Chuyện Văn nô

Tôi bắt đầu đọc blog Quê choa từ khá lâu và cũng là một phan hâm mộ của chiếu rượu này. Từ hồi khí hậu thay đổi, bọ Lập (nhà văn Nguyễn quang Lập) dán băng keo vào miệng còm sĩ thì tôi cảm thấy hơi buồn và ít vào đọc hơn trước, nhưng không có nghĩa là cảm tình dành cho chiếu rượu giảm đi. Mới đây trên QC đăng bài viết “HỒN VIỆT KẾT “VĂN NÔ NQL“ (BLOG QUECHOA) TỘI BÊU RIẾU TỔ TIÊN CÓ VÚ TO”, đọc xong tôi cứ ấm ức mãi. Cũng định không cãi nhau với radio, nhưng tức quá không chịu được, đành phải nói cho bớt cáu vậy.

Nói cho đúng thì dạo đó sau khi đọc Sự tích cao nguyên Lâm Viên và Đak Nông của bọ Lập (http://quechoa.info/2010/10/12/s%E1%BB%B1-tich-cao-nguyen-lam-vien-va-dak-nong/), tôi không thích cho lắm, bởi đơn giản là theo sở thích cá nhân, có bài tôi thích, có bài tôi không thích. Nhưng cái kiểu quy kết như thế này của một ông X. nào đó thì tôi thấy thật khó chấp nhận:

“Ngày nay, bất cứ người Việt nào, kể cả học sinh tiểu học, đều biêt sự tích Bà Triệu. Công của bà với dân tộc này được xếp sau Hai Bà Trưng. Trong cả nước, tỉnh nào cũng có trường, có đường mang tên bà. Năm 2008, Chính phủ phát hành tem bưu chính nhằm kỷ niệm lần thứ 1760 cuộc khởi nghĩa Núi Tùng ( Thanh Hóa ). Thế mà vừa qua, trên mạng nhật ký điện tử (blog) quechoa, một người tự xưng là “ văn nô NQL “ đã bêu riếu danh nhân lịch sử bằng lời lẽ thô tục hạ cấp. Bạn đọc nghĩ gì khi đọc những “sang tác “ dưới đây của “ văn nô NQL “?!

SỰ TÍCH BÀ TRIỆU TRONG BLOG QUECHOA…

Chuyện người trinh nữ anh hùng là vậy. Thế mà, trên blog quechoa ngày 12/10/2010 vừa qua, một người tự xưng là “ văn nô NQL“ đã bêu riếu danh nhân lịch sử bằng những lời lẽ thô tục hạ cấp:” “Mới 13 tuổi vú Ẩu đã dài đến rốn. Ẩu sợ, không biết vì sao vú mình lại thế, ngồi ôm vú khóc. 18 tuổi vú Ẩu dài đến đầu gối lại càng sợ hãi khôn xiết. Quốc Đạt nói vú to là phúc lớn của đàn bà sao lại khóc?(…)

(…)

Cho dù “ văn nô NQL “ viết những dòng trên đây nhằm ý đồ gì, mục đích gì, người đọc vẫn không thể chấp nhận việc bôi nhọ hình ảnh một vị anh thư hy sinh vì dân tộc ở tuổi hai mươi, mãi mãi được toàn dân yêu mến, kính trọng.

Nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ là đạo lý của dân tộc ta. Nhà văn cũng là một công dân, nên phải tôn trọng đạo lý đó. Bêu riếu tổ tiên của dòng họ mình là một tội không thể tha thứ. Bêu riếu tổ tiên của cả dân tộc, tội ấy càng nghiêm trọng gấp trăm ngàn lần”. (Phan Hàn Giang , Tiến sĩ Sử học )

(Trích từ blog Quê Choa, đã sửa một vài lỗi chính tả – không biết có phải trong nguyên bản?, http:// http://quechoa.info/2010/12/06/h%E1%BB%93n-vi%E1%BB%87t-k%E1%BA%BFt-%E2%80%9C-van-no-nql-%E2%80%9C-blog-quechoa-t%E1%BB%99i-beu-ri%E1%BA%BFu-t%E1%BB%95-tien-co-vu-to/ ).

