Album ảnh

Lại lải nhải về miền Trung

Như mọi năm thì thời gian này là thời gian mùa mưa ở miền Trung kết thúc. Miền Trung sẽ bước vào mùa khô và sau đó là khô hạn tới khoảng tháng 10, tháng bắt đầu mùa mưa lũ với những cảnh tượng lụt lội kinh hoàng diễn ra cách đây chưa lâu. Năm nay tình hình có vẻ tệ hơn, khi mà sáng nay đọc báo Tuổi trẻ, đã thấy có một bài nói về tình trạng khô hạn xuất hiện ở ngay cái nơi mấy tháng trước đây phải nhận cứu trợ vì lũ lụt.

Chợt trăn trở về miền Trung, chẳng biết mọi người từ dân tới chính quyền, nhất là chính quyền, có động tác gì để chuẩn bị cho một mùa lũ mới chưa, để khỏi lặp lại hay ít nhất là giảm nhẹ cái thảm cảnh vừa mới qua đi cách đây mấy tháng và năm  nào cũng gặp, không ít thì nhiều?

Hai anh em nhỏ này dỡ ngói để vẫy lực lượng cứu hộ tại xã Đức Hương, Vũ Quang, Hà Tĩnh - Ảnh: Thuận Thắng ( http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/406171/100000-nha-dan-chim-trong-lu%C2%A019-nguoi-chet%C2%A04-nguoi-mat-tich.html )

Đó là những công việc rất cần thiết như xem lại đường đi của lũ để nạo vét sông hồ, chỉnh sửa dòng chảy và sửa sang, thay đổi các công trình thủy lợi, công trình giao thông bất cập, cản trở dòng nước để tăng khả năng thoát lũ, đó không phải là những công việc đơn giản và làm xong trong ngày một ngày hai.

Đó cũng là việc quy hoach lại những vùng dân cư và sản xuất nông nghiệp từng bị ngập sâu trong lũ để cương quyết không cho làm nhà và lập hệ thống cảnh báo nguy hiểm để người dân biết mức độ nguy hiểm khi sản xuất trên đồng ruộng vào mùa mưa lũ, gồm cả hệ thống biển báo, bản đồ và hệ thống quan trắc mưa lũ, hệ thông phát tín hiệu báo động bằng đèn, còi, pháo hiệu v.v… Việc này không quá khó nhưng cũng không phải làm là xong ngay được

Đó là việc thiết kế vài mẫu nhà thích hợp với vùng ngập ít hoặc có nguy cơ ngập, thích hợp cho cả việc sinh sống bình thường lẫn khi cần cứu hộ, cứu trợ cho những người không may phải cần đến ở xung quanh …

Vưn vưn và vưn vưn, là những việc chưa cần tới những đỉnh cao trí tuệ mới nghĩ ra được.

Chợt nghĩ tới Ma cao. Cái làng chài nghèo khó ở một vùng hẻo lánh khi xưa ngày nay đã trở nên một nơi nhiều người biết tới, với mức sống rất cao của người dân và một hệ thống phúc lợi xã hội có thể sánh được với thiên đường mơ ước mà quê miềng đang hướng tới (và không biết đến khi nào tới được). Mức sống của người Macau thì du khách có thể nhìn thấy, còn theo lời người hướng dẫn viên du lịch thì dân Macau được miễn hoàn toàn chi phí giáo dục và y tế, ngay cả những ca bệnh nặng phải ra nước ngoài chữa trị thì chính quyền vẫn đài thọ hết.

Khách sạn, sòng bài san sát ở Ma cao

Trên tầng 3, bên trong một tổ hợp khách sạn - sòng bài. Tầng này được thiét kế như một phố cổ châu Âu với một dòng sông nhỏ và các dãy nhà cổ. Phía trên là một vòm trời giả được sơn lên trần nhà

Một góc Ma cao đời thường

Còn miền Trung mến yêu của ta có kém Macau chút nào đâu, nếu không nói là còn lợi thế hơn nhiều với bao nhiêu là thắng cảnh thiên nhiên và di tích lịch sử – văn hóa. Từ xa xưa, trong điều kiện tự nhiên không khác bây giờ, chỉ có phương tiện là kém hơn mà cha ông ta đã xây nên biết bao nhiêu di sản, một số còn tồn tại đến ngày nay, vậy mà giờ đây chúng ta chỉ có việc khai thác cho hiệu quả mà còn không được hay sao?

