 1, 2 năm cũng chả bị bố mẹ rầy la, nơi nào trên quả đất cũng nói tuổi thơ là tuổi thiên thần nhưng chắc chỉ có mỗi làng miềng là ngộ được điều ấy và muốn kéo dài ngây thơ cho trẻ… hơ hơ

  2. bây giờ người ta cấm buôn bán vàng miếng nên cũng không cần tem lắm….

  3. Ngày xửa ngày xưa chắc ai cũng rứa ! Người ta thường hiểu học cao thì văn hóa ( tiếp xúc hay nâng cao ) cao, cũng không sai nhưng không đúng hoàn toàn.
    Thường các ông nông thôn đi học rồi công tác ở Tỉnh thì hay bỏ vợ quê – cũng là hành động thiếu văn hóa. Rồi lần hồi qua đi,…. đến nơi tập trung văn hóa để dạy nhân dân như Vờ-tờ-vờ cũng … vô văn hóa – điển hình là dẫn chương trình họ Lại và ngay kề là người dẫn chương trình NXTÂ Kim Ngân.
    Rồi vừa qua một phó thủ tướng phát biểu trước QH văn hóa lùn đến mức báo chí lề phải cũng lên tiếng , rồi người ta giải thích là do chất … Nghệ nó rứa (????? ) – mấy thằng Nghệ chát nói rằng nếu gặp cha nớ ngoài đường nó đánh cho chừa cái chất … Nghệ của hắn đi !
    Rông dài rồi cũng xoay vào vấn đề văn hóa trong lí lịch,…
    Nhớ lại cũng vui, ngày ấy mới ra trường , lại được ” trên ” điều động vào miền Nam công tác. Thanh niên đi bất cứ nơi mô khi tổ quốc cần mà. Mấy thằng bạn hắn chỉ đi bất cứ nơi mô với bán kính 10 km lấy tháp rùa làm tâm thôi.
    Còn nhà choa đi tuốt vô Cần Thơ ( may mà vô đó mới cưới được vợ ) ,…
    Ngày ấy cứ mỗi 6 tháng là có làm bản kiểm điểm rồi họp bình bầu, nhận xét rồi bỏ phiếu kín xem có đạt Lao động tiên tiến 6 tháng đầu năm , rồi cuối năm , rồi cả năm.
    Rách việc là cái bản kiểm điểm , mào đầu phải ghi như sau :
    Họ tên , chức vụ, …
    Nội dung kiểm điểm : Nhiểu mục về quá trình công tác , có cả phần ghi xem có sáng kiến cải tiến chi chi không nữa….
    Quan trọng nhất là mục 1 : Tư tưởng ! Ai cũng ghi tư tưởng tốt, yên tâm công tác ….
    lão hâm lại ghi ngay : chả yên tâm , làm thuê thì đã lĩnh lương thì phải làm việc ! cứ thế năm này qua năm khác , mãi đến hình như đêén gần cuối tậhp niên 90 thế kỉ trước( lúc các công ty đã đi vào cổ phần …. ) mới bỏ cái vụ bình bầu này thì phải.
    Vòng vo như vậy để nói rằng : văn hóa cũng như tính cách con người là một báu vật di truyền của dòng họ, gia đình, không phải bỗng dưng học hết lớp 12 là có văn hóa … cao ! Văn hóa thể hiện bản chất mà bản chất là do gia đình giáo dục mà gia đình là truyền thống, là ……… , văn hóa không cần biết chữ !
    Có lần ở ngã 4, một SH thắng ..kít…. , ê, bà già ( bán thuốc lá ) cho gói ba số ,
    quẹt đâu ? OK. Chiếc SH rồ ga hụ lên … vọt thẳng trong tiếng cảm ơn với theo nhẹ nhàng của bà cụ ………..
    Một chuyện nữa về văn hóa : Khi sang hầu thiên tử , có một phó tể Việt nam đưa hai tay bắt với tư thế gập người …… , và có lần ghé thăm một trường tiểu học , sau màn giới thiệu ông Clinton là đương kim tổng thống và tổng thốn đi bắt tay lần lược các cậu bé , khi đưa tay cho một cậu bé 9 tuổi , cậu bé rụt tay lại và hỏi dọng dạc :” Làm sao chứng minh ông là tổng thống ? ”
    Bí quá ông Clinton móc bóp tìm một hồi, may quá có cái bằng lái xe có dán ảnh, lúc ấy cậu bé mới chìa tay ra để ông Clinton bắt !
    ôi , văn hóa …………………