Trước hết nói về cái lời lẽ thô tục hạ cấp được ông X. nhắc đi nhắc lại mấy lần. Có lẽ ta nên biết rằng nhà văn NQL không phải là người đầu tiên nghĩ ra hay nói tới chuyện vú của Bà Triệu. Ít nhất đã có một người nói về Bà Triệu, đó là ông Lê Ngô Cát, (1827 – 1876) tự là Bá Hanh, người Chương Đức (Hà Tây), đỗ cử nhân, làm án sát Cao Bằng rồi được triệu về Kinh (Huế) dự vào việc hiệu đính “Đại Nam quốc sử diễn ca”. Bản thảo của ông trình lên cho vua Tự Đức có câu:

“Vú dài ba thước dắt lưng.

Cưỡi voi đánh trống trong rừng kéo ra.

Cũng toan gánh vác sơn hà.

Cho Ngô biết mặt đàn bà nước Nam”

(Dựa theo http://hiqueson.vn/forum/showthread.php/1301-Th%C6%A1-Nguy%E1%BB%85n-B%C3%ADnh ).

Thiết tưởng nhà văn NQL không viết một tài liệu có tính giáo khoa, không trình cho nhà vua phong kiến xem như bản thảo trên thì việc hư cấu trong văn học là chuyện bình thường và việc ông X. dùng những lời lẽ nặng nề, bất lịch sự để quy kết người khác mới là thô tục hạ cấp.

Thứ hai, không biết ông X. căn cứ vào đâu để cho rằng “Công của bà với dân tộc này được xếp sau Hai Bà Trưng” rồi  gọi bà là “tổ tiên của cả dân tộc” ? Những câu ngô nghê này, nếu là của một học sinh thì chắc sẽ bị thầy cô giáo đưa ra làm văn mẫu, vậy mà ông X. nọ lại mang ra dạy đời thì khá khôi hài!

Song những cái ngô nghê ấu trĩ theo kiểu “Trong cả nước, tỉnh nào cũng có trường, có đường mang tên bà. Năm 2008, Chính phủ phát hành tem bưu chính nhằm kỷ niệm lần thứ 1760 cuộc khởi nghĩa Núi Tùng” hàm ý ai có tên được đặt cho nhiều nơi, ai được CP phát hành tem kỷ niệm mới thực sự có công với dân tộc, với đất nước; hay kiểu nói một người tự xưng là “ văn nô NQL “ vẫn còn chưa đáng nói bằng việc ông X. này tự dành cho mình cái quyền kết tội người khác là  bôi nhọ hình ảnh bêu riếu danh nhân lịch sử. Là một nhà khoa học, một tiến sĩ sử học như ông thì trước hết cái ông cần làm phải chăng là đưa ra những chứng cứ khoa học để chứng minh rõ ràng rằng vú Bà Triệu là vú bánh dày hay vú mướp, to hay nhỏ, bà có mặc áo hay yếm không, hay ông có thể đưa ra những chứng cứ để chứng minh cho giả thiết của ông rằng với hoàn cảnh sống và tính cách của Bà Triệu thì không thể có chuyện bà nói những câu hay làm những việc thô tục như một người tự xưng là “văn nô NQL” đã hư cấu nên. Có như vậy mới có đủ cơ sở để ông phán xét (và người đọc cũng có thể tự rút ra kết luận mà không cần ông phán xét) rằng một người tự xưng là “văn nô NQL” có đúng là bôi nhọ hình ảnh một vị anh thư hay không.

Một khía cạnh khác của chuyện bôi nhọ hình ảnh bêu riếu danh nhân lịch sử mà ta có thể tự phán xét mà không cần tới những dữ liệu khoa học của ông TS sử học nọ, là nhà văn NQL có nói rằng Bà Triệu hèn nhát, run sợ trước kẻ thù, hoặc thần phục, dâng đất cho quân xâm lược không, hay tệ hơn nữa, có bán nước cầu vinh không, hay là nhà văn vẫn mô tả bà oai phong, anh dũng đánh giặc giữa trận tiền? Phải chăng với ông X. nọ, những tiêu chí để đánh giá một con người và đánh giá việc có bôi nhọ hay bêu riếu người khác không, lại không coi trọng những phẩm chất này?