Một góc Thánh địa Mỹ sơn

Một ngọn tháp Chàm gần Quy nhơn

Còn đây là mấy bức ảnh về động Sơn Đoòng cóp bi bên nhà bác Văn Thành Nhân, http://vanthanhnhan2010.wordpress.com/2011/01/05/h/ , còn bác ấy lấy ở đâu thì hỏi bác ấy

Hồ trong lòng núi

Thác nước trong hang

Nghĩ cũng buồn cười, giá cả đang tăng ầm ầm mà cứ vẩn vơ những chuyện đâu đâu, trong đó có cả ý nghĩ rằng tại sao mình cứ lải nhải mãi về một vùng đất chẳng có tí tẹo liên quan gì đến mình thế nhỉ?

Tháng 2/2011

74 responses to “Lại lải nhải về miền Trung

  1. Không ngờ em lại là người Tem anh cua bài ni nhá. Mà rứa cũng hay vì lần đầu tiên com thì tem nó mới Sướng. kakaka
    Cảm ơn anh Cua đã lo cho Miền Trung của chúng ta. Nhưng nghiệt cái lại sắp tới Bầu cử rồi mần răng có thờ gian, thời bán mà lo mấy chuyện trên anh, người ta lo đi… Còn dân thì dùng cuốc, dùng vét mần răng mà chống lại với đại hồng thủy.

    • Tem này gọi là sướng nhân đôi đây bác ạ. 😀
      Tôi nghĩ dân ta không cần chống đại hồng thủy, mà có chống cũng không lại được. Làm sao có cách sống chung với nó mới là việc nên làm, và tôi tin việc này nếu mọi người, cả dân và chính quyền, một khi đã muốn là được.

  2. Cho anh cua tìm lại cảm gíac đầu đời khi được bóc tem trong căn nhà lụp xụp cạnh bến xe Đồng hới năm nào

  3. Có khi tại dân Ma cao ít anh hùng nên cam chịu làm nô lệ cho đế cuốc sài lang bóc lột, cũng như bên Úc nhà NM hay New Zealand bây giờ vẫn là thuộc địa Anh,mà cũng có khi những nơi ấy không có lọai chuột tài như lọai chuột này
    http://vnexpress.net/gl/cuoi/2011/02/chuot-chem-gio/

  4. Mấy cái hình đẹp quá bác Cua ạ.

  5. Em có một lần bước vào sòng bài bên Campuchia có vòm trời giả mà cứ tưởng thật, rất ngạc nhiên vì sao người ta lại đánh bài ngoài trời, trong khi dưới chân trải thảm, nhỡ mưa thì sao, đúng là nhà quê bác Cua ạ.
    Miền Trung của ta khổ vì không ai lo cho miền Trung, ngay cả chính quyền sở tại.

  6. Bác cứ lãi nhải tiếp đi. Em thích bác lãi nhãi hoài cho em và bà con được nhờ 😀

  7. Dân miền trung đã tìm ra ứng cử viên tiềm năng cho vị trị lãnh đạo vùng trung tâm đòn gánh của tổ quốc rồi 😀

  8. bão lũ miền Trung chẳng qua là lúc này có quá nhiều thằng chém gió gây ra chứ chẳng phải chuyện của ông Trời.
    Thêm nữa, chueyện bão lũ cho dù có to hay nhỏ đi nữa thì mấy năm nay , năm nào chẳng có , làm như mới lắm vậy nên cũng chẳng phải bàn bạc chi cho … nhiễu.
    Chuyện thằng Macau là chuyện nước ngoài, bàn bạc và so sánh có khi … nhạy cảm, như chuyện hoa nhài bên Phi châu hổm rày đó.
    Chúng ta đã phải hi sinh biết bao xương máu để dành lấy tự do từ tay bọn tư bản , vậy nên chuyện bọn bỏn sướng chẳng qua là sướng tư bản mà thôi, đâu có sướng tự do như ta.