    • “Lão hâm lại ghi ngay : chả yên tâm , làm thuê thì đã lĩnh lương thì phải làm việc … ”
      Giờ em mới biết tại sao bác không cho mọi người uống trà mới mà lại là trà hâm … lại 😀 .
      Nhưng dù sao em cũng phải công nhận là ở Cần thơ hay SG văn hóa cao hơn HN, vì có nhiều khu phố VH hơn.

      • Lúc nhỏ có lẽ tính hơi ngang bướng , ông thủ trưởng gọi lên hỏi sao cậu ghi vậy, trả lời : làm sao yên tâm – mà chắc chắn ai cũng vậy ! Bỏ nhà đi xa hàng vài ngàn km, bố ai mà yên tâm.
        ông ta xuống nước, biết vậy nhưng ai lại ghi thế ….
        Ui dời, có ai đọc , có ai lưu đâu, bầu xong mài … đốt hết thì ghi soa chả được !
        Thủ trưởng : im re…

    • em cũng có “vinh dự” dự các cuộc kiểm điểm vậy rồi, 3 tháng 1 lần, bầu LĐ tiên tiến, xuất sắc…khổ mà k được tiên tiến thì thôi rồi, y nhu mình là cán bộ hư vậy. Hồi đó mới đi làm, nhìn các anh chị cãi nhau bôi bác nhau từng ly từng tý thấy đời sao mà nhỏ mọn…

  4. Vì các “ngài” nhầm trình độ văn hóa với trình độ học vấn nên sống chết chạy lấy cái bằng, để được xem là có trình độ văn hóa cao, dù rằng…

    • Chẳng biết có nhầm không, hay là biết rồi nhưng cứ để im xem sao …

    • Có học vấn thì người ta tiếp thu văn hóa có vẻ … d6ẽ dàng hơn, ứng xử tế nhị hơn – ví dụ vợ chồng chửi nhau có thể chửi bằng tiếng Anh chẳng hạn, nghe có …. văn hóa hơn phải không Phay Van@
      Ấy là ví dụ thế , thực tế khác nhiều…

      • Về lý thuyết thì rằng là như thế, phải không bác?

      • @ bác Trà: Em đồng ý với bác, văn hóa tiếp thu từ truyền thống gia đình, hình thành nên nhân cách, không phải bỗng dưng một sớm một chiều mà có. Không phải cóc nhái nhảy lên làm người mà được.
        Các nhà văn hóa hồi xưa đấu tố nhau, phê bình chỉ trích, giết nhau bằng ngòi bút ấy, có văn hóa không?
        Ngày xưa thấy có người đi du học bên Tây về giết vợ chặt làm mấy khúc, mang buông sông, em nghĩ: càng học cao thì cái sự dã man nó càng tinh vi.
        Em thấy đa số cán bộ nhà nước hiện nay(em xin lỗi) chẳng có tí văn hóa nào, biểu hiện rõ nhất qua nạn tham nhũng.