Xét theo một góc độ khác, ai cũng đồng ý rằng việc gán ghép cho người khác những điều họ không có hoặc không làm là không nên, dù là gán cho họ việc tốt hay việc xấu. Thế nhưng xưa nay người ta vẫn thoải mái gắn cho các danh nhân của ta đủ mọi đức tính, hành vi tốt đẹp, thần thánh hóa họ theo ý muốn chủ quan của mình, coi đó là một điều đương nhiên phải làm và tự cho mình quyền phán xét, thậm chí mạt sát mỗi khi có ai đó làm khác đi.. Có thể trong những bài học LS đầu đời dành cho các cháu mẫu giáo thì anh hùng dân tộc là thần thánh như Tháng Gióng là đúng, nhưng với người lớn, việc tuyên truyền một chiều, làm cho các danh nhân trở nên xa cách, giả tạo là không nên, bởi thực ra những việc đó cũng là một chiều khác của việc bóp méo LS mà thôi.

Với những nhà sử học như ông tiến sĩ trên, người ta mong đợi ông mang lại những hiểu biết chân xác về lịch sử, chẳng hạn như về chuyện xưa thì nước ta đã có bao nhiêu năm LS với tư cách là một quốc gia, rồi thời vua Lý, vua Trần thì vua quan, dân chúng ăn mặc thế nào, sinh hoạt ra sao, hay như chuyện đời nay, anh hùng Lê văn Tám là hình tượng văn học hay nhân vật LS, hay toàn cảnh của những vấn đề trước đây chưa có điều kiện nói rõ do hoàn cảnh LS, như CCRĐ, NVGP, v.v…

Chứ không phải mong ông ký cái danh TS sử học vào một bài viết chẳng có một tí học thuật nào, nếu không muốn nói là có phần thô tục hạ cấp.

Lão Tử, một nhà thơ lớn của nhà Đường bên Ấn độ đã viết rằng ‘Biết, mà nói là không biết, đó chính là biết vậy”.

Cua Đồng, một nhà văn lớn của nhà xx, phường 2 bên Phú nhuận cũng có viết rằng: ‘văn nô, mà không nói là văn nô, đó chính là văn nô vậy”.

Tháng 12/2010.

74 responses to “Chuyện Văn nô

  1. suy dien ma anh, da suy dien thi suy kieu gi cung duoc!

  2. Chúng ta ai cũng có thể có suy diễn, nhưng suy diễn như thế nào để người nghe có thể chấp nhận được. Không nên đưa các vị anh hùng, các danh nhân, vĩ nhân ra để mà bêu riếu, việc làn của văn nô NQL thật chẳng ra gì, nếu không muốn nói là quá đáng, không thế chấp nhận được. Sau bài viết của ông liệu có ai muốn xem những gì ông viết, có thể ông ta đã tự hủy diệt đứa con tinh thần của mình.
    Đọc bài viết này có lẽ chúng ta đã hiểu thêm rất nhiều về Cuadong, một người rất tinh tế, hiểu biết mọi việc sâu sắc, cũng lắm tài và luôn day dứt bởi những bất công, xứng đáng là thủ trưởng. Hé hé

    • Bác cứ nói ngược làm em chóng cả mặt 😀
      Thực ra em viết bài này không phải vì nhà văn NQL “bêu riếu…”, bởi em không cho rằng những điều ông viết về Bà Triệu là bêu riếu, mà bởi vì một vị TS sử học đã bêu riếu nhà văn NQL một cách võ đoán và vô căn cứ, thay vì làm cho tốt cái việc vốn dĩ của ông ta là mang đến cho mọi người những hiểu biết chân xác về lịch sử.