  9. Nếu nói anh Cua lải nhải thì đây là sự lải nhải đáng yêu , đáng quý, đáng mến, đáng nhớ…đó anh Cua.
    Giá như người ta có chủ ý nghĩ ngợi tí đến dân thì mừng lắm! Sao anh Cua không ra ứng cử kì ni đi hầy!?

  10. Đây mới là tem vàng!

  11. Hà Bá nói: Miền Trung năm nay ư? Hãy đợi đấy!

  12. Thật ra thì những vấn đề bác nêu đều có trong kế hoạch hết rồi bác ạ. Nếu bác hỏi cái kế hoạch đó là kế hoạch gì, nằm ở đâu, trong bao lâu thì lại là chuyện khác, không thuộc trách nhiệm của em 😀

  13. Giá mì tôm tăng rùi, bác Cua ạ! Nên (phỉ phui cái mồm ăn mắm thối của em đi!) nhỡ ra năm nay đồng bào miền Trung quê miềng có bị lũ lụt cũng có thể yên tâm một điều, là trị giá thùng hàng cứu trợ năm nay chắc chắn sẽ đắt hơn năm ngoái. Vậy đi, cho dân họ mừng, mà người đứng trên máy bay thảy thùng mì xuống cũng đặng hồ hởi lây bởi món cứu trợ được tăng phần trịnh trọng hơn…

    • Bác có phỉ phui thì tôi vẫn chắc một điều không thể tránh khỏi, đó là miền Trung sẽ vẫn bị lũ lụt (và nếu không bị lũ lụt cũng chưa hẳn là đã tốt, vì xưa nay nó vẫn phải thế, giống như miền Tây năm rồi cũng lao đao vì lũ không về). Và không có một phép màu nào, ngoài sự may rủi của thời tiết, giúp cho miền Trung thoát khỏi thảm cảnh như năm ngoái nếu mọi người, nhất là chính quyền, không muốn làm gì khác hơn là khoanh tay ngồi chờ mùa lũ đến và phó mặc cuộc sống của mình và con cái mình cho những thùng hàng cứu trợ. Huhu …

  14. Nói ngay cho nó vuông thì như có những người con của miền trung bạc bẽo với quê hương mình lắm lắm.
    Đỏ da thắm thịt rồi kéo cả nhà, cả họ ra HN thế là xong, chả nhớ đéo gì đến quê nữa mà chỉ chăm chút cho HN nên bi giờ mới kẹt triền miên
    Công hầu khanh tướng có nơi nào sinh ra được nhiều như miền trung đâu

    • Rất đau lòng mà công nhận Em xinh nói có phần đúng.
      Có cảm giác rằng những người thành đạt mang tiền về quê xây nhà ở miền Trung ít hơn các vùng quê khác, có lẽ vì khí hậu quá khắc nghiệt chăng?
      Thứ hai, người Việt mình thường ít khi học với mục đích để thêm hiểu biết, mà học để thi cử, để đổi đời, hay nói ngắn gọn là học để làm quan chứ không học để làm người. Tâm lý này càng rõ nét ở miền Trung.
      Dù sao thì vẫn cứ phải lải nhải mãi cái chuyện này, dù mình chẳng có gì dính dáng tới miền Trung. Không nói ra thì không chịu được.

      • dù mình chẳng có gì dính dáng tới miền Trung
        ————————————
        Khặc khặc, đểu vãi, tương con gái miền trung te tua trầy trụa quên cả hỏi tên mờ dám nói là ko dính dáng gì?????