  5. Rứa chừ mần răng đây eng? 😀

  6. Bác Trà bình dốc hết ruột gan rồi, em đọc rồi lẳng lặng gạch chéo… 😀

  7. Iem cảnh báo anh cua dong nà..nà..anh chỉ được phép bò ngang thôi chớ khoongn được nói ngang nhé nhé. Chuyện từ xa xưa lắm trong các trường ĐH ở ta có 1 môn lịch sử Đ là môn chính thống anh quên à ??? Bây giời theo iem hiểu thì 10 trên 14 vị to nhất nác nam ta có cái bằng tiến sĩ nghành ni đó nghe, nhờ đó mà nác ta giới nãnh đạo được xem là có học vấn cao nhất thế giới. Còn việc toàn dân ta từ trẻ em, đến người tra đều phải học tập , làm theo thì nó cũng tự nhiên như chúng ta tiêm phòng để miễn dịch cái bệnh “Diễn biến hòa bình” ấy mà.Tuy nhiên Đ ta cũng nưu í mọi người rằng, rất nhiều con em các đc nãnh đạo cao cấp được gửi sang các nác Đế quốc ( chưa có đk học tập làm theo) thực ra là ta cài cắm các hạt giống đỏ vô “Thắt lưng địch” để phân hóa nội bộ chúng…sau khi hoàn thành nhiệm vụ các đc trẻ trung đầy nhiệt huyết đó sẽ là những cán bộ chủ chốt nãnh đạo cách mang nác nhà..thí dụ như ..các đc NQT, Ng Th Ng, Ng Xuân K…

    • Bác cứ dọa em, em chỉ nói về văn hóa chung chung thế thôi mà. Em cũng biết là các kụ ở trển phải gởi con cái sang các nước có lực lượng thù địch giả vờ học để phân hóa nội bộ chúng nó, các kụ đau nòng nắm chứ, thương các kụ nắm chứ. Thế mà cái bọn phản động chúng nó còn vu khống các kụ mở TK ở nước ngoài nữa, ghét chúng nó nghê. Em mà gặp được đứa phản động nào là em sẽ lấy quả đấm thép ra đấm cho nó toác mũi.

  8. Tình cờ hôm nọ em phát hiện hiện nay trong mớ hồ sơ lý lịch xin việc ở tỉnh em lại nảy nòi đâu ra thêm một thứ giấy rất lạ: “Giấy đánh giá đạo đức”, có mẫu đàng hoàng nghen. Thấy cái tiêu đề là mặt em bỗng phừng phừng, chừng nhìn tới triện son và châu phê của quý ông chủ tịch xã nữa thì em kềm hết nổi, xé toẹt luôn tờ giấy, cố ghìm hết sức để khỏi văng tục trước cô bé xin việc, dặn cô: “Lần sau nếu có ai đánh giá đạo đức em thì cứ việc lấy guốc đập vào mặt nó, tiền thuốc cho nó để anh lo!”.
    Lần nọ, em ghé sở nọ ngay lúc họ đang thi đua học tập theo gương gì đó trong cơ quan, đoạt giải nhất là một chị phó phòng với bài học rút ra về đức liêm khiết. Em khoái chí vỗ bàn hoan hô ầm ầm: Chị ấy hôm qua mới mè nheo em nạp 500k vào tài khoản di động cho chị. Ở một sở khác, em lên phòng giám đốc sở, cửa phòng khóa kín, nhưng có thể nghe thấy bên trong máy lạnh chạy rù rì; còn ông giám đốc sở đang gật gù trong hội trường nghe nhân viên rút ra bài học về đức tiết kiệm.
    Em đang thành một thằng mất dạy, bác Cua ạ, động thấy gì cũng ngứa mồm muốn chửi…

    • Đúng là điên rồ anh Ly nhỉ, hình thức quá cơ.
      Thôi anh Ly, khi nào bực thì viêt truyện cho tụi tui đọc đi, anh Ly viết truyện quá hay.

      • Nhiều lúc nhìn qua cứ tưởng họ điên, nhưng nghĩ kỹ thì có lẽ không phải. “Người bảo ông điên, ông chẳng điên/ Ông điên sao lại biết đếm tiền”, hình như câu thơ này là của cụ Nguyễn Khuyến …

    • “Em đang thành một thằng mất dạy, … động thấy gì cũng ngứa mồm muốn chửi…”. Chết thật bác ạ, tôi cũng thế. Chẳng biết anh em mình đã Học tập ai mà bây giờ Làm theo giống Chí Phèo quá.