      • em đồng ý với anh Cua. Thay cho việc phân tích, chứng minh bằng những cứ liệu khoa học, minh bạch và khách quan thì ông ta dùng những lí lẽ rất là vô căn cứ, mang tính chủ quan. Cho nên lẽ ra ” biêu” Bọ, thì người ta lại thấy rõ ” tầm” của ông TS này thế nào. K phải có danh TS mà ông muốn nói sao thì nói phải không anh?

  3. “Đọc bài viết này có lẽ chúng ta đã hiểu thêm rất nhiều về Cuadong, một người rất tinh tế, hiểu biết mọi việc sâu sắc, cũng lắm tài và luôn day dứt bởi những bất công, xứng đáng là thủ trưởng. Hé hé”
    Em đồng ý với nhận định của chị HB nhưng không đồng ý với từ “hé hé” của chị hehe

  4. Giá như có hình minh họa xem nó to thế nào thì có lẽ hay hơn ^^

  5. “… là một tội không thể tha thứ. … tội ấy càng nghiêm trọng gấp trăm ngàn lần”. Cái này nghe quen quen bác Cua ơi, mong sao sau này nó không qui chụp vào mỗi người chúng ta. Mình tệ thật, cứ thích chụp cho người khác những cái mũ không vừa tí nào.

  6. Từ đây có thuật ngữ “văn nô” để chỉ những người thích chụp mũ người khác trong bài viết của mình 😀

  7. tớ định viết “cái ấy” của lạc long quân dài 3 thước

    • Tôi nghĩ bạn có quyền viết mọi thứ bạn muốn. Vấn đề là bạn viết làm gì và mọi người sẽ nghĩ về bạn thế nào, nếu bạn có quan tâm. Còn về “cái ấy” của LLQ, tôi không biết 3 thước là quá ngắn hay quá dài, bởi tôi đã từng đọc ở đâu đó câu (ca dao cổ?) nói về sự cao lớn khác người của bà Nữ Oa và ông Tứ Tượng như thế này:
      L. bà Nữ Oa bằng 3 mẫu ruộng
      B. ông Tứ Tượng mười bốn con sào.
      Có vẻ như bản thân từ ngữ tự nó không thanh hay tục, mà do ý định chủ quan của người nói và người nghe.

  8. Ha ha ha. Lại thêm một khám phá mới. Đề nghị Cua đồng nên viết thêm mục truyện cười.

    • Cái này có mới gì đâu bác. Hình như nó nằm trong truyện “Sự tích bà Nữ Oa đội đá vá trời” thì phẩy, em đọc từ hồi học cấp 1 (cách nay hơn 40 năm rùi) nên không nhớ chính xác.

      • Có thể cũ với những ai đã nghe, đã đọc, còn đang mới với những người vừa mới biết lần đầu. Có lẽ đồng chí đọc được ở đâu đó chứ lớp 1 thì không phải. Nhưng dù sao nhớ được những câu hài hước, dí dỏm để có thể làm cho mọi người được cười là điều rất đáng hoan nghênh 😀

  9. Nhờ quen biết anh Cua mới khám phá ra nhiều điều thú thật kaka

  10. Mình cảm nhận mình giống CĐ, không thích những chẳng thấy ghê. Bà có dú dài 3 thước càng oai. Quang̣ Nập, nhiều người hiểu cái tâm bọ nằm sau những câu chuyện bỡn cợt. Chán cho giới dăng lòị sĩ xứ Annam thích dùng dao búa thay bút!

  11. Chuyện này em thấy bình thường, lạ là các còm nô hay làm cho bác Lập bị bệnh tưởng.

  12. Bác Cua viết bài này, xứng danh là “ngang như cua”. Mỗi người hiểu một ý. NQL viết truyện này với một mục đích mà ông nhắm tới. Vấn đề ở đây là cách ông dùng để diễn đạt ý nghĩ, mục đích của mình. Văn phong của ông là như thế. Ai cảm nhận được thì thất hay, còn ai dị ứng với những âm thanh mà cửa miệng không tóat ra nhưng trong đầu luôn nghĩ tới thì cho rằng NQL bôi nhọ hình ảnh Bà Triệu. Có nhiều kẻ không bao giờ nói “lồn” hay “vú” nhưng lại trốn vào hố xí thủ dâm một mình. Vậy những kẻ đó có quyền cho phép mình lên tiếng dạy đời hay không?