  15. em xinh | 01/03/2011 lúc 8:33 chiều | Trả lời

    Nói ngay cho nó vuông thì như có những người con của miền trung bạc bẽo với quê hương mình lắm lắm.
    Đỏ da thắm thịt rồi kéo cả nhà, cả họ ra HN thế là xong, chả nhớ đéo gì đến quê nữa mà chỉ chăm chút cho HN nên bi giờ mới kẹt triền miên
    Công hầu khanh tướng có nơi nào sinh ra được nhiều như miền trung đâu
    .
    hahaha, đức vua ở truồng !

    • Thực ra họ có nghĩ về quê hương tí nào đâu, ngay từ khi ở trên quê hương đã nghĩ sao vơ cho đầy túi rùi! quê càng nghèo, họ càng nghĩ vơ về mình nhiều hơn…

      • Anh không nghĩ tất cả mọi người đều như thế. Chỉ cần những người khác, không như thế, muốn làm (và sẽ làm) một cái gì đó thiết thực cho quê mình thì anh nghĩ cũng tốt rồi

        • những người khác muốn làm cũng khó lắm anh ơi, về tỉnh lẻ không như ở thành phố lớn đâu.

          • Thế mới thành chuyện.
            Cái lần đi ra bắc bằng tàu hỏa, khi đi qua vùng Huế – Quảng bình – Nghệ an, nhìn ra bên ngoài anh có cảm giác hình như người các nơi mang tiền về quê xây nhà, người miền Trung mang tiền về quê xây mộ. Bởi hầu như người ta chỉ xây mộ là chính, mộ to hơn nhà nhiều. Ngoài ra chẳng thấy xây mới cái gì khác cả.

  16. Giá như chính phủ mình có quyết định cho trưng cầu dân ý , hay nói tóm lại là mở hộp thư góp ý ở nhà tiếp dân của văn phòng chính phủ , thì Cua Đồng sẽ có cơ hội đề xuất ý kiến của mình , và nếu những phương hướng của Cua Đồng được thực thi thì dân miền trung hàng năm sẽ thoát khỏi sự khốn khổ do thiên tai đem đến , và cũng nhờ thế mà kinh tế sẽ mở mang do không bị thiệt hại , số tiền để bù đắp thiệt hại do bão lụt gây ra sẽ dùng để đầu tư phát triển kinh tế .
    Giá mà được như thế …

    • Em cũng mong giá mà có nhiều người cùng nghĩ và cùng lải nhải với em, may ra có ai đó ở trển rát tai mà nhón tay làm phúc. Một cái đưa mắt của lãng đạo còn tác dụng hơn cả hàng vạn người tay làm chân chạy, đầu tắt mặt tối, phải không bác?

  17. Chắc để tìm cách sống chung với lũ thì còn phải trải qua nhiều hội thảo hội nghị lắm anh ah. Cứ để tự dân làm, dân lo như ngày xưa mà hay. Em nhớ hồi còn nhỏ cứ tháng 8 mùa mưa làng em lại lên quét lại vôi nhà kho để khi lũ về lên trên nớ trú. Vì năm mô nỏ như năm mô. Bây giờ muốn mần chi cũng phải thông ra, thông vô mới được mần. Thành ra khi thông được lũ đã cuốn phăng rùi…

    • Thế nên tôi mới nói chỉ cần người dân và chính quyền muốn là sẽ là được mà. Có điều bây giờ nhiều việc phải phụ thuộc vào cấp trên quá, mà thời nay thì dân có cần nhưng quan chưa vội, làm gì được nhau?

  18. Lải nhải hoài rồi, chừ cho ra cái chi cho bà con “thiền” đi chớ Cua 😀

  19. Giờ chỉ có cách xây dựng các trung tâm thương mại, khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy, bệnh viện, trường học, nơi vui chơi, giải trí… ở miền trung thì mới mong xoay chuyển được những khốn khổ nơi này chú ạ.