    • Em tìm ra lại tờ giấy ấy rồi, chính xác thì nó là “Giấy xác nhận hạnh kiểm”, bác Cua ạ! tìm được tờ giấy mà giật mình, hóa ra cả tuần nay em quên đổ rác, hê hê!

  9. Tôi vẫn còn nhớ mãi cái cảm giác khó tả ngày xưa, mỗi khi phải điền các mục từ của mẫu Sơ yếu lý lịch
    —————————————
    Cái mục nơi sinh cũng nhiều chuyện phết sao anh Cua không thêm tí cho vui cửa vui nhà

  10. Bà con hết sức thông cảm cho lão hâm lại , tối nay lọ mọ thế nào , sửa sửa , ghi ghi thành ra “ bỗng dưng trang blog có địa chỉ mới, tá hỏa tam tinh không biết làm sao, đành tạ lỗi với xóm WP của mình một chầu trà mới pha cho … oai. Rất mong sự lượng thứ của cô bác xa gần. Cô bác thương thì đến nhà theo số nhà mới này uống trà , coi trăng lên, ngắm hoa quỳnh nở bên cành dao nhá :
    http://thegioitrahamlai.wordpress.com/

  11. Đến bây giờ mà kết nạp Đảng, người ta vẫn yêu cầu phải khai 3 đời, có điều là không nhất thiết phải ăn củ chuối.
    Bệnh sùng bái cá nhân, Việt Nam ta phát triển cao hơn Nga, Tàu. Bác trở thành thánh. Vận độ̣ng dân học tập, còn CBĐV nói một đàng làm một nẻo.
    Vậy cần phải set up, giáo dục ngược lại thượng tầng kiến trúc sao? Học ný nuận lâu quên mất tiêu, để mình thắp nhan hỏi cụ Marx thử xem. ̉
    Báo Đời xin đăng lại, tranh thủ thêm ý cò quần chúng.

  12. Tiếp tục đi bác. Cây bút sắp thành cây kim rồi 😀

  13. Một cán bộ cao cấp có thói quen ăn một củ khoai lang sau mỗi bữa ăn ( cái đó gọi là văn hóa ẩm thực , dù bây giờ cao toàn lương mĩ vị nhưng vẫn không quên củ khoai lang quê nhà ) , mỗi lần vị đó về tỉnh công tác bộ phận phục vụ ngoài chuyện bố trí ăn ở như bao cán bộ khác , lại còn phải chạy đi tìm mua khoai về luộc , nghe họ ca thán mà tui thấy buồn cười .
    Nói chung học cao thì văn hóa cao , chức cao văn hóa lại càng cao và họ nói gì làm gì cũng đúng .

  14. Sao mà thù dai thế chú? Hèn chi mà lúc nào cũng thấy chú đăm chiêu!

  15. Ủa, anh Cua vậy mấy ông thi bằng tiến sỹ mà tên trường không biết thì cũng khai : Trình độ văn hóa: Tiến sỹ à?

  16. Em nghĩ mọi chuyện không đơn giản. Xuất phát từ lý do không đơn giản ấy nên có thể nói là phức tạp và như vậy thì lại càng không đơn giản một chút nào. Bác nhỉ 😀

  17. He he, chỗ Ct hàng tháng vẫn còn họp đánh giá xếp loại công chức đó.
    Văn hoá của ta là cái cách mà thằng bé xin nội cho Văng Hoa dô cái lổ tai chứ gì?