  13. T.B nói rất đúng. Nói thêm: theo tôi thì không chỉ “những kẻ đó” mà nói chung không ai có quyền dạy đời cả (trừ các đỉnh cao trí tuệ).

  14. Em đọc bài này bên chiếu bọ, vừa thấy buồn cười vừa ấm ức. Buồn cười vì bài viết ấu trĩ hỉ mũi chưa sạch lại chưng bằng tiến sĩ rôm rả bảnh chọe; ấm ức vì các anh chị trong Ban biên tập Dân Trí không hiểu nghĩ sao lại đi đăng một bài vớ vẩn (định dùng “tiến sĩ” trị “văn nô” chăng? Hihi!).
    Hoan hô bác Cua một phát, không, bá phát bá chấy bọ chét luôn!

    • Lâu lắm mới thấy bác qua chơi, cũng hoan hô bác một phát 😀

    • Em vẫn thường xuyên vào đọc bác, có điều là “khứ như xuân mộng”, không dám lưu lại vết tích thôi, hehe!
      Có ba blog mà em vào thường xuyên, bắt đầu cho một buổi lướt net thường là mượn hứng Cua Đồng hoặc Trần Phan khởi động hộ; và sau cùng là blog Hà Linh, để… khu phong giải độc!
      Bác Cua cho em đính chính, là cái Hồn (âm H) Việt, chứ không phải Dân Trí. Mượn thơ cụ Huỳnh chí sĩ để thác lời bác Cua chút nhé:
      Tiến sĩ là cái giề?
      Ăn nói sao vô lễ!
      Cho mày làm văn nô
      Mày biết càng cua nhé!

  15. Tình hình chiến sự sao rồi bác. Em đang chờ nghị quyết tiếp theo của bác!

  16. Hôm nay ghé qua blog “Quà tặng xứ mưa” của nhà văn Ngô Minh, người đã góp công giới thiệu các truyện ngắn của nhà văn Phùng Quán trong “Ba phút sự thật”, chợt thấy có đăng bài viết của bác Thuận Nghĩa cũng viết về chuyện này, nhưng trước 2 ngày. (http://ngominhblog.wordpress.com/2010/12/15/2418/).
    Tình ngay lý gian, ai nói đạo văn hay đạo ý cũng đành chịu vậy.

  17. He he…Ngô Minh là nhà Thơ chứ đâu phải nhà Văn hả bác Cua
    Tư tưởng yêu văn nghệ gặp nhau, vậy là mừng chứ có gì mà nói ha ha ha..

  18. Chuyện đã qua đi được 3 năm rồi.. đọc vẫn cứ anh ách theo cách viết của anh. SÓC là fan của NQL nhưng rồi cũng không biết từ đâu lại giãn dần, có lẽ SÓC độ sau bận bịu quá làm mất cả thói quen. Giờ đọc anh, bảo “Tôi bắt đầu đọc blog Quê choa từ khá lâu và cũng là một phan hâm mộ của chiếu rượu này. Từ hồi khí hậu thay đổi, bọ Lập (nhà văn Nguyễn quang Lập) dán băng keo vào miệng còm sĩ thì tôi cảm thấy hơi buồn và ít vào đọc hơn trước…” thì SÓC biết thêm được điều nữa về một cái sự giãn, thế thôi!

  19. Ah! QC là Quê Choa. Mình ngu thiệt!

  20. SÓC sao mà làm thành viên nổi với chiếu ấy? Tủi thân ghê, tự ti ghê nơi (cái giá phải trả cho cái sự dốt!)

  21. Hình như Chú Cua cũng là Văn NÔ.Tại sao chú dám viết Thánh Gióng là “Tháng Gióng”. Tại sao?Hả? Hả?
    (Phát hiện của “thoái sỹ” Chốt-từng được xóm Guốc Dép xưng tụng là Vinasoy)

    😆

Gửi phản hồi cho cuadong2010 Hủy trả lời