    • Khu công nghiệp thì có khá nhiều rồi bác ạ, nhưng còn bỏ trống nhiều lắm. Chỉ có các khu vui chơi giải trí kết hợp với ngành du lịch là thiếu thôi. Giá như các quan chức của quê mình chán linh hoạt sáng tạo, cho cái bọn đã từng nghĩ ra Macau (Trung quốc) hay Genting (Mã lai) sang miền Trung kiếm ăn thì chắc Bali của Inđô hay Phu kệt của Thái hết tinh tướng
      Lúc đó dân miền Trung làm dịch vụ du lịch và công nghiệp phụ trợ cho du lịch thì tha hồ kiếm, miễn là đừng có đập và gặt mạnh quá.

  20. Chả cần vậy, cụ Trần Thủ Độ bẩu vua ở đâu triều đình ở đấy vậy nên chỗ nào nghèo khó nhất thì vua nên đến ở 1 thời gian, triều đình lục tục theo sau thì chỉ cần 10 năm là miền trung lại kẹt như HN
    Cứ thế mà luân chuyển thì may ra dân Mèo vạc hay Lũng cú mới biết ăn phở mang vị Thăng nong

    • Làm thế thì nhọc cho vua quá, không được. Mới lại 1k năm sau các nơi đua nhau tổ chức lễ hội 1k thì chịu sao nổi …
      Chỉ cần vua viết thêm vào sau chữ ĐSCT một dấu phẩy cộng với hai chữ Miền Trung là quá ngon rồi.

  21. Định không có ý kiến gì, nhưng thấy Cua tuyên truyền cho Cờ bạc là đi ngược lại với định hướng XHCN nên cần nhắc nhở : Không được có ý đồ biến Miền Trung khúc ruột thành ổ Cờ bạc của thế giới! 😀

    • Bác nói oan em quá 😀
      (Nói như bác thì rồi hóa ra người chơi cổ phiếu là con bạc, người ôm nhà đất, vàng, đô để lướt sóng là bọn đầu cơ chứ không phải là nhà đầu tư à, quê mình không có bọn cờ bạc, bọn đầu cơ đâu, chỉ có nhà đầu tư thôi)
      Em có ý đồ mong miền Trung trở thành Látsờ Vê gát hay Mônacô đâu. Em chỉ mong miền Trung thành nơi nghỉ ngơi và làm việc của khách du lịch và các nhà đầu tư đấy chơ.

  22. Đi lên bằng hai bàn tay trắng dĩ nhiên là không sánh được với con nhà đã có tiềm lực ngoại trừ TW đầu tư bỏ qua sự lỗ lã ban đầu, mà TW thì xa vời vợi.
    Còn các nhà kinh tế thì luôn nghĩ đến bài toán tối ưu.
    Thôi thì ráng chờ thời gian, khi đó nước ta đi lên CNCS theo thuyết Mác-Lê, con người hưởng thụ theo nhu cầu, thoả sức như những nới khác ý có gì mà phải nghèo khổ.

    • Về lý thuyết thì các công ty nhà nước sẽ phải làm những việc không có lợi nhuận nhưng cần thiết cho dân sinh. Có điều lý thuyết này là của bọn giãy chết thì phải …

  23. Khách nhà anh cua như là khách đi ăn cưới í, tuyền người lạ hoắc và e thẹn được ghép chung 1 mâm, anh cua cầm cốc rượu mồi, hơ lên hơ xuống thu phong bì xong, mọi người cắm cúi xúc cật lực rồi ai về nhà nấy …hu hu
    ps: rượu nói đấy nhá

  24. thông báo đồng chí Cua mừngl à, chắc thấu hiểu những lo lắng sâu thăm thẳm của đồng chí Cua, mà các quần chúng khác cũng đau đầu nghĩ về miền Trung…họ đang nghĩ là có thể biến những tai họa thiên nhiên thành sản phẩm du lịch…Túm lại là có thể không cần thay đổi chi hết, cứ để như hiện nay, rùi bán tour du lịch cho khách…càng hiện thực bao nhiêu càng hấp dẫn bấy nhiêu…( đồng chí Cua hình dung ra không?)

Gửi phản hồi cho cuadong2010 Hủy trả lời