    • Văn hóa của ta có thể là “Văng Hoa dô cái lổ tai”, có thể là thu tiền gắn biển GĐVH cho cả khu phố, có thể là chen nhau giẫm hoa đạp cỏ để ngóng Kụ Rùa nổi, vưn vưn … Nhưng chắc không có chuyện xin lỗi, từ chức hay làm gì tương tự như cậu bé người Nhật đâu bác ạ. Vì trình độ văn hóa của ta cao, cao mãi …

  18. Nắm núc cũng buồn, ừ, nhưng biết nàm sao được, đời nà thế mà, ừ, thôi nhé, núc nào gọi nại”.

  19. CẬU BÉ ĐÁNH GIẦY
    Ông nhà giàu dạo bước
    Trên phố quen hoàng hôn
    Gặp chú đánh giày buồn
    Lam lũ gầy khổ sở
    Chú nhóc năn nỉ mời
    Ông đánh giày cho con
    Để kiếm vài đồng gầy
    Mua cơm nuôi em nhỏ
    Chạnh lòng thương trẻ khó
    Ông lơ đãng gật đầu
    Có đáng là bao nhiêu
    Vài ba đồng tiền lẻ
    Giày xong ông móc ví
    Đưa tờ 200 ngàn
    Chú bé cầm ngần ngừ
    Ông chờ con đi đổi
    5 đồng thôi ông hỡi
    Đủ bữa tối hôm nay
    Anh em con gặp may
    Xin ông chờ một chút …

    Đã qua 30 phút
    Cậu bé không trở về
    Ông lắc đầu: chán ghê
    Trẻ nghèo hay gian lắm …

    Cơm tối xong đứng ngắm
    Trăng mới mọc gió hiu
    Trong vườn hoa thơm nhiều
    Quên bực mình trẻ gạt …

    Chuông cửa reo, tiếng quát
    Đi chỗ khác mà xin
    Nghèo khổ biết phận mình
    Lộn xộn tao bắt nhốt …

    Ông thong thả cất bước
    Thấy một nhóc gầy gò
    Đang mếu máo co ro
    Giống tên đánh giày nãy …

    Có việc gì đấy cháu
    Từ từ nói ta nghe
    Anh bảo vệ yên nha
    Đừng làm trẻ con sợ …

    Thằng bé con ấp úng
    Hồi chiều nay anh tôi
    Cầm tiền của ông rồi
    Băng qua đường đi đổi

    Chẳng may bị xe cán
    Gãy mất chân rồi ông
    “Một trăm chín nhăm đồng”
    Bảo tìm ông trả lại

    Anh tôi giờ nằm liệt
    Chỉ muốn xin gặp ông …
    Một lần nữa chạnh lòng
    Rảo bước theo thằng bé

    Đến ổ chuột xập xệ
    Gặp thằng anh đang nằm
    Mặt xanh tái như chàm
    Thở ra tuồng hấp hối

    Nói gấp hơi như vội
    Xin ông thương em con …
    Cha mẹ đã không còn
    Con đánh giày nuôi nó …

    Nay không may con khổ
    Chỉ xin ông việc này ! …
    Cho em con đánh giày
    Mỗi ngày cho ông nhé …

    Kiếm lấy vài đồng lẻ
    Mua cơm sống mà thôi …
    Chợt thằng anh duỗi tay
    Hơi thở lịm như tắt …

    Ông già trào nước mắt
    Ta sẽ lo em con
    Cho ăn học bình thường
    Như bao đứa trẻ khác

    Cứ bình tâm an lạc
    Bệnh viện tiền ta cho …
    Thằng anh đã xuội lơ
    Hồn bay về thiên giới

    Nhân cách nghèo cao vợi
    Môi nhợt thoáng nụ cười
    Nó sống trọn kiếp người
    Dù nghèo nhưng tự trọng

    Bao người giàu-danh vọng
    Đã chắc gì bằng đâu ! …

    (Cám ơn bạn Nguyễn Luận đã sưu tầm & gửi tới bài thơ này – GCM)
    Thuổng bên gocomay về vì thấy hay hay, bà con ngự lẫmnh

  20. Em phổ một cái là quanh em các thỏ non đội mũ cối hoàng loạt (để chống bom bi), xinh đến mấy trông cũng thành lao công tạp dịch hết. Nếu khẩn thiết muốn báo động trên quy mô lớn, thì bảo em để em phổ.

  21. Xinh thế là vẫn còn tong tắng lắm đớ. Người đời còn hớ hênh suy tên em ra là nhà-chứa -ăn -chay cơ. Rõ là loạn.

  22. ” Vấn đề này là vấn đề phức tạp .Vấn đề phức tạp thì nó nhạy cảm. Nhậy cảm thì sẽ phức tạp.” 😀

  23. Chi mà bắt bà con học mãi ri hè… 😀

  24. Vừa được cô bạn gửi cho cái chuyện này, đưa lên mong bà con vui chiều cn
    Một goá phụ chán cảnh sống thui thủi một mình. Bà quyết định đăng báo tuyển chồng với 3 điều kiện: anh ta không được đánh bà, không được bỏ rơi bà và đặc biệt phải là người mạnh mẽ trên giường.
    Hôm sau, nghe tiếng chuông reo, bà ra mở cửa và thấy một người đàn ông vạm vỡ nhưng bị què chân, cụt tay đang ngồi trên chiếc xe lăn.
    – Sẽ không có ai đáp ứng tốt mọi yêu cầu của bà như tôi – người đàn ông tự tin nói – Tôi không có tay nên chẳng thể đánh bà. Tôi cũng chẳng có chân nên không thể rời xa bà được.
    – Tuyệt lắm! thế còn khả năng trên giường – Goá phụ hoài nghi.
    – Thế bà nghĩ tôi vừa bấm chuông cửa bằng cái gì? – Người đàn ông vặn lại.

  25. Học mãi thuộc làu tới mức có thể đọc ngược đọc xuôi chi cũng được rùi “thầy” ợ 😀

  26. Con bé em xinh@ nhảy tót sang bên này buôn dưa lê. Về ngay đi nhé, Bách thảo đang có chương trình ra vào có phí, xem phim Núi Nùng Bất tận, miễn phí.
    Lối vào: Cổng dốc Ngọc Hà, không đi cổng Bộ Nông nghiệp.
    Xem Cánh đồng bất tận là gì cho mệt. Bé Tư bán bản quyền xong rồi còn chả muốn xem, chả muốn quan tâm xem người ta làm phim dựa trên câu truyện của mình.. .
    Cái thuyền trong truyện dài 2m, rộng 1,2m. Trong phim dài gần 20m rộng hơn 3m. Thế thì nói làm gì, sai một cách cơ bản.

    • Con vừa trèo qua cổng sắt đằng Ngọc hà, xui quá bố ạ, tọac mất cả váy mới mua,may mà không bị tọac….
      Xem phim bố soi kĩ thế, con post lên vì cái cảnh mấy anh cán bộ hiếp con gái nhà lành rồi bắt cha nó đứng xem thật không cầm được nước mắt

    • “Cái thuyền trong truyện dài 2m, rộng 1,2m. Trong phim dài gần 20m rộng hơn 3m”. Truyện sai thì phim sửa lại, có gì đâu mà bác khó tính thế 😀

  27. đọc mà thấy đã quá. chí lí hết sức. 🙂 văn hóa hãy xem lại từng người. chưa chắc 1 kẻ có học vị đàng hoàng bằng một đứa nhóc ăn mày? xã hội đồng tiền tha hóa hết cả. ặc!

  28. Bài ni viết hay lắm.
    Vụ học tập và làm theo gương Bác Hồ, bị dân phản đối lắm, Bác là người được dân kính trọng, Bác đã ngủ lâu rồi hãy để Bác ngủ yên đi, sao cứ lôi Bác ra? nếu Bác còn sống, chắc chắn Bác sẽ phản đối vụ này đó.

Gửi phản hồi cho cuadong2010 Hủy trả lời